(tiếp)
Quá trình hoạt động
Thời kỳ Chiến tranh Lạnh
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Australia là đồng minh thân cận của Mỹ và các nước phương Tây. Chính sách chống lại ảnh hưởng của Chủ nghĩa cộng sản cũng như gia tăng ảnh hưởng của nước này trong khu vực và trên thế giới là chính sách nhất quán của Chính phủ Australia trong suốt giai đoạn này. Đồng thời đây chính là nhân tố chi phối trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ cũng như các hoạt động của ASIS với tư cách là một cơ quan phụ trách tình báo đối ngoại.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, chính quyền Australia xác định xây dựng ASIS theo mô hình cơ quan tình báo MI6 của Anh. Năm 1954, ASIS được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao và Thương mại quản lý. Ngày 15 tháng 8 năm 1958, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia ra chỉ thị bổ sung hoạt động của ASIS bao gồm cả việc thực hiện “các hành động chính trị đặc biệt".
Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, ASIS đã thực hiện tuyển dụng theo hình thức công khai trên các báo chí Australia. Tháng 11 năm 1972, trên tờ "The Daily Telegraph" đã xuất hiện những thông tin tuyển dụng nhân viên của ASIS, yêu cầu tốt nghiệp từ các trường đại học Australia và sẽ thực hiện các nhiệm vụ gián điệp ở châu Á.
Các thông tin về ASIS cũng chỉ được biết sơ sài trên báo chí địa phương. Năm 1972, chuyên trang tài chính của Australia, tạp chí "Financial Review" đã đăng một bài viết chuyên sâu hơn về Cộng đồng Tình báo Australia (bao gồm ASIS, Cục Tình báo An ninh Australia (ASIO), Tổ chức liên Tình báo (DICT), Cục Tín hiệu Quốc phòng (DSD] nay là Cục Tín hiệu Australia và Văn phòng Giám định Quốc gia (ONA). Theo báo này, vai trò của ASIS chỉ là "thu thập và phổ biến các thông tin chứ không phải là phân tích hoặc tư vấn chính sách kinh tế, mặc dù điều này rõ ràng là rất khó tránh”.
Cũng trong những năm 70 của thế kỷ XX, ASIS được cho là đã độc lập hoặc phối hợp với tình báo Mỹ và phương Tây thực hiện các chiến dịch với tên gọi là "hành động chính trị đặc biệt” nhằm can thiệp vào tình hình một sỗ nước trên thế giới.
Vụ Favaro và sự can dự vào đảo chính Chile năm 1973
Một ví dụ điển hình cho các hành động chính trị đặc biệt của ASIS là vụ Favaro liên quan đến vấn đề độc lập của Đông Timor. Giáo sư nghiên cứu chính trị quốc tế Clinton Fernandes thuộc Đại học New South Wales (Canberra, Australia) cho biết trong những năm 70 của thế kỷ XX, các chính phủ Australia dưới thời Malcolm Fraser, Bob Hawke và Paul Keating đã hợp tác với Quân đội Indonesia và Tổng thống Suharto để che giấu chi tiết tình hình Đông Timor với mong muốn có quan hệ tốt đẹp với Indonesia, thiết lập một vùng đệm an ninh quan trọng phía bắc Australia. Tuy nhiên, Chính phủ Australia cũng đã cung cấp nơi tị nạn cho những người đấu tranh giành độc lập của Đông Timor. Trong cuộc tiến công của Indonesia vào Đông Timor năm, 1975, nhiều nhân viên ASIS đã được cử tới đây hoạt động. Trong đó, một số nhân viên ASIS đã có quan hệ với một doanh nhân người Australia tên là Frank Davili làm việc ở Đông Timor. Người này đã cung cấp cho ASIS thông tin chi tiết về tình hình địa phương. Tuy nhiên, sau đó danh tính của Frank Davili đã bị rò rỉ, gây ra những ảnh hưởng xấu cho quan hệ ngoại giao của Australia và nước láng giềng Indonesia. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự đối đầu giữa Thủ tướng Gough Whitlam và Giám đốc ASIS Bill Robertson.
Đảo chính quân sự tại Chile năm 1973
Một ví dụ khác là sự can dự của ASIS vào cuộc đảo chính quân sự tại Chile năm 1973. Chi nhánh tình báo của ASIS trong Đại sứ quán Australia tại Chile được thiết lập tháng 7 năm 1971 theo yêu cầu của CIA. Tuy nhiên, sau khi nhậm chức vào tháng 12 năm 1972, Thủ tướng Australia lúc đó là Gough Whitlam đã ký một văn bản yêu cầu đóng cửa hoạt động của chi nhánh này. Ngày 11 tháng 9 năm 1973, một cuộc đảo chính quân sự được cho là có sự hậu thuẫn của CIA đã diễn ra tại Chile, dẫn đến sự ra đi của tổng thống mới được bầu của nước này, ông Salvador Allende - một người theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Mặc cho chỉ đạo của Thủ tướng Whitlam, đại diện ASIS đã không rời Chile cho đến tháng 10 năm 1973. Đây là một trong những sự cố do mâu thuẫn giữa Thủ tướng Gough Whitlam vầ Giám đốc Robertson. Whitlam cáo buộc Robertson không tuân lệnh và tìm cách trì hoãn đóng cửa chi nhánh ASIS ở Chile, mặc dù Robertson đã bác bỏ điều này. Sự thất bại của việc đóng cửa chi nhánh của ASIS tại Chile là một trong những lý do cho việc sa thải Giám đốc ASIS Bill Robertson vào ngày 21 tháng 10 năm 1975.
Ngày 21 tháng 8 năm 1974, Thủ tướng Gough Whitlam thành lập Ủy ban Giám sát tình báo và an ninh Hoàng gia (ISRC) gia còn gọi là Ủy ban Hope thứ nhất (FHC) (tồn tại từ năm 1974 đến năm 1977, lấy theo tên của thẩm phán Robert Marsden Hope, người đứng đầu ủy ban này) có chức năng kiểm soát hoạt động của các cơ quan tình báo Australia. Từ năm 1974 đến năm 1994, Chính phủ Australia đã thành lập thêm hai ủy ban tương tự là ủy ban Hope thứ hai, ủy ban Samuel-Codd. Các ủy ban này thành lập có tính chất cấp thời, với chức năng tiến hành cuộc điều tra liên quan đến hoạt động của các tổ chức trong Cộng đồng Tình báo Australia, trong đó có ASIS. Nhiệm vụ của các ủy ban này từng bước được cụ thể hóa, đó là: kiểm tra việc thực hiện các khuyến nghị của ủy ban Giám sát tình báo và an ninh; đánh giá các ưu tiên và phối hợp hoạt động giữa các tổ chức tình báo; thực hiện trách nhiệm giải trình của bộ trưởng và quốc hội; tiến hành các thủ tục khiếu nại trong trường hợp cần thiết; giám sát tài chính và sự tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động của các tổ chức tình báo. Các ủy ban này đã đưa ra nhiều báo cáo theo các vấn đề giám sát liên quan đến hoạt động của ASIS, tuy nhiên cho đến nay, những báo cáo này vẫn được giữ bí mật. Người ta chỉ biết rằng một trong số đó đánh giá bộ máy của ASIS được quản lý và vận hành tốt trong những năm 70 của thế kỷ XX. Ủy ban Hope thứ hai đã đưa ra các biện pháp mạnh mẽ hơn để nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Cộng đồng Tình báo Australia. Tất cả các khuyến nghị của Ủy ban Hope đều được chấp nhận và có ảnh hưởng lớn đến việc phân chia chức năng nhiệm vụ của Cộng đồng Tình báo Australia nói chung và ASIS nói riêng.
Ngày 25 tháng 10 năm 1977, Thủ tướng Australia Malcolm Fraser lần đầu tiên công khai sự tồn tại của ASIS và các chức nằng của cơ quan này trong một báo cáo chính thức của ủy ban Hope thứ nhất. Từ đây, người ta chính thức biết đến sự tồn tại của ASIS với tư cách là một cơ quan tình báo của Australia. Trước đó, mọi thông tin về ASIS đều chưa chính thức và được giữ bí mật tuyệt đối. Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Australia năm 1977 khẳng định: "ASIS có chức năng thu thập thông tin tình báo nước ngoài nhằm mục đích bảo vệ các lợi ích và nâng cao vị thế của đất nước, mọi hoạt động của tổ chức đều tuân theo quy định của Chính phủ Australia".
Sự cố khách sạn Sheraton
Ngày 30 tháng 11 năm 1983, ASIS đã gây ra sự chú ý của dư luận Australia sau thất bại thảm hại trong một bài huấn luyện thực tế của cơ quan này. Sự việc xảy tại khách sạn Sheraton, hiện nay là Mercure, phố Spring, thành phố Melbourne, bang Victoria. Tình huống giả định là các nhân viên ASIS phải tiến hành một cuộc điều tra và giải cứu con tin tại khách sạn này. Các nhân viên tham gia huấn luyện gồm mười lái xe, bốn nhân viên, sáu học viên dân sự của ASIS cùng hai lính đặc nhiệm của Trung đoàn đặc nhiệm số 1 nổi tiếng trong lực lượng tác chiến đặc biệt của Quân đội Australia.
Phóng viên bên ngoài khách sạn Sheraton, thành phố Melbourne năm 1983
Bài báo viết về sự cố khách sạn Sheraton, thành phố Melbourne năm 1983
Các hoạt động huấn luyện thực tế chỉ diễn ra sau khi mọi thứ đã được lên kế hoạch và chuẩn bị chu đáo về vật chất và con người. Cuộc giải cứu con tin giả định diễn ra ở tầng 10 của khách sạn Sheraton với yêu cầu không tiết lộ bất cứ thông tin hay phải xin phép ông chủ và nhân viên khách sạn. Khi lực lượng ASIS bị từ chối vào trong phòng của khách sạn, họ đã phá vỡ cánh cửa bằng búa tạ. Người quản lý khách sạn, Nick Rice, đã được một vị khách thuê phòng thông báo về sự xáo trộn ở tầng 10 của khách sạn. Rice nhanh chóng lên tầng 10 để tìm hiểu tình hình. Tuy nhiên, anh này đã bị một nhân viên ASIS áp sát, đưa trở lại thang máy xuống tầng trệt và ra sảnh. Tin rằng đang có một vụ cướp xảy ra trong khách sạn, Rice đã gọi cảnh sát. Khi thang máy mở ra ở tầng trệt, các nhân viên ASIS xuất hiện. Họ đeo khẩu trang, mang súng ngắn Browning 9mm và súng tiểu liên HK MP5. Họ buộc phải đi qua hành lang đến nhà bếp, nơi có hai chiếc xe ô tô đang đợi ở bên ngoài. Cảnh sát đã tới chặn một chiếc xe và bắt giữ "tội phạm” bao gồm hai nhân viên và ba học viên ASIS. Tuy nhiên, những người này đã từ chối mọi thủ tục xét hỏi mà cảnh sát tiến hành.
Giám đốc ASIS, John Ryan, người từ chức sau sự cố khách sạn Sheraton, thành phố Melbourne năm 1983
Hai ngày sau, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia lúc đó là Bill Hayden đã thông báo rằng một cuộc điều tra "ngay lập tức và toàn diện" vẫn đang được tiến hành bởi Ủy ban Hope thứ hai. Tháng 2 năm 1984, một bản báo cáo kết luận đã được ủy ban này đưa ra, trong đó đánh giá hoạt động huấn luyện của ASIS tại khách sạn Sheraton là yếu kém toàn diện, từ bước lên kế hoạch, triển khai đến giám sát thực hiện, ủy ban cũng khuyến nghị các biện pháp cải cách quy trình huấn luyện của ASIS, yêu cầu quá trình huấn luyện của cơ quan này phải loại bỏ ngay các tác động tiêu cực đối với công chúng.
Trong khi đó, cảnh sát tiểu bang Victoria cũng tiến hành các bước điều tra riêng rẽ về vụ việc trên. Tuy nhiên, họ đã không nhận được sự hợp tác của Giám đốc AS1S John Ryan. Bộ trưởng Bill Hayden đã được đề nghị cung cấp tên thật của bảy nhân viên tham gia vào bài huấn luyện mật. Thống đốc bang Victoria John Cain nói với Hayden rằng "theo những thông tin mà cảnh sát có được, không có điều gì được coi là thông tin bí mật ở đây".
Sau vụ việc, báo "Sunday Age" đã tiết lộ danh tính của năm nhân viên ASIS. Tờ báo này cho rằng không có cơ sở pháp lý nào ngăn cản việc xác định danh tính của một nhân viên ASIS. Mặc dù không nằm trong bản báo cáo công khai, Ủy ban Hope do Justice Hope đứng đàu đã chuẩn bị một phụ lục có vẻ như để giải quyết các hậu quả về an ninh và quan hệ đối ngoại do việc tiết lộ danh tính nhân viên ASIS gây ra. Tòa án Tối cao Australia cho rằng chính quyền nước này không thể bắt buộc các nhân viên phải giữ bí mật danh tính và hoạt động của họ.
Vào thời điểm xảy ra sự cố khách sạn Sheraton, pháp luật Australia cho phép ASIS tiến hành "hành động bí mật", bao gồm các hoạt động đặc biệt, bán quân sự, được lên kế hoạch sẵn trong trường hợp chiến tranh hoặc tình huống khủng hoảng xảy ra. Sau vụ việc và các khuyến nghị của Ủy ban Hope, chức năng hành động bí mật của ASIS dường như đã bị bãi bỏ.
Cuối cùng, trong quá trình điều tra, Ủy ban Hope phát hiện ra rằng trong quá trình thực hiện hoạt động huấn luyện, lực lượng ASIS đã sử dụng bạo lực, đe dọa nhiều nhân viên và khách thuê phòng ở khách sạn bằng vũ khí. Hope đã buộc Ryan phải thừa nhận sai lầm vì đã cho phép huấn luyện ở nơi công cộng với việc sử dụng vũ khí được che giấu. Giám đốc ASIS John Ryan buộc phải từ chức vào tháng 2 năm 1984. Thẩm phán Hope cũng lưu ý rằng các cá nhân liên quan đến sự cố khách sạn Shareton có thể bị Tiểu bang Victoria truy tố với một danh sách dài các tội hình sự bao gồm việc tàng trữ và sử dụng vũ khí bị cấm, tấn công thông thường, cố ý làm hư hỏng tài sản, cải trang mà không có lý do chính đáng... Hơn một năm sau sự việc diễn ra, Giám đốc Văn phòng Công tố Victoria đã kết luận rằng mặc dù đã có dấu hiệu tội phạm song chưa có đủ bằng chứng cụ thể để buộc tội bất kỳ người nào liên quan đến vụ việc. Sau đó, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Victorian Holdings - Công ty quản lý khách sạn Shareton, đã tiến hành các hành động pháp lý chống lại Chính phủ Liên bang; và cuối cùng vấn đề đã được giải quyết bên ngoài tòa án với việc khách sạn được bồi thường thiệt hại 300.000 đôla Mỹ. Tổng số tiền Chính phủ phải chi trả cho khách sạn và nhân viên là 365.400 đôla Mỹ.
Sự can dự vào Papua New Guinea
Australia và Papua New Guinea là hai quốc gia láng giềng, có quan hệ lịch sử gắn bó lâu đời. Phần Đông Nam New Guinea gọi là Papua, bị Anh thống trị từ năm 1884.
Năm 1901, Anh trao quyền thống trị phần lãnh thổ này cho Australia. Tiếp đó, năm 1920, theo quyết định của Hội Quốc Liên, vùng Đông Bắc New Guinea (thuộc địa cũ của Đức) nằm dưới quyền bảo hộ của Australia. Năm 1949, Papua và New Guinea thống nhất thành một quốc gia nằm dưới sự cai quản của Australia. Năm 1973, Papua New Guinea giành được quyền tự trị và năm 1975 tuyên bố độc lập khỏi Australia nhưng thường xuyên nhận được sự giúp đỡ cả về kinh tế và chính trị của chính quyền Canberra. Sau khi tuyên bố độc lập, một số vùng của Papua New Guinea thường xuyên có phiến quân nổi dậy, đã nhiều lần đấu tranh vũ trang với chính quyền đòi ly khai. Một trong số đó là tỉnh Bougainville (phía Bắc quần đảo Solomon) đã hai lần tuyên bố độc lập vào năm 1975 và năm 1990. Từ năm 1989 đến năm 1991, ASIS bị cho là đã tham gia huấn luyện Quân đội Papua New Guinea để đàn áp các phong trào độc lập ở Irian Jaya (Tây đảo Papua, nay là lãnh thổ Indonesia) và Bougainville. Những hoạt động trên của ASIS đã bị một số chính trị gia ở Australia lên án, kêu gọi đòi thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động của ASIS. Năm 1997, một cuộc đàm phán hòa bình do New Zealand làm trung gian, dẫn đến một chế độ tự trị cho hòn đảo Bougainville.
Thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh
Sau Chiến tranh Lạnh, ASIS liên tục dính vào những vụ bê bối và tranh cãi liên quan đến thẩm quyền và quá trình thực thi nhiệm vụ, làm ảnh hưởng không tốt đến uy tín của cơ quan này. Cuối năm 1993, ASIS đã trở thành chủ đề của giới truyền thông sau khi có những cáo buộc của chính các cựu quan chức cơ quan này rằng ASIS đang rơi vào tình trạng không thể kiểm soát. Đầu năm 1994, trong chương trình truyền hình "Four Corners”, hai cựu nhân viên ASIS đã tiết lộ có sự mâu thuẫn giữa ASIS và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia. Một số nhân viên đại sứ quán đã bất cẩn làm lộ danh tính các cá nhân nước ngoài hợp tác với ASIS, đe dọa đến an toàn của các nhân viên ASIS. Ngoài ra, còn có cáo buộc ASIS đã bí mật thu thập và lưu giữ hồ sơ của hàng chục nghìn công dân Australia, vi phạm quyền tự do cá nhân của công dân. Ngay lập tức, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Shadow đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về các cáo buộc. Chính phủ Australia đã bổ nhiệm thẩm phán Gordon Samuels và Mike Codd đứng đầu ủy ban giám sát tình báo và an ninh Hoàng gia (ISRC), có trách nhiệm tìm hiểu tính hiệu quả cũng như sự phù hợp trong cơ cấu tổ chức và thực hiện chức năng của AS1S. Sau quá trình điều tra, Samuels và Codd đã phủ nhận những cáo buộc này trong khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại cho biết: "ASIS có một số tập hồ sơ như vậy, nhưng chủ yếu có tính chất hành chính”. Theo báo cáo của Samuels và Codd, thông tin được công bố trong chương trình Four Corners đã "có những nhầm lẫn và độ chính xác cần phải xem xét lại". Họ kết luận rằng việc tiết lộ thông tin là không cần thiết và không hợp lý; điều này đã làm tổn hại đến danh tiếng của ASIS và Australia ở nước ngoài. Hai nhân vật này cũng bác bỏ bất kỳ thông tin nào cho rằng hoạt động của ASIS là không thể kiểm soát được; đồng thời đánh giá ASIS có cấu trúc hợp lý, mọi hoạt động đều hợp pháp.
Bước sang thế kỷ XXI, để đáp ứng với những thách thức đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố quốc tế, ASIS đã trải qua quá trình chuyển đổi đáng kể nhất trong lịch sử của cơ quan này. Trong khi duy trì các yêu cầu về tin tức truyền thống, ASIS thúc đẩy việc thu thập thông tin tình báo về các chủ thể phi nhà nước, bao gồm cả mạng lưới khủng bố và các tổ chức di trú bất hợp pháp. Năm 2000, kinh phí bảo đảm cho hoạt động của cơ quan này đã tăng gấp đôi. Trong năm tài chính 2004 - 2005, ngân sách của ASIS là trên 100 triệu USD cùng một khoản 20 triệu đôla Mỹ được phân bổ sau tháng 9 năm 2001 dành riêng cho chống khủng bố.
Năm 2001, Quốc hội Australia thông qua Đạo luật An ninh Tình báo đầu tiên cung cấp cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của ASIS. Đạo luật cũng công khai các chức năng và giới hạn của tổ chức, đồng thời khẳng định lại phạm vi hoạt động chủ yếu của ASIS là nước ngoài. ASIS thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tình báo khác trong nước và với các tổ chức tình báo của Anh và Mỹ (như MI6, CIA). Ngoài ra, ASIS còn là cơ quan đầu mối giữ vai trò hợp tác tình báo với các nước khác trên thế giới trong đó có nhiều nước châu Á. Việc sử dụng vũ khí của nhân viên ASIS bị cấm (trừ tự vệ). Đạo luật quy định chính thức quyền lãnh đạo trực tiếp ASIS thuộc về Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, đồng thời nêu rõ các hoạt động thu thập tình báo liên quan đến công dân Australia phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại, nhưng giới hạn các trường hợp mà điều này có thể được thực hiện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại có trách nhiệm đưa ra các quy tắc tiến hành thông tin liên lạc và lưu giữ thông tin tình báo liên quan đến người Australia.
Tháng 3 năm 2004, Thủ tướng Australia đã chỉ định thành lập một ủy ban điều tra các cơ quan tình báo Australia có tên ủy ban điều tra Flood, có chức năng tương tự như Ủy ban Hope trước đây. Cơ quan này đã đưa ra khuyến nghị cần tăng cường trách nhiệm điều phối và đánh giá của Văn phòng Thủ tướng và Nội các trong việc đề ra các ưu tiên tình báo cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong Cộng đông Tình báo Australia (AIC), trong đó có ASIS. Cũng trong năm 2004, Đạo luật An ninh Tình báo năm 2001 được sửa đổi, bổ sung và làm rõ hơn một số vấn đề về thẩm quyền cũng như cơ chế hoạt động của ASIS. Theo đó, các nhân viên ASIS có quyền mang theo vũ khí song chỉ được sử dụng với mục đích tự vệ; ASIS có thể tham gia làm việc với các cơ quan tình báo nước ngoài như CIA hoặc MI6 trong việc lập kế hoạch các hoạt động quân sự và bán quân sự nhưng không tham gia triển khai các kế hoạch này.
Ngày 17 tháng 9 năm 2008, sau khi tham khảo ý kiến với Giám đốc ASIS, Tổng Thanh tra An ninh - Tình báo và cơ quan tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ban hành văn bản "Những quy định bảo vệ quyền riêng tư của công dân Australia”, trong đó có đề cập đến việc thu thập thông tin tình báo có liên quan đến công dân Australia. Theo đó, ASIS chỉ được thu thập những thông tin của công dân Australia vì mục đích tình báo trong trường hợp công dân Australia có những hành động được cho là đe dọa đến an ninh quốc gia, hoặc có sự điều khiển của cơ quan đặc biệt nước ngoài làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia Australia. Bất kỳ hoạt động thu thập thông tin về công dân Australia đều phải được sự chấp thuận của Giám đốc ASIS và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại.
Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, an ninh Australia nói chung và ASIS nói riêng phải đối mặt với nhiều thách thức mới như chủ nghĩa khủng bố quốc tế, tấn công mạng, hoạt động gián điệp tình báo từ nước ngoài... Các vụ khủng bố nhằm vào Australia ngày càng tăng cả về mức độ và tính chất, hậu quả. Bên cạnh đó, an ninh mạng của nước này cũng là vấn đề đáng lo ngại khi tin tặc và gián điệp mạng thường phát động tấn công thông qua một nước hoặc các nhà cung cấp dịch vụ trung gian. Đầu năm 2011, các phương tiện truyền thông Australia đã dẫn một báo cáo của Quỹ Kokoda cho biết Australia đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh mạng chưa từng có, gia tăng theo tốc độ nhanh hơn khả năng đối phó của chính quyền liên bang. Trong nhiều năm qua, Australia đã tăng ngân sách và quyền hạn cho các cơ quan cảnh sát và tình báo trong đó có ASIS nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố, đối phó với những hoạt động gián điệp, can thiệp chính trị được cho là "đáng lo ngại" từ một số nước. Chính phủ Australia đã chuyển sự chú ý qua những hành vi can thiệp vào nội tình chính trị Australia và thực hiện rà soát để sửa đổi luật tình báo, siết chặt luật lệ về các khoản quyên góp chính trị và đặt ra ngoài vòng pháp luật những hành vi can thiệp từ nước ngoài. Trước những thay đổi của tình hình mới, ASIS tiếp tục đầu tư cho công tác phản gián nhằm ngăn chặn các cơ quan tình báo nước ngoài, hoạt động thu thập tin tức và phá hoại tình hình nội bộ Australia. ASIS chủ trương đổi mới cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cơ quan, đồng thời đẩy mạnh phát triển lực lượng ra ngoài nước, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan an ninh, tình báo của các nước đồng minh phương Tây.
Đầu năm 2013, các nhóm vận động bảo vệ quyền lợi công dân của Australia lên tiếng cảnh báo, ASIS đang vận động nhằm gia tăng quyền hành của họ trong các hoạt động thu thập thông tin tình báo. Giám đốc ASiS Nick Warner khẳng định: "ASIS cần phải thích nghi hóa và được bổ sung thêm quyền lực để thu thập các dữ liệu tình báo”, đồng thời kêu gọi công chúng và Chính phủ Australia thừa nhận sự thay đổi và những thử thách mà ASIS đang phải đối diện.