Tôi dựa theo báo cáo của các tổ chức quan sát quốc tế thôi.
Theo Wealth Report thì trong 10 năm tới số người siêu giàu (tài sản từ 700 tỷ VNĐ) ở VN tăng 1.7 lần, còn số triệu phú tăng 2.69 lần. Tính ra nhóm giàu tăng trung bình 11% mỗi năm.
Nếu ngoại suy tiếp cho nhóm khá giả cận giàu, thì mức tăng trưởng hai chữ số (khoảng 10%) nhóm này cũng là điều khả thi.
Trên thế giới có nhiều kênh đầu tư hơn ở VN. Những người khá giả, giàu, và siêu giàu ở VN đầu tư vào BĐS nhiều hơn trung bình thế giới.
Em chả hiểu cụ lấy đâu con số tăng 15% người giàu mỗi năm. Mà 15% này là 15% của cái gì? Mà bao tiền đươci coi là giàu? Thế này thì các xứ tư bản giãy chết phải gọi chúng ta bằng cụ.
"Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report) của Knight Frank cho biết, Việt Nam hiện có 200 người siêu giàu (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên) trong năm 2016, tăng 30 người so với năm trước đó.
Trong một thập kỷ tới, Việt Nam được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 170%, lên đến 540 người. Theo sau là Ấn Độ (150%) và Trung Quốc (140%).
Báo cáo cũng ghi nhận Việt Nam hiện có 1 tỷ phú USD. Con số này sẽ tăng lên con số 3 vào năm 2026.
Knight Frank cho rằng tốc độ tăng trưởng ấn tượng về người siêu giàu tại châu Á sẽ được củng cố nhờ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Số triệu phú ở Việt Nam được dự báo tăng từ 14.300 lên 38.600 trong một thập kỷ tới.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu báo cáo - ông Andrew Amoils nhận xét: Cải cách kinh tế và chính trị đã giúp thu nhập của người dân Việt Nam tăng cao. Dù Việt Nam còn dễ tổn thương trước các cú sốc kinh tế và môi trường, nhưng triển vọng với nền kinh tế vẫn rất sáng sủa.
Ông Andrew Amoils cũng nhận định, số triệu phú Việt Nam sẽ tăng mạnh nhờ sự phát triển của y tế, sản xuất và dịch vụ tài chính.
Về khuynh hướng đầu tư, Báo cáo Thịnh vượng 2017 cho rằng, người siêu giàu hiện nay đầu tư 24% tài sản vào bất động sản (không tính căn nhà thứ nhất và thứ hai của họ). Gần 1/3 có kế hoạch đầu tư vào bất động sản ở nước ngoài trong vòng hai năm tới."