Topic đã được 5 trang rồi mà sao các cụ vẫn chưa tìm ra tại sao Mỹ vẫn cấm vận Cuba vậy?
Thông tin cho các cụ là hiện tại, Mỹ cấm vận Cuba hoàn toàn là vì lý do kinh tế, chứ không phải vì Cuba chống Mỹ, thù địch Mỹ, hay theo XHCN gì cả. Những cái đó, sau chiến tranh lạnh đã không còn bao nhiêu ý nghĩa. Mỹ còn xóa bỏ cấm vận và ngày càng hữu nghị với Việt nam thì không có lý gì không thể bỏ cấm vận Cuba.
Nhưng tại sao cấm vận vẫn mãi không thể bỏ? Lý do là vì năm 1960, Cuba đã quốc hữu hóa vô điều kiện (tịch thu không bồi thường) tất cả các tài sản của người Mỹ và các công ty Mỹ trên đất Cuba, dẫn đến thiệt hại to lớn cho nước Mỹ và người Mỹ.
Số tài sản này thuộc về hơn 6.000 cá nhân và tổ chức của Mỹ, giá trị khoảng gần 2 tỉ đô-la năm 1960. Tính trượt giá, nó sẽ là khoảng 20 tỉ đô hiện tại (gấp đúng 10 lần).
Sơ qua cho các cụ về sự tích câu chuyện: Chắc các cụ đều biết, trước 1959 Cuba được cai trị bởi độc tài Batista. Tay Batista này là 1 kẻ bán nước đúng nghĩa. Tất tần tật những gì bán được hắn đều bán hết cho Mỹ, cả những ngành mà không nước nào cho nước ngoài nắm giữ như bưu chính viễn thông. Kết quả là cho đến năm 1958, người Mỹ đã sở hữu các tài sản sau của Cuba:
- 90% số đồn điền loại A (là các đồn điền trồng mía đất tốt, có nước và sát biển).
- 100% hầm mỏ và ngành khai khoáng, lọc dầu
- 85% khách sạn và ngành du lịch
- 80% lĩnh vực công nghiệp
- 60% ngành bưu điện và giao thông
vvvv
Tóm lại, người Mỹ thực tế đã sở hữu gần hết nước Cuba.
Để lâm vào tình trạng đó là tội của Batista, tiếp theo là lỗi của Phidel khi quốc hữu hóa vô điều kiện tất cả mà không đền bù 1 xu. Sau đợt quốc hữu hóa này (tháng 11/1960) thì Mỹ lập tức liệt Cuba là nước thù địch, và đối xử với Cuba theo Luật đối xử với các nước thù địch 1917.
Hiện tại thì những mâu thuẫn về chế độ, hệ tư tưởng vv không còn nhiều ý nghĩa. Khúc mắc lớn nhất giữa Cuba và Mỹ "chỉ còn" là khối tài sản khổng lồ của người Mỹ mà Cuba đã quốc hữu hóa năm 1960. Mỹ bắt buộc phải giải quyết thấu đáo chuyện này, thứ nhất để giữ cái uy cho Mỹ, thứ hai để làm gương cho các nước khác trên thế giới. Vì tài sản của Mỹ ở nước ngoài quá nhiều.
Như đã nói ở trên, số tài sản của người Mỹ bị Cuba quốc hữu hóa năm 1960 tính khoảng gần 2 tỉ đô. Thời Obama (2011 đến 2015), hai bên đã tiến hành đàm phán dỡ bỏ cấm vận. Sau khi giảm nhẹ hết mức thì phía Mỹ đưa ra con số Cuba phải đền bù là 800 triệu đô, trả trong 5 năm. Đó là 1 số tiền rất lớn đối với Cuba mà chỉ bằng nội lực thì Cuba không thể trả được.
Trong khi "phái hòa giải" của Cuba đang lúng túng chưa biết đi tiếp thế nào thì "phái bảo thủ" lên tiếng lấn át. Lý lẽ của phái đó là "đồng ý rằng Cuba có tịch thu 2 tỉ đô của Mỹ. Nhưng từ 1961 đến nay, cấm vận của Mỹ đã làm Cuba thiệt hại gấp nhiều lần 2 tỉ đô. Vậy thì phía phải bồi thường là Mỹ chứ không phải Cuba". Thế là đàm phán lâm vào ngõ cụt, kết thúc.
Cấm vận của Mỹ chống Cuba là cấm vận đơn phương, chỉ là chuyện giữa Mỹ và Cuba mà không liên quan tới bất cứ bên thứ ba nào. Vì vậy mà các nước khác năm nào cũng kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận. Tuy nhiên không nước nào phản bác được lý lẽ của Mỹ (Nếu là các vị, các vị sẽ làm thế nào khi tài sản của công dân mình ở nước ngoài bị nước đó tịch thu không bồi thường, trong khi tài sản là hoàn toàn hợp pháp, chủ tài sản làm ăn nộp thuế đúng luật và không làm bất cứ điều gì chống lại nước đó?). Chính vì thế mà kêu gọi vậy thôi chứ không nước nào dám vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.