Mượn xe, đâm tàu, chết. Sử lý như thế nào?

doanvt45

Xe tải
Biển số
OF-80587
Ngày cấp bằng
18/12/10
Số km
303
Động cơ
418,260 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm - Hà Nội
Website
anhdoan.vn
Chia buồn cùng gia định nạn nhân. Chúc bác chủ nhanh giải quyết được vụ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

new_farmer

Xe container
Biển số
OF-44124
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
5,992
Động cơ
521,141 Mã lực
Không ngờ lại liên quan đến cụ cò. Em đi qua, hóng được mấy tấm ảnh về làm tư liệu nhắc nhở anh em trong OF, nào ngờ... xin chia buồn với người xấu số. CŨng chia buồn với cụ cò. Dầu sao cũng liên quan đến cụ...
 

nguyenduc6688

Xe buýt
Biển số
OF-82900
Ngày cấp bằng
16/1/11
Số km
570
Động cơ
418,220 Mã lực
em không rõ cái này up lên xem cụ nào biết thì tư vấn ạ
 

Viết Hưng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-5948
Ngày cấp bằng
19/6/07
Số km
957
Động cơ
551,760 Mã lực
Không ngờ lại liên quan đến cụ cò. Em đi qua, hóng được mấy tấm ảnh về làm tư liệu nhắc nhở anh em trong OF, nào ngờ... xin chia buồn với người xấu số. CŨng chia buồn với cụ cò. Dầu sao cũng liên quan đến cụ...
Tầm này thì "rụt Cò" lại rồi, làm gì còn "cò" mà bác cứ gọi là "cụ cò"!:(
 

vuahe77

Xe điện
Biển số
OF-64569
Ngày cấp bằng
20/5/10
Số km
4,306
Động cơ
434,280 Mã lực
Nơi ở
Ở Quê
Chia bùn cùng kụ!:|
 

AnhNB

Xe tăng
Biển số
OF-27314
Ngày cấp bằng
12/1/09
Số km
1,012
Động cơ
495,830 Mã lực
Nơi ở
Quán cà-phê
Chia buồn cùng cụ Cò, em cũng ngồi hóng xem thế nào thôi ợ.
 

Ông Cò

Xe buýt
Biển số
OF-9099
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
968
Động cơ
589,930 Mã lực
Nơi ở
Vú Đại Village
Vụ va chạm cũng đã làm tuyến đường sắt Thống Nhất bị ách tắc 55 phút.

Đường ngang xảy ra tai nạn không có rào chắn nhưng có hệ thống cảnh báo tự động bằng chuông và đèn.

Khi xảy ra tai nạn, hệ thống này vẫn hoạt động bình thường nhưng tài xế ôtô vẫn điều khiển xe băng qua.
Cụ nào biết về quy định sử phạt bên Đường sắt giúp e cái chữ đo đỏ e với ạ.
 

new_farmer

Xe container
Biển số
OF-44124
Ngày cấp bằng
22/8/09
Số km
5,992
Động cơ
521,141 Mã lực
Em không biết quy định sử phạt nó thế nào dừng cách đây mấy năm, tàu hỏa đâm phải con Trâu gần nhà em bị trật bánh mất bảy tiếng đồng hồ, nghe nói phạt tỷ ba. Nhà trâu bỏ của chạy lấy người luôn cụ ợ!
 

Ông Cò

Xe buýt
Biển số
OF-9099
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
968
Động cơ
589,930 Mã lực
Nơi ở
Vú Đại Village
Em không biết quy định sử phạt nó thế nào dừng cách đây mấy năm, tàu hỏa đâm phải con Trâu gần nhà em bị trật bánh mất bảy tiếng đồng hồ, nghe nói phạt tỷ ba. Nhà trâu bỏ của chạy lấy người luôn cụ ợ!
Thank cụ,
Cụ cho e hỏi lúc cụ đi qua thì đoàn tàu còn ở đó k? Và đầu tàu có bị hư hỏng gì k?
Em vừa đi đưa ma 2 nạn nhân về.Sự viẹc xảy ra quá rối răm, hoàn cảnh nạn nhân...mọi việc quá phức tạp. Mất ng mất của nhưng còn liên quan tới bên đường sắt nữa mới mệt mỏi.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,922
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Thank cụ,
Cụ cho e hỏi lúc cụ đi qua thì đoàn tàu còn ở đó k? Và đầu tàu có bị hư hỏng gì k?
Em vừa đi đưa ma 2 nạn nhân về.Sự viẹc xảy ra quá rối răm, hoàn cảnh nạn nhân...mọi việc quá phức tạp. Mất ng mất của nhưng còn liên quan tới bên đường sắt nữa mới mệt mỏi.
Chia buồn với gia đình người bị nạn và cụ.
Em hỏi cụ cái ông điều khiển xe có bằng lái xe không ạ. Nếu có thì bảo hiểm sẽ đền.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
87,302
Động cơ
4,656,368 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Hiện tại vấn đề đền bù cho ngành đường sắt vẫn chưa thống nhất và còn nhiều bất cập , luật đường sắt vẫn chưa đầy đủ chức năng quyền hạn cho người thực hiện cụ đọc phần tô đậm sau để nghiên cứu nhé !
Nguyên nhân khách quan, ngoài ngành ĐS gây ra (ô tô gây tai nạn trên ĐS, đổ vào ĐS, trâu bò chăn thả trên ĐS gây chậm tàu...), gây thiệt hại cho ngành ĐS (có vụ thiệt hại đến hàng tỷ đồng), nhưng chưa có quy định cơ quan, phòng, ban nào là "đầu mối" tổng hợp thiệt hại của các công ty, của ngành để yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân bồi thường hoặc kiến nghị với cơ quan chức năng xử lý... Ngày 4-8-2009, Bộ GTVT ban hành Thông tư 15/2009TT-BGTVT "Quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông ĐS". Triển khai thực hiện Thông tư này, ngày 11-9-2009, Tổng công ty ĐSVN đã có Quyết định 1294/QĐ-ĐS "Quy định chi tiết thực hiện một số điều của Thông tư 15/2009/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT", Công văn 2420/ĐS-ATGT ngày 2-11-2009 về việc "Hướng dẫn chi phí phục vụ giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS"...
Qua quá trình thực hiện đã nảy sinh một số khó khăn, bất cập... Cụ thể: Về trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tai nạn, theo QĐ 1294/QĐ-ĐS, hướng dẫn quy định chi tiết thực hiện Điều 11 Thông tư 15/2009/TT-BGTVT thì trưởng ga hạng I, giám đốc xí nghiệp vận tải ĐS là chủ tịch hội đồng hoặc người chủ trì ban đầu giải quyết các các sự cố, tai nạn nặng, tai nạn nghiêm trọng... có trách nhiệm tập hợp hồ sơ vụ việc gửi các đơn vị liên quan (Ban An toàn GTĐS, Phân ban ATGTĐS khu vực, công an địa phương). Nhưng một số sự cố, tai nạn chạy tàu lại do nguyên nhân chủ quan của các đơn vị ĐS khác (không thuộc Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội quản lý), nên khi thực hiện các điều 1, 2, 3 Công văn (CV) 2420 gặp nhiều khó khăn.
CV 2420 quy định "Người chủ trì hoặc chủ tịch hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS có trách nhiệm tập hợp toàn bộ chi phí, thiệt hại; quy trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân gây ra sự cố, tai nạn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định". Nhưng thực tế, người chủ trì hoặc chủ tịch hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS không đủ thẩm quyền và điều kiện để quy trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân gây ra sự cố, tai nạn. Đặc biệt là đối với các cá nhân, đơn vị không thuộc Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội quản lý hoặc không biết rõ các đoàn tàu (khách, hàng) nào đã bị chậm giờ, bị ảnh hưởng trong khu đoạn cũng như đơn vị quản lý, phụ trách đoàn tàu... để đôn đốc giải trình, thống kê thiệt hại, chậm tàu... theo đúng điểm 2 CV 2420. Nếu người chủ trì hoặc chủ tịch hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS sau khi tập hợp và gửi hồ sơ vụ việc cho các đơn vị liên quan theo quy định ở Điều 22 Thông tư 15 sẽ xảy ra tình trạng: Trong hồ sơ, biên bản, báo cáo thiệt hại... có thể sẽ bỏ qua phần thiệt hại (do công ty không bị thiệt hại), và như thế nếu thống kê không đầy đủ thiệt hại (của các công ty, đơn vị, xí nghiệp... không thuộc Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội quản lý) thì sẽ bỏ sót phần thiệt hại của ngành, nhất là những sự cố, tai nạn mà cơ quan pháp luật, tòa án có yêu cầu cá nhân, tổ chức (ngoài ngành) phải bồi thường thiệt hại cho ĐSVN.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
87,302
Động cơ
4,656,368 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI




Số: 15/2009/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 8 năm 2009
THÔNG TƯ
Quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt



BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nguyên tắc, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, trình tự, nội dung, biện pháp giải quyết, công tác phân tích, chế độ thống kê, báo cáo về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu, đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản.
2. Người bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị tổn thương về sức khỏe, bị ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông.
3. Người bị chết trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị chết tại hiện trường vụ tai nạn; người bị thương trong vụ tai nạn được cấp cứu nhưng chết tại bệnh viện, tại nhà hoặc trên đường đi cấp cứu.
4. Sự cố giao thông đường sắt là những vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
5. Trung tâm điều hành vận tải đường sắt là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ hoạt động chạy tàu trên hệ thống đường sắt quốc gia hoặc là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng, có nhiệm vụ chỉ huy toàn bộ hoạt động chạy tàu trên đoạn đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia.
Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt
1. Việc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng và kịp thời.
2. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
3. Tổ chức cứu chữa ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn.
4. Thông tin, báo cáo kịp thời về vụ tai nạn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.
5. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.
6. Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Hội đồng) hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ, kể cả các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác để phục vụ cho công tác cứu chữa tai nạn giao thông đường sắt.
7. Tổ chức khôi phục hoạt động giao thông đường sắt nhanh nhất và không gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt
1. Các sự cố giao thông đường sắt phải được lập biên bản.
2. Khi sự cố giao thông đường sắt xảy ra ở khu gian, việc lập biên bản do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) thực hiện. Trường hợp sự cố giao thông đường sắt xảy ra trong phạm vi ga, việc lập biên bản do trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga thực hiện.
3. Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể về việc giải quyết, xử lý sự cố giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia; Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia quy định cụ thể việc giải quyết, xử lý sự cố giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng.
Chương II
PHÂN LOẠI VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI QUYẾT
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân
Tai nạn giao thông đường sắt bao gồm tai nạn do nguyên nhân chủ quan và tai nạn do nguyên nhân khách quan:
1. Tai nạn do nguyên nhân chủ quan là tai nạn xảy ra do vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt của tổ chức, cá nhân thuộc các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.
2. Tai nạn do nguyên nhân khách quan là tai nạn do nguyên nhân bất khả kháng (thiên tai, địch họa) hoặc các nguyên nhânkhác ngoài nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt.
Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt
Tai nạn giao thông đường sắt bao gồm tai nạn chạy tàu và tai nạn khác:
1. Tai nạn chạy tàu là tai nạn xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt đâm nhau, trật bánh, đổ; đâm, va chạm vào chướng ngại, phương tiện giao thông khác và ngược lại, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của tổ chức, cá nhân.
2. Tai nạn khác là những tai nạn về người, xảy ra khi phương tiện giao thông đường sắt va, cán người; người nhảy lên hay rơi từ trên phương tiện giao thông đường sắt xuống; ném đất, đá hoặc các vật khác lên phương tiện giao thông đường sắt gây thiệt hại về tài sản, tính mạng và sức khỏe của con người.
Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
1. Tai nạn giao thông đường sắt ít nghiêm trọng là tai nạn có từ 1 đến 5 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng.
2. Tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng là tai nạn có từ 1 đến 2 người chết hoặc có từ 6 đến 10 người bị thương hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới một tỷ đồng.
3. Tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn có từ 3 người chết trở lên hoặc có từ 11 người bị thương trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ đồng trở lên.
Điều 9. Trách nhiệm của trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
1. Tổ chức sơ cứu, cấp cứu ngay người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người bị nạn theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.
2.Tổ chứcphòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định tại Điều 17 của Thông tư này.
3. Thông tin, báo cáo ngay về vụ tai nạn cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Mục 2, Chương III của Thông tư này.
4. Lập biên bản, báo cáo về vụ tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này (nếu đã có trưởng ga hoặc cơ quan công an lập Hồ sơ tai nạn) hoặc lập Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cử người thay mình ở lại làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Mục 3, Chương III của Thông tư này.
Điều 10. Trách nhiệm của trưởng ga khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
1.Trưởng ga khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải trực tiếp hoặc cử người đến ngay hiện trường để hỗ trợ cấp cứu người bị nạn và tham gia các công việc khác để khắc phục hậu quả vụ tai nạn.
2. Trưởng ga phải lập Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn (nếu tai nạn xảy ra trong phạm vi ga do mình phụ trách) hoặc tiếp nhận Hồ sơ ban đầu do trưởng tàu, lái tàu lập (khi tai nạn xảy ra trong khu gian) để chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Trưởng ga là người chủ trì giải quyết hậu quả ban đầu của vụ tai nạn chạy tàu nếu Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn chưa đến hiện trường.
Điều 11. Trách nhiệm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia
1.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt, tổ chức giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường sắt; tổ chức thực hiện công tác cứu hộ trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia khi có yêu cầu.
2. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia căn cứ theo nguyên nhân, tính chất, mức độ thiệt hại để lập Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc giao nhiệm vụ cho cá nhân có thẩm quyền để chủ trì giải quyết tai nạn.
3. Khi các phương tiện giao thông đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trên đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia thì Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn, nhưng trong Hội đồng phải có đủ thành phần của hai bên để cùng nhau giải quyết.
4. Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc thành lập Hội đồng giải quyết tai nạn hoặc giao cho cá nhân chủ trì giải quyết tai nạn; quy định nhiệm vụ cụ thể cho các thànhviên Hội đồng và các đơn vị thuộc quyền quản lý có liên quan; quy định cụ thể về công tác cứu hộ tai nạn trên các khu vực đường sắt thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp để đảm bảo giải quyết hậu quả tai nạn được nhanh chóng, an toàn mọi mặt.
Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn
1. Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong việc giải quyết tai nạn tại hiện trường, được quyền huy động nhân lực, vật lực tại chỗ để cứu chữa người bị nạn; ra các quyết định cần thiết, phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn theo đúng quy định của pháp luật và phải chỉ đạo hoàn thành các công việc sau:
a) Tổ chức cứu chữa người bị nạn, bảo vệ hiện trường, tài sản;
b) Tham gia điều tra, lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo yêu cầu của cơ quan công an;
c) Phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương có liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý mai táng nạn nhân;
d) Lập phương án cứu chữa và phân công nhân lực thực hiện chuyển tải hành khách, hàng hóa; cứu hộ đầu máy, toa xe; sửa chữa cầu, đường và các phương tiện thiết bị khác bị hư hỏng để nhanh chóng khôi phục chạy tàu qua vị trí tai nạn và thông tuyến; đảm bảo an toàn mọi mặt trong quá trình cứu chữa;
đ) Tập hợp biên bản, hồ sơ vụ tai nạn; xác định khối lượng công việc, nhân công của các đơn vị tham gia cứu hộ, cứu nạn;
e) Xây dựng báo cáo tổng hợp; đề xuất việc khen thưởng thành tích và xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân tham gia giải quyết tai nạn; đề xuất biện pháp với cơ quan có thẩm quyền để khôi phục bình thường hoạt động đường sắt và giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan.
2.Các thành viên tham gia Hội đồng phải triệt để thi hành phần việc được phân công và thực hiện tốt các công việc được giao; mọi tổ chức, cá nhân khác tham gia giải quyết tai nạn đều chịu sự chỉ đạo và phải chấp hành mọi quyết định của Chủ tịch Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt
Khi xảy ra tai nạn làm gián đoạn giao thông đường sắt thì Lãnh đạo các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện giao thông đường sắt và các đơn vị khác liên quan đến tai nạn phải cử ngay người có thẩm quyền nhanh chóng tới hiện trường nắm bắt tình hình và tham gia giải quyết tai nạn, khôi phục giao thông.
Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra đường sắt
Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, Thanh tra đường sắt khu vực phải kịp thời cử người đến tham gia điều tra, giải quyết tai nạn, giám sát và thu thập tài liệu để phục vụ cho việc phân tích, xác định nguyên nhân và xử lý vi phạm.
Điều 15. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua
Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt có trách nhiệm phối hợp với cơ quan công an, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt cứu giúp người bị nạn, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn. Trường hợp có người chết không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Chương III
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Mục 1
CẤP CỨU NGƯỜI BỊ NẠN, PHÒNG VỆ ĐỊA ĐIỂM TAI NẠN
Điều 16. Tổ chức cấp cứu người bị nạn
1. Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu)phải tổ chức sơ cứu ngay người bị nạn. Căn cứ vào tình hình thực tế, thực hiện các quy định sau:
a) Nếu vị trí xảy ra tai nạn thuận lợi cho việc đưa nạn nhân đi cấp cứu bằng các phương tiện giao thông khác thì phải cử người hoặc huy động khẩn cấp người, phương tiện đưa nạn nhân đến nơi gần nhất có cơ sở y tế để cấp cứu;
b) Tổ chức đưa nạn nhân lên tàu hoặc đầu máy, đưa đến ga thuận lợi nhất để chuyển đi cấp cứu;
c) Trường hợp không thể tổ chức đưa đi cấp cứu theo quy định tại điểm a, b khoản này thì đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan, cơ sở y tế tại nơi gần nhất hỗ trợ phương tiện, thuốc men.
2. Cùng với việc tổ chức cấp cứu người bị thương và cử người trông coi nạn nhân, nếu trên các xe bị nạn có người phải chuyển sang các toa xe khác hoặc xuống dưới đất thì phải cử người trông coi, bảo vệ tài sản (trường hợp là hàng nguy hiểm thì phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn).
3. Khi có người bị thương trong ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu tổ chức việc cấp cứu người bị nạn.
Điều 17. Tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn
1. Trưởng tàu, lái tàu có trách nhiệm tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định hiện hành khi tai nạn xảy ra trong khu gian.
2. Trực ban chạy tàu ga có trách nhiệm tổ chức phòng vệ địa điểm tai nạn theo quy định hiện hành khi tai nạn xảy ra trong phạm vi ga.
Mục 2
BÁO TIN VỀ TAI NẠN
Điều 18. Trình tự báo tin khi xảy ra tai nạn
1. Trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải báo ngay cho trực ban chạy tàu ga hoặc điều độ chạy tàu.
2. Trực ban chạy tàu ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Điều độ chạy tàu;
b) Trực ban chạy tàu ga bên;
c) Trưởng ga.
3. Trưởng ga phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Cơ quan công an nơi gần nhất;
b) Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất (trong trường hợp xảy ra tai nạn chết người và trong các trường hợp cần sự phối hợp của UBND các cấp);
c) Thanh tra Đường sắt khu vực (đối với tai nạn chạy tàu);
d) Các đơn vị liên quan trong khu ga và Phân ban An toàn giao thông đường sắt phụ trách khu vực (trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông trên đường sắt quốc gia).
4. Điều độ chạy tàu, Trực ban điều độ, phải báo ngay cho những tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Lãnh đạo Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt, Lãnh đạo Ban An toàn giao thông thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
b) Lãnh đạo doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng và các đơn vị có liên quan khác, tổ chức lực lượng đến tham gia giải quyết tai nạn.
5. Lãnh đạo Trung tâm Điều hành vận tải đường sắt phải báo ngay cho Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để chỉ đạo, tổ chức giải quyết tai nạn, cứu hộ theo quy định.
Điều 19. Biện pháp báo tin
1. Khi xảy ra tai nạn, phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp, thông qua cácphương tiện thông tin, liên lạc hoặc gặp gỡ trực tiếp để báo tin về tai nạn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
2. Trong trường hợp các cá nhân quy định tại Điều 18 của Thông tư này không thể liên lạc được với một trong số các tổ chức, cá nhân có liên quan thì yêu cầu tổ chức, cá nhân mình đã liên lạc được cùng phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin cho tổ chức, cá nhân còn lại.

Điều 20. Nội dung thông tin phải báo tin
1. Nội dung thông tin ban đầu về tai nạn phải kịp thời, chính xác và bao gồm một số nội dung chính như sau:
a) Địa điểm xảy ra tai nạn (km, khu gian, xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố);
b) Thời gian xảy ra tai nạn;
c) Số người chết, số người bị thương;
d) Sơ bộ trạng thái hiện trường, phương tiện bị tai nạn, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng;
đ) Các thông tin khác theo yêu cầu của người nhận tin báo.
2. Ngoài việc báo tin ban đầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tai nạn xảy ra ngoài khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải lập báo cáo tai nạn theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này. Báo cáo tai nạn được gửi cùng Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn tới các cơ quan chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Thông tư này.
Điều 21. Xử lý tin báo về tai nạn
Mọi tổ chức, cá nhân khi nhận được tin báo về tai nạn hoặc yêu cầu phối hợp, hỗ trợ trong việc báo tin phải tìm mọi biện pháp để thực hiện theo đề nghị và báo lại cho người đề nghị (nếu được), đồng thời phải triển khai thực hiện ngay các công việc, biện pháp nghiệp vụ theo quy định nếu vụ tai nạn thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình. Nếu vụ tai nạn không thuộc phạm vi, trách nhiệm giải quyết của mình thì tiếp tục báo tin về vụ tai nạn cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và phải phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ khi có đề nghị của tổ chức, cá nhân có trách nhiệm.
Mục 3
LẬP HỒ SƠ BAN ĐẦU VỤ TAI NẠN
Điều 22. Lập hồ sơ ban đầu vụ tai nạn
1.Hồ sơ vụ tai nạn do cơ quan công an có thẩm quyền lập. Trong trường hợp cơ quan công an chưa có mặt, cùng với việc cấp cứu người bị nạn, báo tin tai nạn, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tai nạn xảy ra ngoài khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu tai nạn xảy ra trong ga) phải thực hiện việc lập Hồ sơ ban đầu.
Hồ sơ ban đầu do trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) lập được giao lại cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga gần nhất.
2. Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn gồm có:
a) Biên bản vụ tai nạn (nội dung của biên bản vụ tai nạn lập theo Mẫu số 1 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này);
b) Bản ghi lời khai theo Mẫu số 2 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo của nạn nhân (nếu nạn nhân còn nói được, viết được);
c) Báo cáo của nhân viên đường sắt có liên quan;
d) Báo cáo của ít nhất 02 người chứng kiến nhưng không liên quan đến tai nạn (nếu có);
đ) Biên bản bàn giao nạn nhân, tài sản và các giấy tờ có liên quan.
3. Hồ sơ ban đầu vụ tai nạn được lập thành 03 bộ và phải gửi cho các cơ quan có thẩm quyền như sau:
a) 01 bộ gửi cho cơ quan công an cấp quận, huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt trong vòng 48 giờ, kể từ khi tai nạn xảy ra;
b) 01 bộ gửi cho Ban Thanh tra đường sắt khu vực;
c) 01 bộ gửi cho Ban an toàn giao thông đường sắt (trong trường hợp tại nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia) hoặc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng (trong trường hợp tai nạn xảy ra trên đường sắt chuyên dùng).
Mục 4
GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ, KHÔI PHỤC GIAO THÔNG
Điều 23. Giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông trong trường hợp có người chết
1. Khi có người chết thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) phải cử người trông coi, bảo vệ nạn nhân cho đến khi bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp tàu có thể chạy tiếp được mà vị trí người chết trở ngại tới chạy tàu thì đánh dấu vị trí người chết (phải ghi rõ trong biên bản tai nạn) rồi đưa ra khỏi phạm vi trở ngại để cho tàu chạy tiếp. Trường hợp chưa báo được tin vụ tai nạn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này thì tới ga đầu tiên đỗ lại để báo tin theo quy định.
Nếu chỉ có Trưởng tàu hàng và ban lái máy hoặc chỉ có ban lái máy thì cử phụ lái tàu ở lại trông coi nạn nhân. Trường hợp xảy ra tai nạn mà trên tàu chỉ có một lái tàu thì lái tàu có quyền giao nhiệm vụ cho một cán bộ công nhân viên đường sắt đang làm nhiệm vụ tại nơi xảy ra tai nạn ở lại trông coi nạn nhân hoặc phải trực tiếp ở lại trông coi nạn nhân và dùng mọi phương tiện thông tin nhanh nhất để báo tin cho ga gần nhất. Sau khi nhận được báo tin vụ tai nạn, trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga phải nhanh chóng cử người ra trông coi nạn nhân để lái tàu tiếp tục cho tàu chạy hoặc để phụ lái tàu về ga cùng lái tàu tiếp tục cho tàu chạy.
2. Trường hợp có người chết trên tàu, trưởng tàu đưa thi thể nạn nhân xuống ga gần nhất giao cho trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga giải quyết. Nạn nhân có thân nhân đi cùng và nếu có yêu cầu, trưởng tàu có thể giải quyết cho xuống ga thuận tiện nhưng không được đi quá 100km tính từ vị trí nạn nhân bị chết. Trong mọi trường hợp đều không được giải quyết theo hướng đưa nạn nhân trở lại ga đi.
3. Khi có người chết vì tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi ga hoặc trên tàu giao xuống ga thì trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga phải tổ chức trông coi nạn nhân và phối hợp với cơ quan công an và các cơ quan có chức năng khác tiếp tục giải quyết.
4.Mai táng nạn nhân:
a) Trường hợp nạn nhân bị chết có thân nhân đi cùng hoặc là người địa phương hoặc người của cơ quan, đơn vị ở gần ga, trưởng ga tham gia phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương làm các thủ tục theo quy định của pháp luật. Việc mai táng nạn nhân do địa phương, thân nhân hoặc cơ quan nạn nhân chủ trì giải quyết.
b) Trường hợp nạn nhân bị chết chưa xác định được tung tích thì sau khi phối hợp với công an, chính quyền địa phương làm xong các thủ tục lập Hồ sơ vụ tai nạn, trưởng ga liên hệ với chính quyền địa phương để phối hợp mai táng nạn nhân.
c) Trường hợp nạn nhân bị chết là người nước ngoài, trưởng ga phối hợp với công an, chính quyền địa phương báo cáo về cơ quan công an cấp tỉnh để giải quyết.
5. Hồ sơ mai táng nạn nhân phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường do cơ quan công an lập hoặc Biên bản vụ tai nạn;
b) Biên bản khám nghiệm tử thi;
c) Giấy cho phép mai táng nạn nhân do cơ quan công an cấp;
d) Biên bản bàn giao thi thể nạn nhân.
6. Khi Chủ tịch Hội đồng hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn đến hiện trường (trong trường hợp trưởng ga không được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn) thì trưởng ga báo cáo lại và thực hiện các công việc giải quyết hậu quả đối với người bị chết theo sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng hoặc người được giao nhiệm vụ chủ trì giải quyết tai nạn.
Điều 24. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ
1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, hoặc các trường hợp bất thường khác dẫn đến phải ngừng tàu mà những người có mặt tại hiện trường không có khả năng giải quyết để bảo đảm an toàn cho tàu chạy tiếp thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra ngoài khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu xảy ra trong ga) phải yêu cầu cứu hộ.
2.Người yêu cầu cứu hộ phải khẩn trương quan sát hiện trường, tổng hợp tình hình, thông báo đủ, chính xác nội dung của yêu cầu cứu hộ và chịu trách nhiệm về nội dung yêu cầu cứu hộ của mình. Sau khi yêu cầu cứu hộ, cùng nhân viên các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường tiến hành kiểm tra xem xét hiện trường rồi lập biên bản ban đầu đồng thời phân công người bảo vệ hiện trường cho đến khi cơ quan chức năng đến giải quyết.
3. Trong những trường hợp nhận được thông tin cứu hộ tai nạn chạy tàu xảy ra trong khu gian do người không làm công tác chạy tàu trong khu gian báo tin thì trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga phải báo ngay về điều độ chạy tàu và ga bên cùng thống nhất phương án nhanh nhất cử người đến hiện trường kiểm tra cụ thể để làm thủ tục xin cứu hộ.
4. Khi cơ quan chức năng đến giải quyết thì việc bàn giao hồ sơ, giấy tờ, trang thiết bị, các vật chứng có liên quan khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
5. Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt quốc gia, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt chuyên dùng.
Điều 25. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp không phải xin cứu hộ
1. Khi sự cố, tai nạn xảy ra, trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra ngoài khu gian); trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu ga (nếu xảy ra trong ga) sau khi đã phối hợp với các cá nhân có liên quan kiểm tra đầu máy, toa xe, thiết bị trên đường sắt, nếu không có thiệt hại gì hoặc thiệt hại không đáng kể, mọi chướng ngại đã được đưa ra ngoài khổ giới hạn đầu máy, toa xe và tàu có thể tiếp tục chạy được thì cho tàu chạy tiếp sau khi đã lập xong Hồ sơ ban đầu.
2. Trường hợp tàu đâm phải gia súc lớn như trâu, bò v.v.. hoặc có va quệt mà không ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu thì không phải bắt tàu ngừng.
Điều 26: Kinh phí giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông
Các Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chịu trách nhiệm về kinh phí để phục vụ việc giải quyết hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt và khôi phục giao thông theo quy định của pháp luật.
Chương IV
PHÂN TÍCH, BỒI THƯỜNG
VÀ CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ, BÁO CÁO SỰ CỐ, TAI NẠN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Điều 27. Phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt
1. Sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải được tiến hành phân tích nguyên nhân, đề ra biện pháp khắc phục. Việc phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải căn cứ vào các quy định hiện hành.
2.Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên đường sắt quốc gia, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong phạm vi quản lý. Đối với các vụ tai nạn chạy tàu chưa rõ nguyên nhân hoặc chưa phân định được trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân có liên quan thì khi tổ chức phân tích phải có đại diện của Cục Đường sắt Việt Nam tham dự.
3. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sẽ quyết định thành lập Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt hoặc ủy quyền cho Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng. Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn gồm: đại diện doanh nghiệp kinh doanh đường sắt; đại diện Cục Đường sắt Việt Nam; đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan và các Chuyên gia về lĩnh vực an toàn giao thông vận tải đường sắt.
Điều 28. Bồi thường thiệt hại
Mọi tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đều phải bồi thường thiệt hại (kể cả thiệt hại do chậm tàu), thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Chế độ thống kê, báo cáo
1. Tất cả các sự cố, tai nạn đều phải được lập Hồ sơ để làm cơ sở phân tích, kết luận nguyên nhân, tổng hợp tình hình an toàn chung trong hoạt động đường sắt và tham mưu cho Lãnh đạo các cấp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt.
2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùngcó trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, thống kê, báo cáo, tổng hợp tình hình về sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.
3. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng phải tổng hợp tình hình sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định và báo cáo về Bộ Giao thông vận tải (qua Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ An toàn giao thông) và thông báo cho các đơn vị có liên quan. Báo cáo thực hiện theo các biểu Mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành; bãi bỏ Quyết định số 191/QĐ-ĐS ngày 25/03/1994 của Tổng giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam ban hành Quy tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt.
Điều 31. Tổ chức thực hiện
1. Các Doanh nghiệp tham gia hoạt động đường sắt có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giao thông vận tải đường sắt thi hành Thông tư này.
2. Cục Đường sắt Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./.

BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Hồ Nghĩa Dũng
 
Chỉnh sửa cuối:

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,541
Động cơ
472,763 Mã lực
Thank cụ,
Cụ cho e hỏi lúc cụ đi qua thì đoàn tàu còn ở đó k? Và đầu tàu có bị hư hỏng gì k?
Em vừa đi đưa ma 2 nạn nhân về.Sự viẹc xảy ra quá rối răm, hoàn cảnh nạn nhân...mọi việc quá phức tạp. Mất ng mất của nhưng còn liên quan tới bên đường sắt nữa mới mệt mỏi.
Em thấy có cụ Saunhen đã tư vấn cho cụ chủ thớt ở trên rồi. Nhưng mà cụ vẫn băn khoăn vì việc quá phức tạp nên em bổ sung thêm mấy ý:
Về cơ bản cụ phải tách bạch các mối quan hệ trong vụ việc này ra:
1. Lái xe (là người mượn xe cụ) có vi phạm quy định về ATGTDBĐS, Lái xe chịu trách nhiệm với cơ quan NN có thẩm quyền và với bên bị thiệt hại. Bên bị hại ở đây bao gồm: (i) Bên đường sắt, (ii) người phụ nữ bị thiệt mạng và người bị thương. Nếu LX không có GFLX thì cụ(hoặc chủ xe) liên đới vì đã giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển. Tuy nhiên ở đây LX đã thiệt mạng mà người đó có bằng lái xe nên chủ xe không phải chịu trách nhiệm (i). Còn đối với người đi cùng trong chuyến xe đó mà bị thương hay thiệt mạng (ii) thì LX cũng không phải chịu trách nhiệm vì giữa họ không có quan hệ dịch vụ vận chuyển. Cái này chỉ là đen đủi thôi. Cụ đương nhiên cũng không liên quan.
2. Về vấn đề sửa xe: Cũng có hai quan hệ: (iii) giữa bảo hiểm và cụ (chủ xe) và (iv) giữa LX (người mượn xe) và cụ. Em không rành về bảo hiểm nên không dám khuyên cụ. Nếu bảo hiểm không đền cho cụ, cụ vẫn có quyền kiện ra tòa đòi (thân nhân của LX) số tiền thiệt hại do sửa xe. Đấy là trong trường hợp LX chết mà có để lại tài sản. Tuy nhiên, về tình cảm, chắc cụ không nỡ làm việc này. Nếu gia đình người đó biết nghĩ và có điều kiện thì họ có thể đưa cho cụ một ít tiền. Nhưng em sợ là khả năng này khó xảy ra vì nếu họ có điều kiện kinh tế thì chắc đã mua xe ô tô.
Nếu cụ cần thêm tham vấn thêm thì pm hoặc alo em nhé. Mr. Kilik của đội Phản ứng nhanh có số cầm tay của em ạ.
 

Ông Cò

Xe buýt
Biển số
OF-9099
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
968
Động cơ
589,930 Mã lực
Nơi ở
Vú Đại Village
Mọi tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đều phải bồi thường thiệt hại (kể cả thiệt hại do chậm tàu), thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Cái này e đang quan tâm nhất. Cái barem mức phạt như nào thì e muốn biết trước để còn tính.
E nghe phong thanh chậm 55 phút tính ra tiền phạt mất 1,1 tỷ. Gấp rưỡi con civic thì a bảo buông luôn chứ còn lấy xe làm gì.
 

Smee april

Xe điện
Biển số
OF-61586
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
3,541
Động cơ
472,763 Mã lực
Mọi tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt đều phải bồi thường thiệt hại (kể cả thiệt hại do chậm tàu), thanh toán các chi phí giải quyết sự cố, tai nạn do hành vi vi phạm của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Cái này e đang quan tâm nhất. Cái barem mức phạt như nào thì e muốn biết trước để còn tính.
E nghe phong thanh chậm 55 phút tính ra tiền phạt mất 1,1 tỷ. Gấp rưỡi con civic thì a bảo buông luôn chứ còn lấy xe làm gì.
Cụ có vi phạm đâu mà cụ lo. Đấy là lái xe vi phạm. cụ nhớ cho là người điều khiển vi phạm chứ không phải cái xe vi phạm và càng không phải là chủ xe vi phạm cụ nhé.
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,450
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nhưng nhiều khi cũng khó cụ ợ. Anh em bạn bè thân lại không cho mượn cũng khổ. :( Mà nói thật là xe mình không đi đến, họ có việc mượn, không cho mượn thì còn gọi gì là anh em nữa. :D Khổ thế đấy. :(
Em không thích mượn xe của ai cả,không có xe thì mình đi thuê cho đỡ phiền hà !
 

anhcobra

Xe container
Biển số
OF-11567
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
7,431
Động cơ
598,343 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
người trong giang hồ
Tổn thất 70% đổ lên thì bảo hiểm đền 100% thì phải, trường hợp mình gây ra tổn thất cho người khác thì bảo hiểm phải đền luôn cả cái đấy nữa. Em có ông khách hàng chạy Mộc Châu Hà Nội đâm vào *** xe khác, vết phanh dài 15m, người ngồi ghế phụ bay xuyên kính ngồi chồm hỗm lên thùng con ranger đi trước. Bảo hiểm đền tất mà
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
87,302
Động cơ
4,656,368 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Cái này e đang quan tâm nhất. Cái barem mức phạt như nào thì e muốn biết trước để còn tính.
E nghe phong thanh chậm 55 phút tính ra tiền phạt mất 1,1 tỷ. Gấp rưỡi con civic thì a bảo buông luôn chứ còn lấy xe làm gì.
Luật là như thế nhưng ngành đường sắt hầu như rất khó có thể đòi đền bù được . Quan trọng bây giờ phải nắm được biên bản ghi thế nào thì mới có phương hướng giải quyết .
http://www.baomoi.com/Info/Tai-nan-duong-sat-rinh-rap/141/4674291.epi
Theo ông Phạm Văn Bình, sau những vụ tai nạn khiến hư hỏng tàu hoặc phải chậm, hủy chuyến, ngành đường sắt đa phần đều khó có thể yêu cầu bồi thường. Nhiều vụ ra tòa, ngành đường sắt cũng không thể đòi được tiền. Như vụ tàu hỏa đâm vào xe đi ăn hỏi, nếu có đưa ra tòa thì ngành đường sắt cũng không yêu cầu bồi thường, dù tài xế ô tô đã vi phạm. Hay vụ tàu hỏa bị trật bánh mới đây vì đâm vào một con trâu cũng rất khó xử lý. “Không ai muốn chuyện đó xảy ra cả nhưng ý thức chấp hành giao thông của người dân tốt lên thì sẽ khiến số vụ tai nạn giảm đi rất nhiều” - ông Bình nói.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top