Cái này cụ sai nha!
Các nước này có tính XHCN không phải do nó định hướng XHCN đâu mà nó là kết quả của cuộc CM XHCN trên thế giới, là thành quả đấu tranh của người lao động với giới chủ buộc nhà nước cầm quyền phải thỏa hiệp đưa vào những tính chât mang tính XHCN đó vào.
Nửa nọ nửa kia cụ ợ.
Tất nhiên các chính sách phúc lợi xã hội được được hình thành thông qua đấu tranh, thậm chí đổ máu chứ không có giới chủ nào tự nguyện cắt thu nhập của mình ra cho công nhân cả.
Mặt khác cũng phải thấy rằng nền kinh tế TB là nền kinh tế hướng đến lợi nhuận, mà muốn có lợi nhuận thì anh phải bán được hàng, nhưng nếu muốn bán được hàng thì anh phải để người dân có thu nhập thì người ta mới có tiền mua hàng của anh.
Trước đây vào thời CNTB sơ khai thì thị trường còn rất lớn nên giới chủ cứ thoải mái bóc lột công nhân, không cần công nhân có thu nhập vì họ có thể bán hàng ở các thị trường khác.
Nhưng càng ngày thị trường càng hẹp lại, đồng thời công nhân đấu tranh, đến một lúc giới chủ nhận ra rằng trả lương cao hơn cho công nhân để công nhân dùng chính tiền lương đó mua hàng của mình là một công đôi ba việc.
Thế nên mới có sự ra đời của cái gọi là "Nhà nước phúc lợi chung".
Marx đã dự đoán đúng ít ra là đến giai đoạn XHCN, tuy nhiên ông lại cực đoan khi cho rằng các xã hội chỉ có thể tiến lên XHCN bằng con đường bạo lực vô sản. Thực tế Bắc Âu, Đức... đã chứng minh rằng hoàn toàn có thể làm điều đó bằng phương thức tiến hóa hòa bình.
Đức có thuật ngữ rất hay để nói về bản chất nền kinh tế của họ: Nền kinh tế thị trường-xã hội (Soziale Marktwirtschaft), ai muốn hiểu thế nào thì hiểu.