Hiện tại vấn đề đền bù cho ngành đường sắt vẫn chưa thống nhất và còn nhiều bất cập , luật đường sắt vẫn chưa đầy đủ chức năng quyền hạn cho người thực hiện cụ đọc phần tô đậm sau để nghiên cứu nhé !
Nguyên nhân khách quan, ngoài ngành ĐS gây ra (ô tô gây tai nạn trên ĐS, đổ vào ĐS, trâu bò chăn thả trên ĐS gây chậm tàu...), gây thiệt hại cho ngành ĐS (có vụ thiệt hại đến hàng tỷ đồng), nhưng chưa có quy định cơ quan, phòng, ban nào là "đầu mối" tổng hợp thiệt hại của các công ty, của ngành để yêu cầu các đơn vị, tổ chức, cá nhân bồi thường hoặc kiến nghị với cơ quan chức năng xử lý... Ngày 4-8-2009, Bộ GTVT ban hành Thông tư 15/2009TT-BGTVT "Quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông ĐS". Triển khai thực hiện Thông tư này, ngày 11-9-2009, Tổng công ty ĐSVN đã có Quyết định 1294/QĐ-ĐS "Quy định chi tiết thực hiện một số điều của Thông tư 15/2009/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT", Công văn 2420/ĐS-ATGT ngày 2-11-2009 về việc "Hướng dẫn chi phí phục vụ giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS"...
Qua quá trình thực hiện đã nảy sinh một số khó khăn, bất cập... Cụ thể: Về trách nhiệm, quyền hạn giải quyết tai nạn, theo QĐ 1294/QĐ-ĐS, hướng dẫn quy định chi tiết thực hiện Điều 11 Thông tư 15/2009/TT-BGTVT thì trưởng ga hạng I, giám đốc xí nghiệp vận tải ĐS là chủ tịch hội đồng hoặc người chủ trì ban đầu giải quyết các các sự cố, tai nạn nặng, tai nạn nghiêm trọng... có trách nhiệm tập hợp hồ sơ vụ việc gửi các đơn vị liên quan (Ban An toàn GTĐS, Phân ban ATGTĐS khu vực, công an địa phương). Nhưng một số sự cố, tai nạn chạy tàu lại do nguyên nhân chủ quan của các đơn vị ĐS khác (không thuộc Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội quản lý), nên khi thực hiện các điều 1, 2, 3 Công văn (CV) 2420 gặp nhiều khó khăn.
CV 2420 quy định "Người chủ trì hoặc chủ tịch hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS có trách nhiệm tập hợp toàn bộ chi phí, thiệt hại; quy trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân gây ra sự cố, tai nạn gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định". Nhưng thực tế, người chủ trì hoặc chủ tịch hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS không đủ thẩm quyền và điều kiện để quy trách nhiệm bồi thường cho tổ chức, cá nhân gây ra sự cố, tai nạn. Đặc biệt là đối với các cá nhân, đơn vị không thuộc Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội quản lý hoặc không biết rõ các đoàn tàu (khách, hàng) nào đã bị chậm giờ, bị ảnh hưởng trong khu đoạn cũng như đơn vị quản lý, phụ trách đoàn tàu... để đôn đốc giải trình, thống kê thiệt hại, chậm tàu... theo đúng điểm 2 CV 2420. Nếu người chủ trì hoặc chủ tịch hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn GTĐS sau khi tập hợp và gửi hồ sơ vụ việc cho các đơn vị liên quan theo quy định ở Điều 22 Thông tư 15 sẽ xảy ra tình trạng: Trong hồ sơ, biên bản, báo cáo thiệt hại... có thể sẽ bỏ qua phần thiệt hại (do công ty không bị thiệt hại), và như thế nếu thống kê không đầy đủ thiệt hại (của các công ty, đơn vị, xí nghiệp... không thuộc Công ty Vận tải HKĐS Hà Nội quản lý) thì sẽ bỏ sót phần thiệt hại của ngành, nhất là những sự cố, tai nạn mà cơ quan pháp luật, tòa án có yêu cầu cá nhân, tổ chức (ngoài ngành) phải bồi thường thiệt hại cho ĐSVN.