Dạ
Luật cần thiết phải phù hợp trong cả lý thuyết/tính khoa học và thực tiễn cuộc sống là điều không phải bàn cãi.
Từ lý thuyết/tính khoa học đến thực tiễn cuộc sông có những vấn đề vẫn còn khoảng cách nên sự phù hợp của luật càng được đánh giá cao hơn khi nó phát huy được hiệu quả.
Mặt khác, luật ngoài tác dụng trừng phạt ra còn có tác dụng răn đe. Hai tác dụng này chắc đều có mức độ cần thiết và quan trọng như nhau, mặc dù một thứ nó là hữu hình, đo đếm được (sự trừng phạt) và một thứ nó là vô hình không đo đếm được (sự răn đe)
Lý thuyết/tính khoa học, có thể là điều bất biến theo thời gian. Còn thực tiễn cuộc sống thì có thể biến động/biến đổi hàng ngày.
Với thực tiện nước ta hiện nay, luật đặt mức 0 nó đang thỏa mãn trong thực tiễn cuộc sống cả về cách thức thực thi lẫn tính răn đe của pháp luật. Ví dụ vì thực tiễn chúng ta hiện giờ nếu để giới hạn khác 0 thì sẽ gặp khó khăn hơn (khó khăn hơn nhé, chứ không phải khác với) khi thực thi với mức 0. Cũng như thế, mức trên 0 sẽ không đủ răn đe bằng mức 0 (ví dụ, giờ mức 0 dân bẩu uống là chết dù uống nhiều hay uống ít; còn nếu mức trên 0 thì vẫn có tư tưởng uống tý không sao đâu). Những ví dụ thực tiễn trên chỉ là một vài tình huống thực tế nhỏ thôi, còn nếu phân tích thì còn nhiều tình huống nữa để thấy để ở mức 0 thì việc thực thi nó thuận tiện hơn thế nào, và tất nhiên cũng không phải mức 0 nó không có những cái bất tiện.
Về lý thuyết/tính khoa học: Giới hạn ở mức 0 có thể không đúng về khoa học, không thỏa mãn được tất cả mọi người, nhưng nó không có khoảng cách quá khác lạ với lý thuyết/khoa học. Nó không phải là mức chiếm đa số trên thế giới nhưng nó cũng không phải là mức lạc lõng chả ai dùng.
Vậy nên, ở thời điểm này, trong thực tiễn cuộc sống này xét một cách toàn diện thì mức 0 là đáp ứng được nhiều mục tiêu nhất.
Khi mà cuộc sống thay đổi, những quy định vẫn có thể thay đổi để phù hợp hơn mà.
Lấy ví dụ nhé, việc buôn bán; nhổ bã kẹo cao su ra đường, về lý thuyết/tính khoa học của nó thì chắc giống nhau trên toàn thế giới. Nhưng ở Singapore thì cũng đã có một thời vi phạm là bị đánh đòn. Một thời bán kẹo cao su là đi tù đấy... Luật ấy nó cách quá xa so với lý thuyết/tính khoa học nhưng phù hợp với thực tiện cuộc sống của họ lúc đó nên họ vẫn dùng. Và có nhẽ không ít người còn "ngưỡng mộ" vì sự nghiêm khắc đó.
Khoa học phù hợp với thực tiễn. Nếu khoa học mà không xét thực tiễn thì máy móc và không hiệu quả. Cái 0 kia ngừoi ta cũng xem xét tính khoa học và thực tiễn, ai cho là cực đoan thì cứ kệ mẹ nhà nó thôi! Hiệu quả là đựơc.
Ngắn gọn là thế này, theo tôi hiểu, đã uống đồ uống có cồn thì không điều khiển phương tiện giao thông trong vòng 24h.
Để xây dựng 1 xã hội văn minh, theo tôi, điều này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Em ko quan tâm tới lũ 0.0001 nhà cụ. Luật đã có chỗ cho 0.0001 tự nhiên giải quyết.
Em quan tâm tới hiệu quả tổng thể của luật mới, và kết quả từ thực tế là nó tốt, nó hoạt động, nó hiệu quả.
Vậy thì cứ thế mà làm. Việc gì phải vì ai mà đi thay đổi nó.
Hiệu quả nó không đến từ độ 0 tuyệt đối đó! Nó đến từ việc kiểm tra nghiêm minh, kiểm tra thường xuyên và không bỏ lọt đối tượng. Nếu như phạt theo tỷ lệ qui định trước đây với mức phạt tăng cao với qui mô và hình thức như hiện tại thì tai nạn nó cũng chắc chắn giảm chứ đâu cần mức 0 độ!
Em nghĩ NĐ phù hợp với các Bộ Luật & Hiến pháp là dc rồi. Đánh giá thì sẽ có đánh giá sau 1 thời gian áp dụng, phỏng Cụ ?