Nhìn cu đó có biết phân tích là gì đâu cụ bọn báo mạng giờ phải có kiến thức mới đọc được .
Nhìn vào cũng biết 1 nửa tiền đập vào giải phóng mặt bằng rồi .
Có bài phân tích của khá chi tiết về lạm phát .
Vì sao cùng tự chủ lương thực nhưng lạm phát của Việt Nam thấp hơn Thái Lan ?
Đến tháng 5/2022, Việt Nam có mức lạm phát 2.25% [1], trong khi đó Thái Lan đạt mức 7.1% [2], một mức tăng kinh hoàng cho một đất nước mà chỉ vài năm trước còn phải lo ngại giảm phát.
Cùng là nước tự chủ lương thực, dựa vào xuất khẩu, du lịch ... điều gì khiến hai nước khác nhau như vậy ?
Nguyên nhân là do sự khác nhau trong rổ hàng hóa tính CPI và đặc tính riêng của từng nước.
Việt Nam là nước nghèo. Do đó đa phần người dân đi xe máy. 1 chiếc xe máy tiêu thụ tầm 1.5 đến hơn 2 lít xăng cho 100 km [3]. Trong khi đó, người Thái đa phần đi xe hơi do ngành công nghiệp xe hơi của họ phát triển mạnh, và chính sách cho vay giá rẻ kéo dài nhiều năm tính từ thời kỳ của thủ tướng Thaksin. 1 chiếc xe hơi tiêu thụ xăng lên đến 8.9 lít / 100 km nếu đi đường phố [4]. Đơn giản dễ hiểu là gấp từ 4 - 5 lần 1 chiếc xe máy. Nếu là các loại xe hơi cũ thì nó càng cao hơn.
Thái không tự chủ được dầu thô. Họ đa phần phải nhập, dẫn đến giá xăng trong nước tăng cao như các nước khác. Kết quả là CPI của họ tăng rất cao, do cấu thành của vận tải đóng vai trò quan trọng như trong hình [5]
Một vấn đề nan giải nữa cho Thái là họ chỉ có khả năng sản xuất 8% lương phân bón dùng trong nông nghiệp [6]. Việc Nga giảm xuất khẩu khiến giá phân bón tăng làm ảnh hưởng rất nhiều đến giá thành sản xuất lương thực của người Thái.
Còn Việt Nam ?
Hàng năm Việt Nam cần khoảng 10.5 triệu tấn. Riêng các nhà máy trong nước đã có công suất được 7.5 triệu tấn. Tổng công suất toàn Việt Nam 29 triệu tấn. Ngoài Kali không sản xuất được do không có mỏ và phải nhập khẩu, đa phần các loại phân bón Việt Nam đã tự chủ phần nào [7]. Tuy thế nông dân Việt Nam vẫn phải đối diện với giá phân bón tăng cao, nhưng nhìn chung vẫn đỡ hơn Thái.
Một vấn đề khác của người Thái là hóa đơn tiền điện. 65% lượng điện tiêu thụ ở Thái đến từ các nhà máy LNG. 20% đến từ than. Chỉ 1 lượng nhỏ đến từ thủy điện hay năng lượng tái tạo [8]. Bạn biết đấy, giá khí đốt và cả than đang leo thang, khi mà EU đang tranh mua ở các khu vực khác để giảm phụ thuộc vào Nga. Kết quả là giá một đơn vị khí đốt ở Thái sẽ tăng từ 0.2338 baht lên 1.2991 baht ... 6 lần thôi à
[9]
Ngược lại Việt Nam có 30% sản lượng điện đến từ thủy điện, còn năng lượng mặt trời, gió đóng góp 15%, sau sự bùng nổ công suất năm vừa qua [10]. Với 45% đến từ các nguồn năng lượng chúng ta tự chủ hoàn toàn, nó sẽ giúp chúng ta đỡ đau ví hơn ... nhưng vẫn đau, chỉ là đỡ đau hơn thôi nhé.
Vấn đề cuối cùng là cơ cấu kinh tế của Thái.
Do Zero Covid, anh Tập cấm dân đi chơi, dẫn đến Thái thất thu mạnh về du lịch. Không FTA, Thái cũng không bùng nổ về đầu tư và xuất khẩu. Lượng kiều hối của Thái cũng thấp. Kết quả là nền kinh tế đang thiếu ngoại tệ.
Việc FED nâng lãi suất lên đến 0.75% càng làm cho nền kinh tế Thái gặp nhiều khó khăn. Lãi suất của Thái hiện đang rất thấp chỉ từ 0.5% - 1%. Kết quả là lãi suất trái phiếu cũng rất thấp. Với việc FED nâng lại suất cao như vậy dẫn đến việc trái phiếu Mỹ trả lãi cao hơn trái phiếu của Thái.
Là một nhà đầu tư thông minh bạn sẽ làm gì ?
Tất nhiên là bán baht ra để mua USD đem tiền mua trái phiếu của FED rồi.
Việc bán baht ra sẽ làm đồng baht suy yếu. Đồng bạc giảm giá sẽ tăng xuất khẩu hàng hóa và du lịch chăng ?
Đúng, nó sẽ tăng. Nhưng ...
Tăng có đủ bù cho chi ?
Hiện tại, uớc tính dòng tiền bị rút khỏi nước Thái là khoảng 18.9 tỷ USD tính từ đầu năm cho đến trước khi FED làm cú 0.75% [11]. Do dòng tiền rút ra mạnh khiến baht giảm từ 33.2 xuống còn 35.2 ... gần 10%.
Việc giảm giá cho thấy dòng ngoại hối từ các nguồn như xuất khẩu, kiều hối, đầu tư và du lịch không đủ bù cho dòng tiền rút đi.
10% mất giá đồng tiền nghĩa là hàng hóa nhập khẩu của người Thái phải mua mắc thêm 10%. Giá xăng dầu và nguyên liệu trên thế giới vốn đã cao, người tiêu dùng Thái phải trả thêm 10% để mua nữa.
Đau !
Giá hàng hóa nhập khẩu mắc càng khiến CPI của Thái tăng cao hơn. Nếu FED càng tăng lãi suất, dòng tiền rút ra càng mạnh, và thế là càng đau !
Trong cùng giai đoạn, VND tăng từ 22,700 lên 23,200, khoảng 2.2%.
Tất cả các lí do trên làm cho CPI của Thái tăng mạnh hơn Việt Nam. Điều khó khăn nhất cho Thái là họ đang ... cạn các giải pháp giảm CPI cho mình.
Muốn giảm CPI, ngân hàng trung ương Thái phải tăng lãi suất để người dân giảm tiêu dùng và dòng tiền giảm rút ra khỏi nền kinh tế.
Tăng bao nhiêu ? Ít nhất phải cao hơn CPI tối thiếu 2%, tức lãi suất của người Thái có thể phải lên đến 9%, từ mức 0.5% - 1% hiện giờ.
Nền kinh tế Thái trước Covid đã tồn tại với mức lại suất cực thấp 1% từ rất lâu, nhưng họ vẫn phát triển dặt dẹo. Tiền rẻ nhưng lại ít cơ hội trong nước, nên mấy doanh nghiệp Thái mới dư tiền qua đầu tư ở Việt Nam.
Covid diễn ra đã càng làm cho Thái thêm khó khăn khi ngành du lịch quan trọng của nước này đã bị hủy diệt nặng nề. Để trợ cấp cho nền kinh tế chính phủ Thái đã phải vay nợ vượt trần 60% GDP nhằm giãn nợ cho các hộ gia đình, khu vực đã phải vay nợ lên đến 90% GDP, trong bối cảnh mất thu nhập và việc làm nặng nề từ ngành du lịch bị tàn phá. Việc giãn nợ, thật chất là chính phủ Thái trả thay, trong bối cảnh lãi suất thấp trong nước. Nếu lãi suất tăng cao do phải chống lạm phát, đó sẽ là đòn đánh cực kì nặng nề vào người Thái và cả chính phủ Thái.
Nhưng nếu không tăng lãi suất, thì dòng tiền càng rút ra mạnh hơn khi FED cứ tiếp tục tăng lãi suất. Dòng tiền các rút ra, chi phí nhập khẩu càng cao do đồng tiền mất giá, dẫn đến lạm phát cũng ngày càng cao. Lạm phát ngày càng cao, dân càng biểu tình đòi chính phủ kiềm giữ giá cả. Kiềm giữ giá thật chứ là chính phủ trả thay 1 phần tiền cho dân [12], mà chính phủ cũng hết vẹo nó tiền rồi.
Tóm lại thế này :
- Tăng lãi suất, thì trợ cấp giãn nợ với lãi suất cao.
- Không tăng lãi suất, thì trợ cấp kiềm giữ giá ngày càng nhiều.
Lãi suất cao thì kinh tế trì trệ, do mọi người giảm vay để mở rộng kinh doanh. Lạm phát cao thì người dân giảm tiêu dùng, biểu tình, đòi tăng lương ... bất ổn chính trị, doanh nghiệp cũng chết.
Đặc biệt đặt trong bối cảnh là nền kinh tế Thái vừa trọng thương sau Covid, và chính phủ hết vẹo nó tiền.
Do đó chọn lừa nào cũng .. đụ má hết á :v
Người Thái còn 2 chọn lựa nữa:
1. Bán dữ trự ngoại hối để ổn định tỷ giá.
2. Tìm cách tăng nguồn thu ngoại tệ.
Giải pháp (1) sẽ giúp Thái trong ... ngắn hạn. Nếu các nước giống Thái càng bán USD ra thì càng làm ... lạm phát Mỹ tăng do cung tiền trong nền kinh tế Mỹ tăng, FED lại càng điên cuồng tăng lãi suất. Càng tăng lãi suất thì Thái càng phải bán ra để cân bằng. Dù Thái có dữ trữ ngoại tệ khổng lồ là 200 tỷ USD thì so với FED nó chỉ là ... muỗi. Bên nào hết đạn trước cũng không khó biết đâu. Tuy nhiên trong ngắn hạn, biện pháp này còn đỡ đau hơn tăng mạnh lãi suất !
Còn giải pháp (2) là trong chờ sự phục hồi của ngành du lịch hay ... bất ngờ tăng cực mạnh xuất khẩu. Tăng mạnh xuất khẩu thật ra không giải quyết được nhiều, do tăng xuất phải tăng ngành mà Thái không phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào cơ. Vì nếu tăng mạnh ngành phải nhập nhiều thì nhu cầu ngoại tệ cao để nhập khẩu nó trung hòa hết hiệu ứng tăng xuất khẩu ngay. Chưa kể nó còn tranh ngoại tệ với các mặt hàng nhu yếu phẩm khác, có thể lại đánh vào lạm phát. Còn du lịch ? Anh Tập có cho dân tung tăng đi du lịch đâu. Chưa kể lạm phát khắp nơi, mọi người cũng phải giảm đi chơi chớ :v
Muốn tăng ngoại tệ bền vững không phải chuyện nhanh chóng. Rõ ràng không cứu được Thái lúc này.
Bán dữ trự ngoại hối xem ra là giải pháp khả thi nhất để tranh thủ thời gian cho nền kinh tế phát triển, cho đến khi buộc phải tăng lãi suất để chống lại FED.
Câu chuyện của Thái không phải là câu chuyện của riêng họ, đó là câu chuyện có hàng loạt nước đang phát triển dặt dẹo vừa bước ra khỏi Covid. Thái, một nền kinh tế hạng trung với dữ trự ngoại hối cao, còn gặp nhiều khó khăn, thì đừng lạ là sắp tới bạn sẽ thấy nhiều Sri Lanka khác nữa.
Tình hình lạm phát sắp tới sẽ càng xấu đi khi FED lại tiếp tục tăng lãi suất và TQ có thể phục hồi sản xuất và sinh hoạt 100%. Giá xăng và nguyên liệu sẽ tăng cao hơn do TQ cũng chưa sẵn sàng mua hết phần dầu thô và nguyên liệu do Nga bán ra để phần dầu từ các nguồn khác cho EU đâu. Họ cùng cần thời gian nâng cao công suất ống dẫn và thay đổi nhà máy chứ.
Toàn tin xấu.
Còn tin tốt ? À, Thái sẽ không đầu tư mạnh vào ăn chơi như Sea Games sắp tới ở Cam đâu
Và Việt Nam đang ở vị thế ổn hơn rất nhiều so với các nước khác trong cơn bão lạm phát của thế giới.
Ổn hơn nhưng không có nghĩa là miễn nhiễm. Sẽ đau đó. Khó lường lắm. Nhưng chắc chắn là Việt Nam lại nhân cơ hội này chạy nhanh hơn các nước khác một tẹo rất đáng kể
Suy cho cùng, so với 2008, chúng ta đã ở vị thế khác. Không bất tử 100% nhưng sức kháng cự đã tăng cao đáng kể rồi
[1]
https://thitruongtaichinhtiente.vn/cpi-thang-5-tang-0-38-40849.html
[2]
https://www.reuters.com/markets/asia/thai-may-headline-cpi-jumps-71-yy-beats-forecast-2022-06-06/
[3]
https://hanoimoi.com.vn/ban-in/Oto-xemay/956914/cong-khai-muc-tieu-hao-nhien-lieu-cua-190-mau-xe-may-tai-viet-nam#:~:text=Với Honda Việt Nam, mức,,9 lít/100 km.
[4]
https://hondaotophattien.com.vn/vn/1-lit-xang-o-to-di-duoc-bao-nhieu-km.html
[5]
https://cafef.vn/rui-ro-lam-phat-lon-toi-dau-20220615104421343.chn
[6]
https://www.bangkokpost.com/thailand/general/2277907/talks-mull-fertiliser-resourcing
[7]
https://nhandan.vn/kinhte/tai-co-cau-nganh-phan-bon-nang-cao-chat-luong-san-pham-649544/
[8]
https://www.mordorintelligence.com/industry-reports/thailand-power-market
[9]
https://www.bangkokpost.com/thailand/general/2280754/power-bills-will-rise-in-may
[10]
https://www.evn.com.vn/d6/news/Tinh-hinh-hoat-dong-thang-5-va-muc-tieu-nhiem-vu-cong-tac-thang-62022-66-142-30626.aspx
[11]
https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/2319598/in-the-end-economic-theories-prevail
[12]
https://en.vietnamplus.vn/thailand-applies-new-measures-to-reduce-living-cost-burden-on-locals-amid-rising-fuel-prices/223936.vnp
#chaunamkynguyen