điền rõ là chuẩn Harvard chứ đâu có nhờ cụ dịch sang tiếng Việt mà cụ lại viết cái mục 2 thế kia. Em xin lỗi nhưng việc hiểu sai giữa yêu cầu trích dẫn đúng chuẩn khoa học đ
Em vừa đọc link cụ đưa, link là về sử dụng nano vàng, ko chứng minh được chuyện nó được sử dụng cho người để chữa bệnh ung thư.
Ở cuối bài viết người viết còn đặc biệt nhấn mạnh về việc chưa ứng dụng cho người.
Hơn nữa bài viết này không đề cập tới việc sử dụng nano vàng theo đường uống.
Nói trên tinh thần khoa học thì cụ cần đưa trích dẫn cho còm của mình. VD ở đây là còm #26 của cụ. Một còm viết khơi khơi không có nguồn thì người đọc xếp vào sọt rác ạ.
Tụi em không ép cụ lên đây còm, nhưng vì cụ đã còm và lại nói chuyện tinh thần khoa học nên em mới nói trên tinh thần khoa học. Một nhà khoa học mà thả 1 cái còm về phương thức chữa bệnh cho người mà không buồn quan tâm dẫn chứng chứng minh nó thì em tạm xếp được cụ thuộc dạng nhà khoa học nào rồi ạ.
Thưa cụ Mèo,
1, Cụ cứ nhắc đi nhắc lại việc trích dẫn theo chuẩn Havard (kiểu kiểu tác giả-ngày tháng), và cho rằng nếu không trích dẫn theo ý cụ là khoa học rởm (
). Ai chả biết rằng bộ nọ của xứ Vệ, và theo đó là các ban, ngành, bắt buộc các học viên sau đại học có viết gì thì cũng phải để danh sách tài liệu tham khảo ở cuối với các mục theo cú pháp
(các) tên tác giả; năm; tên tạp chí(/sách);
tập; số; (/thay cho tập, số là tên nhà xuất bản);
trang, còn trong bài để theo kiểu (
Nguyễn văn A 2018), v.v... Nhưng với cá nhân em, em ưa kiểu trích dẫn theo chuẩn khác, ví dụ theo cú pháp
số thứ tự; (các)
tên tác giả;
tên bài;
tên tạp chí;
tập;
số;
trang; (
năm) hoặc (
năm)
trang, còn trong bài thì chỉ
trích dẫn theo số thứ tự. (Nếu ai đó có cần, hoàn toàn có thể chuyển đổi tự động giữa các chuẩn, thậm chí ngay trên MS Word.) Kiểu ấy là theo chuẩn nào hả cụ? Có bị cấm không? hay là dùng nó là không biết làm khoa học? (Mà theo cái kiểu bắt buộc ấy, em đồ rằng cụ là người của bộ Dục ?
) . Bắt dùng chỉ một kiểu chuẩn trích dẫn, nếu không thì là khoa học rởm, liệu có ấu trĩ quá không, thưa cụ?
2. Trong trao đổi, có thể đề xuất ý kiến hay giả định của mình mà chưa cần phải trích dẫn ngay. Khi có tranh luận kỹ hơn thì mới dùng trích dẫn. Ở đây không phải là một công trình khoa học mà cụ bắt nhất nhất phải trích dẫn, đây là chuyện phiếm trên mạng, cụ ạ.
Cho nên, ví dụ, nếu ai thấy không đáng vứt sọt rác mà muốn bàn luận/tranh luận sâu hơn các ý ở post #26 của em, thì trong bàn luận, các trích dẫn củng cố ý kiến sẽ được tìm và lôi ra. Chả lẽ xưa nay mọi người không làm như vậy?
3. Nếu là người quan tâm, người ta sẽ tìm thêm các tài liệu có liên quan, chứ không chỉ bám dính vào một vài nguồn tham khảo đã được chỉ ra. Em hy vọng nếu cụ quan tâm, cụ sẽ tìm thêm được nhiều tài liệu khác, nghiên cứu theo hướng triển vọng có, mà chống hay phản biện trầm trọng cũng có. Tốt nhất, đầu tiên nên đọc các tổng quan để biết hiện trạng đến đâu
Nếu tài nguyên cho phép, em xin gửi một bài tổng quan mới lấy về, bản thân em cũng chưa có thời gian đọc, cụ đọc rồi tóm tắt hộ thì em cám ơn
(Em chưa biết cách đính kèm file pdf
, bài ấy đây : Guo et. al., Gold nanoparticles enlighten the future of cancer theranostics,
International Journal of Nanomedicine 2017:12 6131–6152. Lại không theo chuẩn Havard như cụ nói rồi
)