- Biển số
- OF-806509
- Ngày cấp bằng
- 4/3/22
- Số km
- 2,938
- Động cơ
- 191,011 Mã lực
(Tiếp)
Chức năng nhiệm vụ
DGSE là một thành viên của Cộng đồng Tình báo Pháp. Các nhiệm vụ chung của DGSE được xác định trong các Điều D.3126-1 đến D.3126-4 của Bộ luật Quốc phòng, trong đó nêu cụ thể rằng DGSE có "nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác các thông tin có liên quan đến an ninh của Pháp, cũng như phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gián điệp ngoài lãnh thổ quốc gia đe dọa lợi ích của Pháp, ngăn ngừa hậu quả do những hoạt động này gây ra, trên cơ sở lợi ích của chính phủ và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác có liên quan". Các hoạt động của DGSE là nghiên cứu và thu thập thông tin tình báo từ nguồn con người (các nhân viên ngoại giao, phóng viên báo chí...), nguồn hoạt động (sao chép tài liệu, các kênh thông tin liên lạc), nguồn kỹ thuật (chặn điện từ "Frenchelon" và "Cục Quốc gia về Phân tích và Giải mã" PNCD, hình ảnh vệ tinh Helios, giám sát mạng) nguồn mở, trao đổi thông tin với các cơ quan tình báo Pháp hoặc nước ngoài; phân tích và khai thác thông tin tình báo; các hoạt động bí mật.
Phạm vi hoạt động của DGSE chủ yếu nằm ngoài biên giới nước Pháp với một số đặc thù sau:
Thứ nhất, là một cơ quan tình báo đối ngoại, có chức năng thu thập các thông tin bí mật về các vấn đề địa chính trị và chiến lược cũng như các mối đe dọa và rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia (khủng bố, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân). Cung cấp các thông tin tình báo tổng hợp cho các cơ quan chức năng theo yêu cầu, DGSE cũng tham gia vào quá trình đưa ra quyết sách. DGSE thường có mặt trong các khu vực khủng hoảng và những nơi lợi ích của Pháp đang bị đe dọa. Sự an toàn của DGSE và các nhân viên DGSE được đảm bảo bằng nguyên tắc bí mật.
Thứ hai, là một cơ quan đặc biệt, được phép duy trì sự hiện diện và thực hiện các nhiệm vụ mà các kênh ngoại giao không thể sử dụng được nữa.
Thứ ba, là một cơ quan tổng hợp, khác với hầu hết các cơ quan tình báo phương Tây, DGSE thực hiện mọi phương pháp thu thập thông tin: con người, kỹ thuật (đánh chặn điện từ và hình ảnh vệ tinh), nguồn hành động và khai thác các nguồn mở. DGSE cũng thu thập thông tin thông qua hợp tác với các đơn vị tình báo khác ở trong và ngoài nước Pháp.
Thứ tư, DGSE có nhiệm vụ ngăn chặn hoặc gây trở ngại đối với các hoạt động đi ngược lại với lợi ích nước Pháp và hành động bí mật chống lại các mối đe dọa của nền Cộng hòa Pháp.
Biệt kích Pháp hoạt động chống IS tại Syria
Biệt kích Pháp giải cứu phóng viên Dmitry Kiselyov tại Syria
Hệ thống tổ chức
DGSE bao gồm sáu cơ quan trực thuộc gồm: Văn Phòng (DG), Cục Hành chính (DA), Cục Tác chiến (DO), Cục Tình báo (DR), Cục Chiến lược (DS), Cục Kỹ thuật (DT). Ngoài ra còn có một đơn vị (Alliance Base) chuyên phụ trách nhiệm vụ chống khủng bố được thành lập bởi Tổng thống Jacques Chirac sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Alliance Base tham gia các hoạt động chung với CIA và các cơ quan tình báo nước ngoài khác. Tuy nhiên, đơn vị này đã bị giải thể vào năm 2009.
Văn phòng Tổng cục gồm các cơ quan trực thuộc là: Cơ quan Văn phòng, Phòng Tổng thanh tra (có nhiệm vụ đánh giá và khuyến nghị cho các cơ quan DGSE), Phòng An ninh, Phòng Hợp tác (có nhiệm vụ kết nối giữa DGSE và các đối tác), Trung tâm Xử lý tình huống (thành lập năm 2000, có nhiệm vụ xử lý khủng hoảng, thu thập tin tức tình báo từ các nguồn cho phép Giám đốc DGSE chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu, thu thập tin tức).
Cục Hành chính có nhiệm vụ quản lý hành chính tất cả các cơ quan trực thuộc DGSE về ngân sách, nhân lực, tài liệu và cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến pháp lý của DGSE. Cục này bao gồm năm vụ: Vụ Quản lý sự vụ, Vụ Quản lý nguồn nhân lực, Vụ Đào tạo, Vụ Tài chính và ngân sách, Vụ Hỗ trợ hoạt động.
Cục Tác chiến tham gia các hoạt động thu thập tin tức tình báo và tất cả các hoạt động quy định trong Điều D.3126-1 đến D.3126-3 Luật Quốc phòng. Cơ quan này được thành lập trên cơ sở Cục Hành động. Từ năm 2000, cục này bao gồm các cơ quan trực thuộc là: Cơ quan hành động (SA) chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch tác chiến mật; Cơ quan Điệp vụ (DOSM) có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo bằng con người tại những khu vực mà DGSE không có các cơ sở tình báo bình thường; Cơ quan Hỗ trợ hoạt động (DOASS) làm nhiệm vụ đào tạo các nhân viên đặc biệt ở nước ngoài; Cơ quan Các nhiệm vụ tác chiến (SO) đánh cắp thông tin của nước ngoài nhưng trên lãnh thổ Pháp (tại các phòng khách sạn, giám sát thư, mở túi ngoại giao...).
Cục Tình báo (DR) có nhiệm vụ thu thập, nghiên cứu tin tức liên quan đến lợi ích của Pháp, phối hợp với các cơ quan liên quan, trao đổi và phân phối thông tin... Cục này thu thập thông tin từ các nguồn con người, hoạt động đặc biệt, kỹ thuật; là Cục lớn nhất trong số các đơn vị của DGSE, bao gồm khoảng một phần ba lực lượng của Tổng cục. Các nhà phân tích làm việc ở đó có nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin. Sau đó, những thông tin này được gửi tới khoảng 124 điểm nhận gồm Tổng thống, Thủ tướng, Bộ Quốc phòng... giúp các nhà lãnh đạo Pháp ra quyết sách chính xác trong đối nội và đối ngoại của nước này.
Trước năm 2000, Cục này bao gồm:
- Cơ quan Nghiên cứu (SR), chịu trách nhiệm nghiên cứu tình báo, được tổ chức theo các khu vực địa lý (như khu vực thế giới Ảrập, châu Phi...), theo chủ đề (tình báo quân sự, kinh tế...) hoặc hoạt động (trước khi thành lập Cục Tác chiến). Các khu vực địa lý được chia thành các bộ phận theo chức năng như bộ phận nghiên cứu (quản lý, tuyển dụng các nguồn) và bộ phận khai thác (xử lý thông tin và phân phối tin tức).
- Cơ quan Phản gián (CE) thực hiện nhiệm vụ giám sát các cơ quan tình báo nước ngoài, phát hiện hành động chống lại SDECE/DGSE.
Các điệp viên của DGSE thường hoạt động dưới những vỏ bọc, đôi khi dưới lý lịch giả hoặc dưới chức vụ ở nước ngoài, hoặc dưới hình thức các nhiệm vụ trong thời gian ngắn. Các chức vụ vỏ bọc thường gắn với lĩnh vực địa chính trị, trong các lĩnh vực hành chính, công chức. Tuy nhiên, những người này thường thực hiện những công việc vượt quá phạm vi theo chức danh mình đảm nhiệm; ở nước ngoài, thường là các nhân viên ngoại giao của Pháp.
Năm 2000, Cục Tình báo được tái cơ cấu với sự ra đời của hai cơ quan là Phòng Tình báo Chính trị (SRP) và Phòng Tình báo An ninh (SRS), chuyên trách về chống tội phạm, phản gián, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và khủng bố. Trong những cơ quan mới này, các nhân viên ở nước ngoài nhận sự chỉ đạo từ trong nước thông qua Ban Nghiên cứu Trung ương (DCR). Cục Tình báo còn có Phòng Quan hệ đối ngoại (SEREX) có nhiệm „vụ duy trì quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Sau đó, năm 2012, DGSE được tổ chức lại. Từ đó, ngoài giám đốc, Cục Tình báo có thêm một phó giám đốc thường trực thay thế ông trong trường hợp vắng mặt, một phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu, một phó giám đốc phụ trách khai thác tin tức. Cục Tình báo lúc này gồm bốn phòng: Phòng Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Phòng Chống khủng bố, Phòng An ninh kinh tế, Phòng Tình báo chính trị và Phản gián.
Cục Chiến lược có nhiệm vụ truyền tải và theo dõi các định hướng thu thập tin tức, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong DGSE. Từ năm 2014, cơ quan này còn có chức năng phối hợp với các đối tác nước ngoài.
Cục Kỹ thuật có chức năng nghiên cứu và khai thác tin tức tình báo bằng các phương tiện kỹ thuật cũng như đề xuất và thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ khai thác tin tức tình báo trong lĩnh vực kỹ thuật. Năm 2000, Cục này được tổ chức gồm ba phòng: Phòng Nghiên cứu kỹ thuật (STR), Phòng Máy tính và Truyền thông (CIS), Phòng Hỗ trợ kỹ thuật (STA). Từ năm 2012, Cục này được tổ chức lại gồm các phòng: Phòng Thông tin và hỗ trợ, Phòng Công nghệ tình báo và Phòng Hoạt động sản xuất và kỹ thuật tình báo. Tuy nhiên, chức năng của Cục này vẫn được giữ nguyên.
Tuyển dụng nhân sự
Theo chức trách và tính chất nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên DGSE phân thành ba loại cơ bản là A, B và C. Loại A bao gồm những nhân viên làm công tác quản lý hành chính được tuyển chọn từ Trường Hành Chính quốc gia hoặc đáp ứng được các tiêu chuẩn xếp hạng và thâm niên công tác; các nhân viên trực tiếp thuộc quản lý cấp tổng cục của DGSE; các thanh tra viên (làm nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật). Loại B gồm những người nắm các chức vụ như thư ký hành chính chuyên trách, kiểm soát viên chuyên trách... Loại C gồm các chức vụ như nhân viên hành chính, nhân viên kỹ thuật, nhân viên giám sát...
Năm 2011, DGSE đã tuyển dụng 4.747 nhân viên gồm 1.259 nhân viên loại A, 855 nhân viên loại B, 1.308 nhân viên loại C, 558 sĩ quan, 750 hạ sĩ quan...
Hiện nay, DGSE có khoảng 6.400 nhân viên. Trong đó, có 37% thành phần quân sự, 42% công chức dân sự một phần tư và 21% nhân viên hợp đồng. Quân số nữ chiếm một phần tư tổng số. Trong những năm gần đây, trước tình hình khủng bố và tin tặc ngày càng phức tạp, cũng như để dự báo trước những tình huống khủng hoảng và ngăn chặn những cuộc tấn công công nghệ cao, từ đầu năm 2017, DGSE thông báo bắt đầu tuyển một loạt nhân viên mới. Dự kiến từ 2017 đến cuối 2019, èơ quan này sẽ tuyển thêm khoảng 600 nhân viên, đưa tổng số nhân viên của DGSE vượt ngưỡng 7.000. Các đối tượng mà DGSE đang tìm kiếm là các chuyên gia về vật lý hạt nhân, toán học, khoa học máy tính và nghiên cứu. Các ứng cử viên cũng được yêu cău phải nói các ngôn ngữ ngoài châu Âu (như tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Ba Tư, tiếng Hàn hoặc thậm chí tiếng Ảrập và tiếng địa phương). Để thu hút các ứng cử viên chất lượng, DGSE công bố mức lương ưu đãi từ 33.000 đến 35.000 Euro một năm, đối với một số vị trí quan trọng, mức lương khởi điểm là 40.000 Euro.
Việc thi tuyển vào DGSE sẽ cơ bản giống với thi công chức Pháp, ngoài ra còn có một số đặc thù riêng, về cơ cấu nguồn gốc tuyển, thường 50% nhân viên được tuyển đến từ các cuộc thi công chức, một phần tư xét từ các đơn tình nguyện, số còn lại là thành phần quân sự. Các ứng cử viên sẽ phải chứng minh khả năng viết của mình thông qua tóm tắt một văn bản đưa sẵn. Sau khi hội đủ điều kiện, họ sẽ trải qua một cuộc thi nói trước ban giám khảo là những người của DGSE được chọn ra. Ban giám khảo sẽ đưa ra tình huống, có thể thông qua các trò chơi, đóng kịch để đánh giá cảm xúc, thái độ, khả năng tương tác với môi trường xung quanh của các ứng cử viên. Qua đó, mỗi ứng cử viên sẽ bộc lộ phẩm chất, năng lực của mình. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của DGSEsẽ thẩm tra, xác minh hồ sơ các ứng cử viên, đánh giá về phẩm chất đạo đức, đặc biệt là khả năng giữ bí mật, gia đình và các quan hệ xã hội của ứng viên. Sau khi được tuyển, các khâu bước kiểm tra đánh giá như trên sẽ được thực hiện 5 năm một lần. Những người mới được tuyển sẽ trải qua những nghi thức mang tính thủ tục như cam kết giữ bí mật quốc gia, giáo dục những giá trị cốt lõi của DGSE và những phẩm chất mà một nhân viên DGSE phải có, đó là "lòng trung thành, sự thận trọng, khả năng thích ứng". Trong quá trình làm việc, các nhân viên sẽ trải qua các khóa đào tạo khác nhau, tùy từng chức vụ. Đặc biệt, để được ra nước ngoài việc làm, ứng viên phải trải qua làm việc tại Trung tâm ít nhất 5-6 năm, qua một thời lượng huấn luyện khoảng 50 tuần.
Chức năng nhiệm vụ
DGSE là một thành viên của Cộng đồng Tình báo Pháp. Các nhiệm vụ chung của DGSE được xác định trong các Điều D.3126-1 đến D.3126-4 của Bộ luật Quốc phòng, trong đó nêu cụ thể rằng DGSE có "nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác các thông tin có liên quan đến an ninh của Pháp, cũng như phát hiện và ngăn chặn các hoạt động gián điệp ngoài lãnh thổ quốc gia đe dọa lợi ích của Pháp, ngăn ngừa hậu quả do những hoạt động này gây ra, trên cơ sở lợi ích của chính phủ và phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác có liên quan". Các hoạt động của DGSE là nghiên cứu và thu thập thông tin tình báo từ nguồn con người (các nhân viên ngoại giao, phóng viên báo chí...), nguồn hoạt động (sao chép tài liệu, các kênh thông tin liên lạc), nguồn kỹ thuật (chặn điện từ "Frenchelon" và "Cục Quốc gia về Phân tích và Giải mã" PNCD, hình ảnh vệ tinh Helios, giám sát mạng) nguồn mở, trao đổi thông tin với các cơ quan tình báo Pháp hoặc nước ngoài; phân tích và khai thác thông tin tình báo; các hoạt động bí mật.
Phạm vi hoạt động của DGSE chủ yếu nằm ngoài biên giới nước Pháp với một số đặc thù sau:
Thứ nhất, là một cơ quan tình báo đối ngoại, có chức năng thu thập các thông tin bí mật về các vấn đề địa chính trị và chiến lược cũng như các mối đe dọa và rủi ro có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia (khủng bố, chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân). Cung cấp các thông tin tình báo tổng hợp cho các cơ quan chức năng theo yêu cầu, DGSE cũng tham gia vào quá trình đưa ra quyết sách. DGSE thường có mặt trong các khu vực khủng hoảng và những nơi lợi ích của Pháp đang bị đe dọa. Sự an toàn của DGSE và các nhân viên DGSE được đảm bảo bằng nguyên tắc bí mật.
Thứ hai, là một cơ quan đặc biệt, được phép duy trì sự hiện diện và thực hiện các nhiệm vụ mà các kênh ngoại giao không thể sử dụng được nữa.
Thứ ba, là một cơ quan tổng hợp, khác với hầu hết các cơ quan tình báo phương Tây, DGSE thực hiện mọi phương pháp thu thập thông tin: con người, kỹ thuật (đánh chặn điện từ và hình ảnh vệ tinh), nguồn hành động và khai thác các nguồn mở. DGSE cũng thu thập thông tin thông qua hợp tác với các đơn vị tình báo khác ở trong và ngoài nước Pháp.
Thứ tư, DGSE có nhiệm vụ ngăn chặn hoặc gây trở ngại đối với các hoạt động đi ngược lại với lợi ích nước Pháp và hành động bí mật chống lại các mối đe dọa của nền Cộng hòa Pháp.
Biệt kích Pháp hoạt động chống IS tại Syria
Biệt kích Pháp giải cứu phóng viên Dmitry Kiselyov tại Syria
Hệ thống tổ chức
DGSE bao gồm sáu cơ quan trực thuộc gồm: Văn Phòng (DG), Cục Hành chính (DA), Cục Tác chiến (DO), Cục Tình báo (DR), Cục Chiến lược (DS), Cục Kỹ thuật (DT). Ngoài ra còn có một đơn vị (Alliance Base) chuyên phụ trách nhiệm vụ chống khủng bố được thành lập bởi Tổng thống Jacques Chirac sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Alliance Base tham gia các hoạt động chung với CIA và các cơ quan tình báo nước ngoài khác. Tuy nhiên, đơn vị này đã bị giải thể vào năm 2009.
Văn phòng Tổng cục gồm các cơ quan trực thuộc là: Cơ quan Văn phòng, Phòng Tổng thanh tra (có nhiệm vụ đánh giá và khuyến nghị cho các cơ quan DGSE), Phòng An ninh, Phòng Hợp tác (có nhiệm vụ kết nối giữa DGSE và các đối tác), Trung tâm Xử lý tình huống (thành lập năm 2000, có nhiệm vụ xử lý khủng hoảng, thu thập tin tức tình báo từ các nguồn cho phép Giám đốc DGSE chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu, thu thập tin tức).
Cục Hành chính có nhiệm vụ quản lý hành chính tất cả các cơ quan trực thuộc DGSE về ngân sách, nhân lực, tài liệu và cơ sở hạ tầng, các vấn đề liên quan đến pháp lý của DGSE. Cục này bao gồm năm vụ: Vụ Quản lý sự vụ, Vụ Quản lý nguồn nhân lực, Vụ Đào tạo, Vụ Tài chính và ngân sách, Vụ Hỗ trợ hoạt động.
Cục Tác chiến tham gia các hoạt động thu thập tin tức tình báo và tất cả các hoạt động quy định trong Điều D.3126-1 đến D.3126-3 Luật Quốc phòng. Cơ quan này được thành lập trên cơ sở Cục Hành động. Từ năm 2000, cục này bao gồm các cơ quan trực thuộc là: Cơ quan hành động (SA) chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai các kế hoạch tác chiến mật; Cơ quan Điệp vụ (DOSM) có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo bằng con người tại những khu vực mà DGSE không có các cơ sở tình báo bình thường; Cơ quan Hỗ trợ hoạt động (DOASS) làm nhiệm vụ đào tạo các nhân viên đặc biệt ở nước ngoài; Cơ quan Các nhiệm vụ tác chiến (SO) đánh cắp thông tin của nước ngoài nhưng trên lãnh thổ Pháp (tại các phòng khách sạn, giám sát thư, mở túi ngoại giao...).
Cục Tình báo (DR) có nhiệm vụ thu thập, nghiên cứu tin tức liên quan đến lợi ích của Pháp, phối hợp với các cơ quan liên quan, trao đổi và phân phối thông tin... Cục này thu thập thông tin từ các nguồn con người, hoạt động đặc biệt, kỹ thuật; là Cục lớn nhất trong số các đơn vị của DGSE, bao gồm khoảng một phần ba lực lượng của Tổng cục. Các nhà phân tích làm việc ở đó có nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin. Sau đó, những thông tin này được gửi tới khoảng 124 điểm nhận gồm Tổng thống, Thủ tướng, Bộ Quốc phòng... giúp các nhà lãnh đạo Pháp ra quyết sách chính xác trong đối nội và đối ngoại của nước này.
Trước năm 2000, Cục này bao gồm:
- Cơ quan Nghiên cứu (SR), chịu trách nhiệm nghiên cứu tình báo, được tổ chức theo các khu vực địa lý (như khu vực thế giới Ảrập, châu Phi...), theo chủ đề (tình báo quân sự, kinh tế...) hoặc hoạt động (trước khi thành lập Cục Tác chiến). Các khu vực địa lý được chia thành các bộ phận theo chức năng như bộ phận nghiên cứu (quản lý, tuyển dụng các nguồn) và bộ phận khai thác (xử lý thông tin và phân phối tin tức).
- Cơ quan Phản gián (CE) thực hiện nhiệm vụ giám sát các cơ quan tình báo nước ngoài, phát hiện hành động chống lại SDECE/DGSE.
Các điệp viên của DGSE thường hoạt động dưới những vỏ bọc, đôi khi dưới lý lịch giả hoặc dưới chức vụ ở nước ngoài, hoặc dưới hình thức các nhiệm vụ trong thời gian ngắn. Các chức vụ vỏ bọc thường gắn với lĩnh vực địa chính trị, trong các lĩnh vực hành chính, công chức. Tuy nhiên, những người này thường thực hiện những công việc vượt quá phạm vi theo chức danh mình đảm nhiệm; ở nước ngoài, thường là các nhân viên ngoại giao của Pháp.
Năm 2000, Cục Tình báo được tái cơ cấu với sự ra đời của hai cơ quan là Phòng Tình báo Chính trị (SRP) và Phòng Tình báo An ninh (SRS), chuyên trách về chống tội phạm, phản gián, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và khủng bố. Trong những cơ quan mới này, các nhân viên ở nước ngoài nhận sự chỉ đạo từ trong nước thông qua Ban Nghiên cứu Trung ương (DCR). Cục Tình báo còn có Phòng Quan hệ đối ngoại (SEREX) có nhiệm „vụ duy trì quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Sau đó, năm 2012, DGSE được tổ chức lại. Từ đó, ngoài giám đốc, Cục Tình báo có thêm một phó giám đốc thường trực thay thế ông trong trường hợp vắng mặt, một phó giám đốc phụ trách công tác nghiên cứu, một phó giám đốc phụ trách khai thác tin tức. Cục Tình báo lúc này gồm bốn phòng: Phòng Chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, Phòng Chống khủng bố, Phòng An ninh kinh tế, Phòng Tình báo chính trị và Phản gián.
Cục Chiến lược có nhiệm vụ truyền tải và theo dõi các định hướng thu thập tin tức, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong DGSE. Từ năm 2014, cơ quan này còn có chức năng phối hợp với các đối tác nước ngoài.
Cục Kỹ thuật có chức năng nghiên cứu và khai thác tin tức tình báo bằng các phương tiện kỹ thuật cũng như đề xuất và thực hiện chỉ đạo nhiệm vụ khai thác tin tức tình báo trong lĩnh vực kỹ thuật. Năm 2000, Cục này được tổ chức gồm ba phòng: Phòng Nghiên cứu kỹ thuật (STR), Phòng Máy tính và Truyền thông (CIS), Phòng Hỗ trợ kỹ thuật (STA). Từ năm 2012, Cục này được tổ chức lại gồm các phòng: Phòng Thông tin và hỗ trợ, Phòng Công nghệ tình báo và Phòng Hoạt động sản xuất và kỹ thuật tình báo. Tuy nhiên, chức năng của Cục này vẫn được giữ nguyên.
Tuyển dụng nhân sự
Theo chức trách và tính chất nhiệm vụ, cán bộ, nhân viên DGSE phân thành ba loại cơ bản là A, B và C. Loại A bao gồm những nhân viên làm công tác quản lý hành chính được tuyển chọn từ Trường Hành Chính quốc gia hoặc đáp ứng được các tiêu chuẩn xếp hạng và thâm niên công tác; các nhân viên trực tiếp thuộc quản lý cấp tổng cục của DGSE; các thanh tra viên (làm nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật). Loại B gồm những người nắm các chức vụ như thư ký hành chính chuyên trách, kiểm soát viên chuyên trách... Loại C gồm các chức vụ như nhân viên hành chính, nhân viên kỹ thuật, nhân viên giám sát...
Năm 2011, DGSE đã tuyển dụng 4.747 nhân viên gồm 1.259 nhân viên loại A, 855 nhân viên loại B, 1.308 nhân viên loại C, 558 sĩ quan, 750 hạ sĩ quan...
Hiện nay, DGSE có khoảng 6.400 nhân viên. Trong đó, có 37% thành phần quân sự, 42% công chức dân sự một phần tư và 21% nhân viên hợp đồng. Quân số nữ chiếm một phần tư tổng số. Trong những năm gần đây, trước tình hình khủng bố và tin tặc ngày càng phức tạp, cũng như để dự báo trước những tình huống khủng hoảng và ngăn chặn những cuộc tấn công công nghệ cao, từ đầu năm 2017, DGSE thông báo bắt đầu tuyển một loạt nhân viên mới. Dự kiến từ 2017 đến cuối 2019, èơ quan này sẽ tuyển thêm khoảng 600 nhân viên, đưa tổng số nhân viên của DGSE vượt ngưỡng 7.000. Các đối tượng mà DGSE đang tìm kiếm là các chuyên gia về vật lý hạt nhân, toán học, khoa học máy tính và nghiên cứu. Các ứng cử viên cũng được yêu cău phải nói các ngôn ngữ ngoài châu Âu (như tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Ba Tư, tiếng Hàn hoặc thậm chí tiếng Ảrập và tiếng địa phương). Để thu hút các ứng cử viên chất lượng, DGSE công bố mức lương ưu đãi từ 33.000 đến 35.000 Euro một năm, đối với một số vị trí quan trọng, mức lương khởi điểm là 40.000 Euro.
Việc thi tuyển vào DGSE sẽ cơ bản giống với thi công chức Pháp, ngoài ra còn có một số đặc thù riêng, về cơ cấu nguồn gốc tuyển, thường 50% nhân viên được tuyển đến từ các cuộc thi công chức, một phần tư xét từ các đơn tình nguyện, số còn lại là thành phần quân sự. Các ứng cử viên sẽ phải chứng minh khả năng viết của mình thông qua tóm tắt một văn bản đưa sẵn. Sau khi hội đủ điều kiện, họ sẽ trải qua một cuộc thi nói trước ban giám khảo là những người của DGSE được chọn ra. Ban giám khảo sẽ đưa ra tình huống, có thể thông qua các trò chơi, đóng kịch để đánh giá cảm xúc, thái độ, khả năng tương tác với môi trường xung quanh của các ứng cử viên. Qua đó, mỗi ứng cử viên sẽ bộc lộ phẩm chất, năng lực của mình. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của DGSEsẽ thẩm tra, xác minh hồ sơ các ứng cử viên, đánh giá về phẩm chất đạo đức, đặc biệt là khả năng giữ bí mật, gia đình và các quan hệ xã hội của ứng viên. Sau khi được tuyển, các khâu bước kiểm tra đánh giá như trên sẽ được thực hiện 5 năm một lần. Những người mới được tuyển sẽ trải qua những nghi thức mang tính thủ tục như cam kết giữ bí mật quốc gia, giáo dục những giá trị cốt lõi của DGSE và những phẩm chất mà một nhân viên DGSE phải có, đó là "lòng trung thành, sự thận trọng, khả năng thích ứng". Trong quá trình làm việc, các nhân viên sẽ trải qua các khóa đào tạo khác nhau, tùy từng chức vụ. Đặc biệt, để được ra nước ngoài việc làm, ứng viên phải trải qua làm việc tại Trung tâm ít nhất 5-6 năm, qua một thời lượng huấn luyện khoảng 50 tuần.