[CCCĐ] Nam Mỹ - Ký ức còn lại !!!

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-120.jpg


Và chúng tôi được yêu cầu mở những chiếc ly họ vừa tặng ra để họ rót rượu mời chúng tôi uống.
Ngay bên cạnh là hai thùng rượu khổng lồ được trưng bày với quy chuẩn y hệt như những thùng dưới hầm. Lúc này chúng tôi có thể đi quanh lần sờ thoải mái.

Jo-119.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-122.jpg


Có cặp đôi này thích quá vác chai rượu và ly rượu đi vòng quanh trong hầm để chụp ảnh.
Tôi cũng loay hoay nhờ một bạn bên cạnh chụp cho bức ảnh làm kỷ niệm đã từng đặt chân tới nơi này và đã từng được đào tạo để trở thành một người uống rượu vang đích thực.

Joiphone-5.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-123.jpg


Quay trở lại ga Las Mercedes sau khi đã táng cả một đống các loại vang vào người, lúc này tôi thực sự thấy đói và quyết định làm một suất KFC chống đói trước khi quay trở về nhà để chuẩn bị cho bữa tối nay.

Jo-124.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-125.jpg


Dù vô cùng mệt mỏi nhưng thực ra độ hào hứng được hiểu biết về một hãng rượu yêu thích cao hơn nên tôi đã làm một bữa sườn xào chua ngọt ngon nhức nách ăn kèm rượu vang để chiều lão MD và anh 2s. Tổng chi phí cho bữa ăn nhậu buổi tối là 460k vnđ.
Ngày hôm nay của chúng tôi đến đây là kết thúc chuẩn bị cho hành trình ngày mai bay về Sao Paulo của Brazil để tham dự Carnaval Rio 2017.
Nhưng các cụ mợ đừng bỏ cuộc, ngay sau đây lão MD sẽ viết tiếp hành trình lão đi thăm thành phố xinh đẹp Valparaiso , một kỳ quan của thế giới. Hãy đón đọc các cụ mợ nhé. Lão MD viết xong thì em sẽ lại tiếp bút ngay thôi. Không để các cụ thất vọng bao giờ.
 

hungpb

Xe buýt
Biển số
OF-207428
Ngày cấp bằng
24/8/13
Số km
848
Động cơ
325,084 Mã lực
Nơi ở
Xứ sở thiên đường
Jo-56.jpg


Từ nhỏ đến lớn: 200 - 400 - 1000 usd.

Don Melchor

Rượu vang cổ điển đầu tiên của Don Melchor đánh dấu một tiền lệ trong lịch sử sản xuất rượu vang, vì đây là loại rượu vang biểu tượng đầu tiên của Chile. Tên của nó là một sự tôn vinh đối với người sáng lập và gợi lên truyền thống xuất sắc đã truyền cảm hứng cho ông thành lập vườn nho. Nó đến từ vườn nho đặc biệt của Puente Alto, được chọn làm giống nho ngon nhất cho Cabernet Sauvignon.

Jo-57.jpg


Những chai rượu trị giá 1.000 usd.
1000usd thì mua về em chắc không dám uống, ngửi thôi cụ chã ạ :-s
 

Susu77

Xe tăng
Biển số
OF-707798
Ngày cấp bằng
16/11/19
Số km
1,077
Động cơ
108,840 Mã lực
Nơi ở
Trong nhà
Jo-125.jpg


Dù vô cùng mệt mỏi nhưng thực ra độ hào hứng được hiểu biết về một hãng rượu yêu thích cao hơn nên tôi đã làm một bữa sườn xào chua ngọt ngon nhức nách để phục vụ cho lão MD và anh 2s. Ngày hôm nay của chúng tôi đến đây là kết thúc chuẩn bị cho hành trình ngày mai bay về Sao Paulo của Brazil để tham dự Carnaval Rio 2017.
Nhưng các cụ mợ đừng bỏ cuộc, ngay sau đây lão MD sẽ viết tiếp hành trình lão đi thăm thành phố xinh đẹp Valparaiso , một kỳ quan của thế giới. Hãy đón đọc các cụ mợ nhé. Lão MD viết xong thì em sẽ lại tiếp bút ngay thôi. Không để các cụ thất vọng bao giờ.
Cụ ngoan quá, đi lại vất vả nhưng vẫn chịu khó nấu ăn ngon bồi bổ sức khoẻ cho 2 ông anh.
Giờ em lại hồi hộp chờ cụ MD hạ bút. Nói nhỏ riêng cụ biết: “bữa trước cụ MD bận quá xin nghỉ 2 ngày, em đã duyệt 3 rồi. Hoá ra cụ ấy viết nhầm “tuần” thành “ngày”🤭
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
628
Động cơ
348,152 Mã lực
Ngày 12: Tiwanaku

tiwanaku-ip-1.jpg


Sáng hôm sau, ngay trước khi lên đường thì em ra chỗ sảnh hostel ngồi chờ mấy anh em. Bỗng vớ dược điã này để ngay chỗ bàn phòng khách. Nhưng sau khi biết tên lá thì bỏ xuống đi thẳng mặt tái dại. Về sau mới biết mình ếch thật. Cụ nào đoán được lá gì không?
Lá coca, dân thổ địa hay nhai lúc đi bộ đường dài cho đỡ mệt.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,688
Động cơ
3,565,614 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Lâu lắm mới thấy bác ghé chơi. Hẹn hò nhậu nhẹt mãi mà chưa có dịp ngồi với bác đây. Nhớ hôm gặp chớp nhoáng ở Lai Châu tí rồi mãi chưa gặp lại.
Em vẫn theo dõi các thớt trong CCCĐ thường xuyên đấy.
Tuy nhiên các lão viết hay, lạ và chi tiết quá, nên không có chỗ để xen vào comment. :D
Vụ trên Tp Lai Châu đó mình gặp hơi muộn. Nếu tối hôm trước biết đoàn các lão trong Tà Tổng, Mường Tè ra thành phố thì có trận giao lưu hoành tráng luôn. Hôm đó anh em dẫn một đoàn ở Hà Nội lên khám phá Lai Châu.:-bd Chiều hôm đoàn các lão vào Tà Tổng, đoàn em qua cối nhà lão Phùng Phương chơi, thấy bảo đoàn tiền trạm SABC vừa ăn trưa xong, mới lên đường.:((
Thăm vườn địa lan ở Sin Suối Hồ.

1644809484798.png
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Vâng! nhận chỉ thị từ lãnh đạo michaeljo là em phải tiếp bút, chứ không nó dùng quyền át min, át mốt nó kick out mình thì mất chỗ chơi phải không các cụ?

Sáng hôm đó em lên đường đi Valparaiso.
Valparaiso là thành phố cảng cách Santiago de Chile khoảng hơn 100km về phía tây và là thành phố nằm bên bờ Thái Bình Dương. Để đi đến thành phố này phải ra bến xe khách liên tỉnh rồi bắt xe khách đi.
Thế nên đầu tiên em phải lên Metro để đi tới bến xe khách San Pablo đã. Theo tiếng Tây Ban Nha em học mót từ ông anh từ San là Thánh (Giống như từ Saint trong tiếng Anh và tiếng Pháp vậy) còn Pablo là tên ông thánh đó. Ông này có công trạng gì? có phải là thầy tu quốc doanh hay không thì em cũng không biết. Nhưng để được đặt tên một vùng đất ở đây chắc hẳn ông cũng phải có công trạng gì ghê gớm lắm.


IMG_6543.JPG
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hệ thống Metro của San Tiago de Chile phải nói là khá sạch sẽ, văn minh, mỗi tội vé đắt :)) Nói chung Chile là nước văn minh nhất Nam Mỹ. Đất nước này nhìn con người họ cũng Âu hóa hơn, nhiều em xinh đẹp tóc vàng hơn và đương nhiên chi phí sinh hoạt cũng đắt hơn. Không kém gì châu Âu cả.

IMG_6539.JPG



IMG_6541.JPG



IMG_6542.JPG



IMG_6544.JPG
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đến bến xe khách liên tỉnh San Pablo, em cũng dễ dàng mua được cái vé xe đò của nhà xe Turbus như thế này. Mặc dù cô bán vé xinh đẹp không biết tiếng Việt, em thì không biết tiếng Tây. Nhưng dễ lắm, chỉ cần đến quầy bán vé đọc cái tên Valparaiso là cô em bán vé hiểu. Ấy thế nhưng lúc cô em đọc giá tiền thì em lắc đầu không hiểu. Cô gái phải lấy cái bút, tờ giấy ra ghi số tiền vào và đưa cho em. Ánh mắt của em nhìn xuống theo bàn tay nuột nà của cô gái. Nhưng OMG! dưới cái cổ trắng ngần kia lấp ló đôi gò bồng đảo căng tròn như muốn giựt tung hàng khuy áo đồng phục của hãng Turbus ra. Em đang suy nghĩ xem nó mầu gì: "đen, xanh, hay đỏ..." thì cô gái nói "Hey!" và đẩy tờ giấy ghi số tiền ra trước mặt em. Làm em đứng hình mất mấy giây rồi miệng mới nói "Oh! Yep!" và móc tiền ra trả. Trong khi dãi rớt vẫn chảy ròng ròng. Cô gái bán vé chắc nghĩ em bị liệt dây TK 7 nên dãi rớt mới tùm lum như thế. Và ra điều thương cảm em lắm.


IMG_6548.JPG


Nhận được vé em đi ra xe, đây là xe đò Turbus. Khá hiện đại và sạch sẽ, so với chiếc xe đò bọn em đi từ hồ Tititaka tới La Paz thì đúng là một trời một vực.

DSC_4137.JPG



DSC_4139.JPG
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nếu Santiago de Chile giống như Hà Nội, thì Valparaiso giống như Hải Phòng vậy. Nó là thành phố cảng lớn nhất Chile và là cửa ngõ cho hàng hóa của Chile trong đó có rượu vang mà chúng ta hay uống xuất đi khắp thế giới.

Thế nên con đường cao tốc chạy giữa Santiago - Valparaiso khá hiện đại, cũng chẳng thua đường cao tốc 5b nối giữa Hanoi - Haiphong của mình là mấy

DSC_4150.JPG



DSC_4151.JPG



DSC_4152.JPG



DSC_4153.JPG
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trong lúc ngồi trên xe, em lại chia sẻ với các cụ một tý về việc tại sao em không chọn nơi đi uống rượu ngon như michaeljo hay đi chơi golf có các em caddy xinh đẹp mông cong phục vụ như anh Hai sờ Nguyễn mà lại chọn cái thành phố cảng bụi bặm này để thăm thú.
Ấy chắc do em cũng đã già rồi nên chẳng thích rượu ngon gái đẹp nữa em chọn Valparaiso vì vấn đề lịch sử của nó.
Ngày xưa trước thời thực dân thì Valparaiso chỉ là một làng chài nhỏ. Nhưng người Tây Ban Nha đã phát hiện ra vị trí quan trọng chiến lược của nó. Nếu các cụ để ý trên bản đồ, trước khi có kênh đào Panama muốn đi từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương phải đi vòng xuống dưới Mũi Sừng, qua eo biển Magellan rồi vòng lên. Do Mũi sừng nằm rất sâu ở phía nam (sâu hơn Mũi Hảo vọng nhiều) nên quanh vùng đó đi chệch một chút là va phải băng, và các cảng gần đó cũng rất khó ra vào để tiếp liệu. Đi vòng lên một chút đúng chỗ Valparaiso này nó có mũi nhô ra, có thể tránh bão tố từ đại dương mênh mông. Đây là vị trí quá đắc địa cho con đường giữa hai đại dương, và người TBN phát triển nó.
Nói về phát kiến địa lý thì người TBN phát kiến sớm nhất, sau đó mới tới Anh, Pháp. Và đương nhiên họ có tầm nhìn khá xa, biết đặt chỗ nào phát triển phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa. Ở VN mình cũng thế, trước khi người Pháp vào thì triều đại nhà Nguyễn ở phía bắc ngoài Hanoi họ phát triển Nam Định, nhưng khi người Pháp vào họ bỏ không phát triển Nam Định nữa mà đầu tư phát triển Hải Phòng vì Hải Phòng có vị trí đắc địa phục vụ hằng hải hơn.

Up cái bản đồ cho các cụ dễ hình dung


Chỗ hình trái tim là Valparaiso

Screenshot 2022-02-14 192444.png



Vịnh Valparaiso


Screenshot 2022-02-14 193015.png
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chính vì vị thế đắc địa của Valparaiso thế nên trong suốt thời kỳ thuộc địa cho đến tận đầu thế kỷ 20 khi người Mỹ đào kênh Panama thì Valparaiso luôn nằm trong top các thành phố giầu có nhất bờ tây Thái Bình Dương, luôn ngẩng cao đầu sánh vai cùng Lima, Panama.... và chính vì vị trí đắc địa của nó mà nó luôn là nơi diễn ra các cuộc chiến nhằm kiểm soát con đường đi từ Đại tây dương sang Thái bình dương này. Cùng với bọn cướp biển thường xuyên đánh phá nơi đây.
Ở post sau em lại lải nhải kể hầu các cụ về bọn cướp biển trước.

DSC_4140.JPG



DSC_4141.JPG



DSC_4142.JPG



DSC_4143.JPG
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
CƯỚP BIỂN – HUYỀN THOẠI VÀ SỰ THẬT


Tôi chắc trong số các bạn cũng đã từng xem bộ phim “ Cướp biển vùng Caribbean” và không ít trong số chúng ta cũng đem lòng yêu mến anh chàng cướp biển Tài hoa, vui tính Jack Sparrow hay vẻ điển trai hào hoa của Will Turner và đương nhiên cả cô gái cướp biển xinh đẹp Elizabeth nữa

Không riêng gì Hollywood tô mầu cho những tên cướp biển mà cả mấy ông nhà văn từ cổ chí kim đều tô vẽ cho chúng ta thấy mầu sắc lãng mạn của hai từ “Cướp biển”. Có mấy ai đi qua tuổi thơ mà không mang trong phần còn lại của cuộc đời mình hình ảnh đã được mô tả say sưa trong các áng văn kiệt tác của Byron Stevenson về những con tầu cướp biển trên đại dương lộng gió. Những con tầu có nhwungx cái tên thật dữ tợn như là “Trừng Phạt” hay “Nổi giận”… Những lá cờ đen trên đỉnh cột buồm vẽ cái đầu lâu với hai ống xương vắt chéo. Về bọn cướp biển mồm ngậm dao găm leo thang dây nhanh thoăn thoắt. Những viên thuyền trưởng một mắt bắn súng ngắn bằng hai tay điệu nghệ. Những chiếc rương chứa đầy vàng bạc được chôn trong một đảo hoang bốn bề sóng vỗ. Về những bài hát tục tĩu của đám hải tặc vui tính suốt ngày say mềm với thùng rượu Rhum. Và cả những thiên tình sử vô cùng diễm lệ của chàng cướp biển yêu tự do với một cô gái thổ dân xinh đẹp dưới bóng cây cọ ở một hòn đảo nhiệt đới. Cùng các trận đánh vô cùng ác liệt trên biển mà phần thắng luôn thuộc về những tên cướp biển dũng cảm…..

Ở đây có sự pha trộn độc đáo giữa những hiện thực lịch sử và thiên kiến văn học được nuôi dưỡng bằng những huyền thoại. Cái truyền thống lãng mạn hóa cướp biển nó đã gây không ít hiểu nhầm về bản chất thực của “Tội ác chống lại loài người” đúng như nhận định của luật quốc tế về cướp biển. Hình ảnh những anh chàng cướp biển vui nhộn trung thành, hiên ngang đã che đi mất hiện thực là một tên hải tặc tàn bạo ăn thịt người không biết tanh vậy thì đâu là sự thật và cướp biển hoạt động thế nào.

Khi thực dân Tây Ban Nha chiếm trọn 2 đế chế Aztect và Inca chở hàng đống hàng từ vùng trung và Nam Mỹ về nước. Bà Chúa biển sau này là nước Anh akay lắm muốn kiếm lại nhưng lại là kẻ đến sau. Không chịu ngồi im thì làm gì? Đi cướp lại à? Gây chiến tranh với Tây Ban Nha ngay mà chiến tranh thì vô cùng tổn phí mà chưa biết mèo nào cắn mỉu nào. Thế rồi Hoàng đế Anh cũng “tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” chỉ giận làm sao mà không xẻ đống vàng đó ra được. Nghĩ mãi rồi cho đến một hôm ngài chợt phát hiện ra. Chắc ngài cũng cởi trần truồng hô Eureka mà chạy ra phố như nhà bác học Archimedes khi tìm ra lực đẩy của nước vậy. Đơn giản chỉ dùng con bài cướp biển, những chiếc tầu không treo cờ nước Anh, chỉ treo chiếc đầu lâu xương chéo thì ai biết được mà kiện. Vậy là bọn cướp biển Corsair ra đời.

Khổ nỗi cái máu vàng nó không chỉ dành đặc quyền cho vua chúa. Những người dân nghèo hay những kẻ tham ăn lười làm cũng có cái máu đấy. Chính Christopher Columbus khi nhìn thấy vàng của người thổ dân cũng đã từng viết rằng “ Vàng! Vật kỳ diệu thay thậm chí có thể mở cửa Thiên đường cho những linh hồn tội lỗi” Mà đúng thật vào những thế kỷ 14, 15 Vatican còn rửa tội lấy tiền. Nó cũng như chúng ta bây giờ đi cầu Phật cho phạm pháp vậy. Chính vì thế nên những kẻ nghèo hèn -thường là những thủy thủ. Không chịu nổi sự khắc nghiệt trên con tầu nào đó mà sau một đêm bạo loạn. Quẳng thuền trưởng xuống biển mà kéo lên lá cờ đen với hình đầu lâu xương chéo. Bọn này được gọi là bọn Filibuster tức là tấn công bất kể con tầu nào. Khác với bọn Corsair ở trên chỉ tấn công những con tầu trong quốc gia thù địch.

Bọn cướp biển có thể tàn bạo, dã man với nạn nhân của chúng. Nhưng chúng đối xử với nhau khá là tử tế. Mỗi con tầu thường có luật riêng. Nhưng thường là bình đẳng, bác ái với nhau và so với đời sống con người trên đất liền hay chính những con tầu của Hải quân một nước lúc đó thì ưu việt hơn nhiều lắm.
Bọn Corsair tài sản sau khi cướp được thường để lại cho Đức Vua bảo trợ 10% còn lại chúng chia theo tỷ lệ. Thường là 3 cấp: Thuyền trưởng và thuyền phó: 1.5, Quản lý, pháo thủ 1.25 và cuối cùng là các thủy thủ được: 1. Còn bọn Filibuster thì có bao nhiêu chia hết bằng đấy.

Thế thì các bạn hỏi bọn Corsair nó được cái gì mà nó phải chia cho Đức Vua bảo trợ 10%. Xin thưa rằng chẳng ai làm được cướp biển mãi. Bọn này khi về già muốn có mảnh đất dung than thì phải nộp phế. Hơn thế nữa nếu tỏ ra hào phóng với Đức Vua thì còn được phong Sr rồi thậm chí cả quý tộc như Nam tước, Bá tước này nọ. Bài học từ Sr Drake hay Sr Morgan vẫn còn đó.

Vào thế kỷ 16, 17 hầu như toàn bộ giới cướp biển tụ tập nhau ở vùng Caribbean. Đơn giản vì đây là con đường vàng từ châu Mỹ về lục địa già. Các Galleon chở đầy vàng từ châu Mỹ về luôn là miếng mồi ngon hấp dẫn bọn cướp biển. Chúng tập trung về các đảo như Tortuga, St Mary hay cảng Hoàng gia (Royal Port) ở Jamaica để sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế lương thực và tiêu những đồng tiền dơ bẩn mà chúng kiếm được.

Chúng kiếm tiền như thế nào?

Lúc rạng đông sắp đến, thuyền hải tặc kéo hết buồm đứng im ngược gió trên biển. Một tên cướp biển trèo lên Tổ quạ ( đài quan sát trên cột buồm) quan sát, phát hiện tàu lạ. Khi thấy con mồi, chúng căng hết buồm chạy trước cùng hướng nhưng ngầm vứt neo nổi để giảm tốc độ của mình lại. Chiếc thuyền đi sau tưởng chúng là chiếc tàu buôn chở hàng nặng lên đi chậm đang cố căng buồm để chạy. Nên thảnh nhiên đi lại gần. Khi nhận ra là tầu cướp thì đã muộn rồi. Mạn áp mạn tàu và lũ cướp biển tràn sang và bắt đầu tàn sát.

Số tàu buôn bi cướp rất là nhiều và nghiêm trọng đến nỗi Hiệp hội thuyền trưởng các tàu buôn quốc tế đã phải phát hành cuốn sách “Làm gì để chống cướp biển”. Nhưng bọn cướp biển vốn ít đọc sách nên chúng vẫn tiếp tục tấn công. Thực ra ngôn ngữ đối thoại với bọn cướp biển đâu phải là chữ nghĩa mà phải lấy bạo lực trả bạo lực mới dẹp được.
Nhưng nếu bạn nghĩ cướp biển chỉ tấn công các con tàu thì hoàn toàn sai lầm. Bọn chúng còn táo tợn tấn công cả các thành phố làng mạc ven biển. Điển hình là Henry Morgan 36 tuổi dám tấn công một thành phố giầu thứ 2 ở châu Mỹ thời bấy giờ là Panama ( đứng sau Lima) thì các bạn thấy gan chúng to như thế nào? Dẫn tới các thành phố ven biển đều phải có pháo đài để phòng thủ kẻ thù thì ít mà cướp biển thì nhiều.

Sau những cuộc chiến đấu không chỉ có kẻ bị cướp thiệt hại, mà bọn cướp biển cũng mất người. Thế là chúng lại la cà vào các quán rượu. Tìm những người nông dân mất đất, những người không còn đường lùi. Mời đi uống cho say, say xong chúng dí vào tay tờ luật cướp biển. Ký vào là hôm sau lên tầu rũ bỏ bộ quần áo nông dân rồi mặc vào bộ quần áo cướp biển.


Tranh vẽ cảnh cướp biển tấn công vào Thị trấn ven biển của Thomas Kinkade


32465380484_8678205e79_b.jpg


-----------------------------------------------------
PS: Bài này em viết bên phuot.vn nên văn phong hơi khác bên này một chút
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Những tên cướp biển nổi tiếng nhất (Rất nhiều tên, nhưng sợ kể lể quá dài các bạn ngán nên tôi chỉ kể một vài tên)



1. Sir Francis Drake



Tôi phải gọi đúng tên hắn là với chữ Sir ở đầu, sợ thiếu lại trở thành khiếm nhã. Cuộc đời của Drake là cuộc đời đáng mơ ước của những tên cướp biển. Nó cũng giống như Ngọc Trinh là biểu tượng sexy của chị em hay nhà khoa học nào cũng mơ ước đoạt giải Nobel vậy.

Sự nghiệp của Drake đã được viết thành hàng trăm cuốn sách. Drake có mặt trong tất cả các cuốn nói về sự thám hiểm biển cả. Tên tuổi của Drake còn có sáu dòng trong từ điển Petit Larousse xuất bản năm 1972. Đó là một niềm vinh dự mà không phải ai cũng mơ ước tới. Còn Hollwood ư? Gia đình Drake hoàn toàn có thể kiện về bản quyền cho hàng nghìn bộ phim dựng về hắn.

Vào thời kỳ Golden ages của nước Anh. Chính Nữ hoàng Anh Elizabeth đã phong cho Drake tước Hiệp sĩ và gọi hắn là “Bạn cướp biển thân mến của tôi”. Người Anh thì coi Drake như anh hùng dân tộc và tượng của Drake được dựng trên quê hương của hắn. Thử hỏi xem có vinh dự nào cho một tên cướp biển được như thế?

Drake là một Corsair nổi tiếng, hắn tấn công dữ dội những Galleon Tây Ban Nha chở vàng từ Nam Mỹ về châu Âu. Vét rỗng các kho tàng của thành phố thuộc địa các ven biển Nam Mỹ. Hành động “Vặt râu vua Tây Ban Nha” đấy làm cho Vua Carlos V đau đớn. Ngài treo giả cái đầu của Drake 100.000 Peso và hàm Nam tước. Điều đó lại làm cho Drake càng cay cú. Đã thế hắn cướp thêm cho máu. Drake cho tàu chạy vòng qua eo Magellan ra Thái Bình Dương. Cướp phá Valparaiso, Lima và dọn sạch các kho vàng của người Tây Ban Nha ở châu Mỹ. Vụ này Drake trúng đến nỗi tàu Con Hươu Vàng của hắn vốn chỉ có mức trớn nước là 9 feet nhưng tàu này ngậm đến 13 feet trước sức nặng của vàng ngọc. Thậm chí Drake còn ném hết những đồ bằng bạc xuống biển thay bằng thứ vàng ròng quý hơn.

Nhưng đến lúc quay về thì Drake không thể theo đường cũ được nữa. Một hạm đội tàu chiến Tây Ban Nha vũ trang đến tận răng đang đợi hắn ở phương Nam. Drake quyết định vượt Thái Bình Dương, qua Ấn Độ Dương, vòng qua Hảo Vọng giác trở về nước Anh. Hành trình mất 3 năm. Thế là Drake trở thành người thứ 2 sau Magellan đi vòng quanh thế giới.

Vinh quang tột đỉnh chờ đón Drake ở nước Anh. Nữ Hoàng Elizabeth bỏ qua mọi nghi thức mà bước chân lên tàu cướp biển. trao cho hắn thanh gươm vàng và cho quyền hắn thích nộp gì vào ngân khố thì nộp. Drake tỏ ra là một người biết điều. Hắn hào phóng trút vào két của nước Anh hàng đống vàng ngọc. Và đương nhiên Nữ hoàng Anh cũng khong để hắn thiệt. Hắn được phong Thủy sư Đô đốc chỉ đạo một hạm đội của nước Anh đi đánh nhau với “Hạm đội bất bại” của Tây Ban Nha. Năm 1585 hắn phong tỏa cảng Cadiz, chiếm một loạt tàu của quân địch. Chứng tỏ cho thế giới biết Hạm đội bất bại chỉ là một cái thùng rỗng kêu to. Và kết cục cái “Sức mạnh vĩ đại” của vua Tây Ban Nha cũng đã kết thúc trên biển.
Sự nghiệp danh vọng mở ra rực rỡ. Drake trở thành Thị trưởng Plymouth, nghị sĩ quốc hội. Nhưng vẫn yêu biển cả. Năm 1595 Drake sang Caribbean công cán. Nhưng hắn bị cơn sốt nhiêt đới quật ngã ở Panama. Cho tới đầu năm 1596, cơn ác mộng của Vua Tây Ban Nha lên đường đi gặp Thiên Chúa. Theo di chúc, xác của hắn bị ném xuống biển.


33152776462_2e51fea993_b.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
2. Wiliam Kidd


Tên này tầm hoạt động ở Ấn Độ Dương nhưng do có những truyền thuyết nên tôi cũng viết


32465380764_e553a306af_z.jpg


Kidd cũng là một Corsair tên này đã từ bỏ biển về New York cưới một cô vợ trẻ hơn hắn đến 16 tuổi. Sống một cuộc đời yên ả. Nhưng nếu đã yêu biển cả, yêu tiếng rì rào sóng vỗ, yêu bộ ngực trần của những cô gái thổ dân rung lắc bên đống lửa theo những vũ điệu cuồng say thì làm sao mà bỏ biển cả được. Chính vì thế nên bên cô vợ trẻ xinh đẹp giầu có (vợ hắn là một trong những người giầu nhất New York lúc bấy giờ) nhưng lòng Kidd không bao giờ nguôi nhớ về biển cả. Xem ra cứ bảo là nghèo mới đi cướp thì không còn đúng nữa phải không các bạn.

Lúc này Kidd chỉ muốn đi làm tàu truy đuổi (loại tàu diệt cướp biển và tàu các quốc gia thù địch. Được ăn chia theo tỷ lệ với chính phủ). Nên Kidd sang tận Anh nhờ Thượng nghị sĩ, Huân tước Bellomont (Sau này trở thành Thống đốc Massachusetts) đỡ đầu cho sự nghiệp truy đuổi của mình

Đen cho hắn, lúc làm chính nghĩa thì chẳng gặp tầu nào. Bọn thủy thủ đói khát không chịu được cứ đòi đi cướp. Kidd tặc lưỡi làm liều, vậy là hắn đã gia nhập đội ngũ cướp biển, nhưng vẫn tránh các tàu của nước Anh, chỉ cướp của quốc gia đối nghịch và trung lập.

Trong lần đi cướp, hắn cướp một con tàu treo cờ Pháp nhưng không biết trong đó có hàng của Quốc Vương Ấn Độ Moghul. Tức tối, Quốc Vương Ấn Độ đòi Vua Anh phải bắt Thuyền trưởng Kid.

Kid bị choáng váng thật sự,Từ xưa đến nay hắn vẫn đinh ninh mìnfh làm tất cả phụng sự nươớc Anh. Giá như vua Louis của Pháp kết tội hắn thì đã đành. Đây lại là Đức Vua Anh – người mà Kidd luôn tự hào khi nhận là thần dân trung thành của ngài. Những bậc tiền bối của Kidd như Drake, Morgan.. võ công cũng chỉ tương tự mà phúc lộc đầy nhà. Thế nhưng sao hắn lại đứng trước giá treo cổ? Trớ trêu thay

Với triết lý “Nén bạc đâm toạc tờ giấy” của người phương Đông. Kidd chia kho báu ra làm nhiều phần. Lén lút đem chôn trên các hoang đảo. Lấy nó làm bảo hiểm cho sinh mạng của mình. Xong xuôi hắn đường hoàng đến gặp nhà bảo trợ của mình là Huân tước Bellomont – lúc này đã là thống đốc Massachusetts.

Món quà ra mắt 40.000 bảng Anh có vẻ không vừa mồm Bellomont và cũng có thể Bellomont không tin là Kidd có vàng giấu thật. Bellomont bắt giam Kidd và giải hắn về London. Mặc kệ bản đồ của Kidd đưa ra. Bellomont đem về nhà vứt cho con làm máy bay giấy.

Trải qua hàng loạt các phiên tòa cuối cùng Kidd bị kết tội cướp biển. Khi được tòa cho nói lời cuối cùng. Kidd đứng lên dõng dạc xin đổi các kho báu mà hắn giấu được lấy sinh mạng mình. Chẳng nhẽ tiền lại mua được luật pháp sao? Thế là các quan tòa bác bỏ yêu cầu của Kidd. Và hắn phải lên giá treo cổ

Sau khi nhẩy “Vũ điệu dây gai”thì một điều khong ngờ xảy ra. Cơ thể của Kidd rơi cái bịch xuống đất. Theo luật khoan hồng thời đó. Nếu treo cổ bị rơi xuống đất có nghĩa là Chúa đã xá tội cho người này và sẽ được khoan hồng bỏ án tử. Nhưng số phận đã hết may mắn với Kidd, với cái lắc đầu của viên pháp quan hắn lại bị treo cổ lại. Sauk hi chết xác của Kidd bị kéo ngược sông Thames đến mũi Tibury. Bị ngâm trong ba đợt thủy triều. Sau đó bị đóng lồng sắt treo lủng lẳng. Theo đúng truyền thống của Hải quân Hoàng gia Anh xử những tên cướp biển và cảnh tỉnh cho những ai có ý định rũ bỏ áo sĩ quan đi làm cướp biển.


33308373805_d98e3885f0.jpg


Cái chết của Kidd là vấn đề tất yếu. Số phận những tên cướp biển nếu không nhẩy “Vũ điệu dây gai” thì cũng sẽ phơi xác ở một nơi nào đó như bao tên cướp biển khác. Nhưng cái huyền thoại của hắn lại nằm ở chỗ sau khi hắn chết

Bellomont về nhà ngồi buồn buồn lôi cái bản đồ mà Kidd đưa cho. Bảo gia nhân “đi đến chỗ này đào xới cho ta”. Mặc dù nói thế nhưng trong bụng ông ta cũng không tin là tìm được gì. Nhưng thật bất ngờ khi gia nhân của ông trở về với một tàu đầy vàng. Lúc này Bellomont mới hối hận vì đã bắt Kidd, ông biết đây mới chỉ là một phần kho báu của Kidd. Lập tức ông ta cho gia nhân tiếp tục đi tìm những đảo có khả năng Kidd chôn vàng. Nhưng chỉ uổng công, hết lần này đến lần khác gia nhân của ông trở về với bộ mặt đưa đám và cái túi rỗng tuếch.

Và cũng từ đó đến nay, kho vàng của Kidd có một cuộc đời huyền thoại. Mấy ông nhà văn lại được dịp tung tin hỏa mù nhằm bán sách. Nào là Đảo này gọi là Đảo xác vì sau khi chôn vàng chính tay Kidd đã giết hết những kẻ thân tín của mình và xác họ được đánh dấu thành mũi tên chỉ đường.

Đảo xác ở đâu? Chẳng một ai biết. Những kẻ phiêu lưu đã đi tìm nó suốt 3 thế kỷ và cả 3 đại dương cũng không thấy. Phải chăng kho vàng của Kidd là chuyện bịa đặt? Nhưng lẽ nào đứng trước giá treo cổ người ta vẫn đùa bỡn với mạng sống của mình? Kidd đã định mua mạng sống của mình bằng các kho vàng. Vậy chắc chắn nó phải tồn tại

Cái lập luận ngon ăn đó đã khiến bao kẻ khánh kiệt gia tài, chôn vùi tuổi trẻ trong mộng tìm thấy kho vàng của Kidd. Thôi thì đủ, từ chính chách cỡ bự tới các đô đốc Hải quân, nhà văn nhà thơ…tất cả đều mơ màng về kho vàng của Kidd. Họ đến các hòn đảo hoang ở Ấn độ Dương, ở Caribes, ở Thái bình dương…Cuốc xẻng có, máy móc hiện đại có. Nhưng thành công lớn nhất là vài bộ xương người. Vài đồng tiền hoen gì còn ngoài ra chẳng có gì hết.

Một hôm một chàng mọt sách người Bồ Đào Nha, lang thang vào thư viện Madrid lục lọi đống sách cũ thế nào mà lại tìm thấy một tài liệu. Một Galleon chở đầy vàng từ Mexico trở về Tây Ban Nha bị Hải tặc tấn công. Bọn Hỉa tặc mang vàng sang đảo Fora trong Đại Tây Dương chôn. Nhưng đen cho chúng, bão đến tàu của chúng bị hất sang bên bờ biển bên kia. Những tên trên đảo chết đói. Tên cuối cùng trước khi chết vẽ cái bản đồ giấu vàng cho vào cái chai và thả ra biển, trả cho nhân loại. Một con tàu buôn với được nó. Nhưng không hiểu những chữ bí hiểm trên tờ giấy đã đưa cho một người thông thái Tây Ban Nha đọc. Chắc ông này cũng dek đọc được nên tài liệu đó rơi vào đống tài liệu bụi bặm của thư viện Madrid.

Lập tức người ta bới tung cả đảo For a lên, nhưng kết quả vẫn là con số không. Và đến nay các đảo giấu vàng vẫn là những bí mật lớn niềm hy vọng và ảo mộng của rất nhiều kẻ phiêu lưu. Mà Đại dương đâu chỉ có vài hòn đảo giấu vàng của thuyền trưởng Kidd. Nghe đồn ở đảo Coscos vùng Caribes còn có kho vàng “Chiến lợi phẩm của Lima” một kho vàng lớn gấp nhiều lần và hấp dẫn hơn nhiều.

Đầu thế kỷ 19, khi Jose Martin đánh vào Lima. Thực dân Tây Ban Nha vội vàng vơ các kho vàng lên tàu bỏ trốn. Những đống vàng thỏi, kim cương, những tượng vàng đặc của người thổ dân được kìn kìn đưa xuống tầu làm cho thuyền trưởng Thompsons vốn nổi tiếng chính trực cũng nổi lòng tham. Không hiết vàng có mở được cửa Thiên đường như Colombus nói không nhưng đã kéo Thompsons xuống địa ngục. Nửa đêm ông phá cửa phòng Tổng trấn và Tổng giám mục Lima. Không nói không rằng giết hai người rồi ném xác xuống biển. Thompsons hạ lá cờ Tây Ban Nha xuống, kéo lá cờ đầu lâu xương chéo lên, gia nhập làng cướp biển. Cũng có người nói rằng thủy thủ đã giết Thompsons và tranh nhau đống vàng tội lỗi. Sự thật như thế nào thì chỉ có biển mới biết. Mà biển cả thì rất ít khi chịu mở ra các điều bí mật của nó.

Những bí mật đó luôn là đề tài hấp dẫn các bạn có máu phiêu lưu. Và khi đọc xong bài này bạn nào lại thuê thuyền ra khơi đi tìm hòn đảo giấu vàng của Kid thì cứ việc. Xét cho cùng tuổi trẻ cũng phải phiêu lưu liều lĩnh một chút đúng không các bạn.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top