6. TỔNG CỤC AN NINH ĐỐI NGOẠI PHÁP (DGSE)
Năm 2013, Pháp đã công bố Sách Trắng về quốc phòng và an ninh quốc gia. Đây là tài liệu quan trọng bởi nó đưa ra những định hướng chiến lược lớn về quốc phòng an ninh của Pháp trong 15 năm tiếp theo, đồng thời cũng là cơ sở để xây dựng Luật Kế hoạch Quân sự được áp dụng từ 2019-2025. Trong đó, tình báo là một nội dung ưu tiên, bởi đây là lĩnh vực tối quan trọng, được Tổng thống Pháp nhắc lại nhiều làn "góp phần quan trọng đảm bảo duy trì vị thế của đất nước trên trường quốc tế cũng như đảm bảo quyền tự chủ của đất nước". Do vậy, Pháp quyết tâm dành những ưu tiên cho tình báo theo hướng: Thực thi nguyên tắc chia sẻ nguồn lực cho tình báo; tăng cường quản trị trong lĩnh vực tình báo; quan tâm hơn cho phát triển tình báo nội địa; tăng cường đầu tư lớn trong tất cả các lĩnh vực tình báo.
Trong Cộng đồng Tình báo Pháp được cải tổ từ năm 2008, có sáu cơ quan tình báo bao gồm: hai cơ quan có chức năng chung là Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE), Tổng cục An ninh Nội địa (DCSI) và bốn cơ quan chuyên trách: Cục Tình báo quân sự (DRM), Cục Bảo vệ và An ninh quốc phòng (DPSD), Cục Tình báo và Điều tra Hải quan Trung ương (DNRED), Cục Xử lý Thông tin tình báo và Hành động chống tội phạm tài chính (TRACFIN). Sáu cơ quan này đặt dưới sự điều phối chung của Cơ quan Điều phối quốc gia về tình báo (CNR).
Trong số các cơ quan tình báo của Pháp thì Tổng cục An ninh đối ngoại Pháp (DGSE) là cơ quan tình báo đối ngoại. DGSE nằm trong biên chế của Bộ Quốc phòng Pháp và cùng Tổng cục An ninh Nội địa DGS1 có nhiệm vụ cung cấp thông tin tình báo và bảo vệ các lợi ích của Pháp trên phạm vi toàn thế giới, thông qua các hoạt động bán quân sự và phản gián ở nước ngoài. Trụ sở chính của DGSE đóng tại quận 20, Thủ đô París.
Lịch sử hình thành
Tiền thân của DGSE là Cục Hồ sơ tư liệu nước ngoài và phản gián (SDECE). SDECE được thành lập năm 1946 trên cơ sở nâng cấp Văn phòng Trung ương về công tác tình báo và hành động (BCRA) thời Chiến tranh thế giới thứ Hai. SDECE nổi tiếng ở Pháp với cái tên "La Piscine" (Bể bơi) vì trụ sở của nó ở Paris nằm cạnh một hồ bơi công cộng. SDECE là cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Pháp nhưng thực tế vẫn có quyền báo cáo với Tổng thống Pháp một số vấn đề đặc biệt. Tuy nhiên, cơ quan này thường phải đối đầu với sự cạnh tranh từ các cơ quan tình báo khác của Pháp, trong đó có Phòng Nhì (Deuxieme Bureau) phụ trách Việt Nam và Algeria thời điểm đó là thuộc địa của Pháp. Năm 1949, SDECE được cho là có liên quan đến vụ để lộ lọt tài liệu liên quan đến chiến tranh Việt Nam của Quân đội Pháp. Vụ này sau đó bị Tạp chí Time của Mỹ phanh phui mặc dù Chính phủ Pháp đã cố che giấu. Sau đó, Chính phủ Pháp bị tố cáo nghe lén đại diện thường trú của tạp chí này tại Paris, khiến cho quan hệ Mỹ - Pháp gặp sóng gió.
Những năm 50 của thế kỷ XX, thành tích nổi bật của SDECE là thực hiện các vụ thu thập nhiên liệu máy bay Liên Xô đổ bộ vào Pháp phục vụ công tác phân tích các chất chống đông trong nhiên liệu máy bay. Cũng thời gian này, bộ phận giải mã của SDECE đã giải mã thành công một số mã ngoại giao của Liên Xô. Năm 1951, SDECE thành lập Tổ chức chỉ huy Không quân Hỗn hợp ở Việt Nam, một bộ phận của "Trung tâm Hành động" (cùng với Trung đoàn Dù số 11) nhằm chống lại quân và dân Việt Nam đang đấu tranh giành độc lập khỏi thực dân Pháp.
Trong suốt hai thập niên sau đó (1950-1970), SDECE tiến hành nhiều phi vụ trong đó có những phi vụ ám sát chính trị được cho là có liên quan đến SDECE và để lại những tai tiếng không tốt cho cơ quan này. Điều này đã đặt ra nhu cầu cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của SDECE.
Tổng thống Pháp Georges Pompidou
Năm 1970, Tổng thống Pháp Georges Pompidou đã chỉ thị cho Giám đốc SDECE Alexandre de Marenches phải nhanh chóng làm trong sạch bộ máy của cơ quan này. Theo đó, Marenches đã sa thải một nửa số nhân viên của SDECE tương đương khoảng 1.000 người; giúp cho đội ngũ SDECE chuyên nghiệp hơn và ít bị chính trị hóa hơn; thay đổi trọng tâm nhiệm vụ từ việc ám sát kẻ thù của Pháp sang thu thập thông tin tình báo; hiện đại hóa các phương cách thu thập và phân tích thông tin tình báo.
Giám đốc SDECE Alexandre de Marenches
Marenches được đánh giá là một trong những giám đốc có khả năng nhất SDECE khi những bước cải cách của ông ta đã cứu vãn cơ quan từ chính nó. Chính nhờ chính sách mới của Marenches, SDECE đã có sự thay đổi thực sự về chất, trở thành một cơ quan tình báo chuyên nghiệp hơn thay vì chỉ là một bộ máy để thiết kế những vụ ám sát chính trị.
Cùng với đó, Marenches cũng khôi phục mối quan hệ đã bị phá vỡ với C1A dưới thời Tổng thống Charles de Gaulle. Năm 1975, SDECE đã làm việc với CIA và Chính phủ Congo để hỗ trợ Mặt trận Giải phóng Quốc gia Angola trong cuộc nội chiến Angola. Đồng thời, SDECE tiếp tục công việc truyền thống của nó là đảm bảo rằng các nước thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi luôn trong phạm vi ảnh hưởng của Pháp. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Ali Soilih, Tổng thống của Comoros (một quốc đảo vốn là thuộc địa của Pháp ở Đông Nam châu Phi) có thái độ thù địch với Pháp sau khi giành được quyền lực trong cuộc đảo chính năm 1975. Sau đó, năm 1978, SDECE đã bằng nhiều cách tiến hành một cuộc đảo chính lật đổ vị tổng thống này.
Năm 1981, khi Francois Mitterrand trở thành tổng thống mới của Pháp, ông đã sa thải Marenches vì cho rằng Marenches quá bảo thủ trong khi tình báo Pháp cần phải đổi mới hon để tăng cường hiệu quả. Sau đó, Pierre Marion, cựu Giám đốc điều hành của Air France được bổ nhiệm làm giám đốc mới của SDECE. Năm 1982, Cục Hồ sơ Tư liệu nước ngoài và Phản gián Pháp (SDECE) cũng được đổi tên thành Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp (DGSE) như ngày nay.
Pierre Marion
Pierre Marion sinh ngày 24 tháng 1 năm 1921 tại thành phố cảng Marseille. Ông được xem là người có công lớn trong hiện đại hóa hoạt động tình báo Pháp. Với kinh nghiệm quốc tế, ông đặt ra ba nội dung chính cho công cuộc này. Đó là thúc đẩy tin học hóa, ứng dụng công nghệ trong các hoạt động tình báo; mở ra hướng tình báo kinh tế trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các cường quốc kinh tế mới nổi từ cuối thế kỷ XX như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, Hàn Quốc, Brazil; và cuối cùng là thúc đẩy quá trình “phi quân sự hóa" DGSE. Theo Marion, đế hoạt động hiệu quả hơn, các cơ quan tình báo Pháp phải thu hút được sự tham gia của lực lượng dân sự với các thành phần nghề nghiệp, tầng lớp khác nhau như kỹ sư, nhà kinh tế, sử gia, các nhà địa lý, ngôn ngữ học... Sự thay đổi này cũng phù hợp với xu thế của các cơ quan tình báo khác trên thế giới như CIA (Mỹ), MI6 (Anh) hay BND (Đức)... Mục đích là để giải phóng tình báo khỏi khuôn khổ các hoạt động công nghiệp - quân sự vốn tỏ ra không còn phù hợp và thiếu hiệu quả với tình hình nước Pháp lúc này, đặc biệt là những nguy cơ mà đất nước đang phải đối mặt. Pierre Marion đã phát triển lý thuyết này trong cuốn sách "Sức mạnh vô hình" (Le pouvoir sans visage) xuất bản năm 1988.
Vụ đánh bom ở phố Rue des Rosiers
Tuy nhiên, không lâu sau, tháng 11 năm 1982, Pierre Marion đã bị bãi nhiệm khỏi chức vụ Giám đốc DSGE sau vụ đánh bom ở phố Rue des Rosiers trung tâm Paris (tháng 8 năm 1982). Những lời chỉ trích đã hướng đến DSGE và Marion, người ta cho rằng đó là sự thất bại của cơ quan này cũng như của chính Marion. Trong những chia sẻ sau đó, ông cho rằng mình đã phải hứng chịu những chỉ trích trong việc thực thi quyền lực của chính quyền Tổng thống Francois Mitterrand, ông miêu tả các cơ quan tình báo Pháp đã hoạt động thực sự kém hiệu quả và thường bị sa lầy trong các cuộc tranh cãi nội bộ với những mưu đồ khác nhau, đặc biệt là giữa DGSE, Cục Giám sát Lãnh thổ (DST), Gendarmes (Lực lượng Hiến binh)... Năm 1989, trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo người Mỹ, Marion thừa nhận một số nhân viên DGSE đã có mặt và hoạt động tình báo thông qua các công ty lớn chuyên về khoa học máy tính của Mỹ. Tiết lộ này đã gầy ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa hai nước Mỹ - Pháp, mà tới thời Thủ tướng Michel Rocard mới vượt qua được. Năm 1999, trong cuốn "Ký ức vùng tối" Marion đã có những đoạn chỉ trích khá thâm cay chính quyền Tổng thống Francois Mitterrand. Ông đã chỉ trích sự thiếu "văn hóa kinh tế" trong cách điều hành của chính quyền Mỉtterand trong bối cảnh và thời điểm diễn ra nhiều biến động trong cán cân quyền lực trên thế giới có nguyên nhân đến từ các vấn đề kinh tế. Ông viết, với tư cách là người đứng đầu Nhà nước "cách tiếp cận của Francois Mitterrand đối với các vấn đề quốc tế đôi khi chỉ đơn thuần qua lăng kính chính trị mà thiếu đi góc nhìn về kinh tế, văn hóa lịch sử".
Đô đốc Hải quân Pierre Lacoste
Từ tháng 11 năm 1982 đến tháng 9 năm 1983, Đô đốc Hải quân Pierre Lacoste được giao giữ chức Giám đốc DGSE. Pierre Lacoste sinh ngày 23 tháng 1 năm 1924 tại Paris. Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, ông ta trốn khỏi nước Pháp lúc đó đang bị chiếm đóng và gia nhập lực lượng quân đội Pháp ở Bắc Phi. Sau khi tốt nghiệp Trường Hải quân, ông ta trở thành sĩ quan hải quân với nhiều thành tích, trong đó nổi bật nhất là ở Đông Dương. Sau thời gian dài thực hiện nhiệm vụ gắn liền với biển, năm 1975, ông ta được bổ nhiệm làm Trợ lý Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Pháp. Năm 1976, ông thành chỉ huy trưởng Trường Chiến tranh Hải quân, một trường quân sự nổi tiếng của Pháp. Tháng 10 năm 1978, ông ta trở thành trợ lý phụ trách vấn đề quân sự trong cơ cấu nội các của Thủ tướng Pháp Raymond Barre. Tháng 9 năm 1980 ông ta được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng vùng Địa Trung Hải.
Tướng Rene Imbot
Tháng 9 năm 1985, Tướng Rene Imbot được Tổng thống F. Mitterand chỉ định giữ chức Giám đốc DGSE. Rene Imbot sinh ngày 17 tháng 3 năm 1925 trong một gia đình quân nhân ở Roussillon, gần biên giới Pháp với vùng Catalonia (Tây Ban Nha). Năm 16 tuổi, ông ta gia nhập quân đội và trải qua nhiều cương vị và chiến trường khác nhau, trong đó có chiến tranh Đông Dương và Algeria. Trước khi được bổ nhiệm Giám đốc DGSE, ông ta là Tư lệnh Lục quân Pháp, có mối quan hệ gần gũi với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Charles Hemu.
Năm 1992, hầu hết các bộ phận liên quan đến quốc phòng của DGSE đã được chuyển sang Cục Tình báo Quân sự (DRM) do không còn phù hợp với bối cảnh tình hình sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, những năm sau đó, người đứng đầu DGSE vẫn là những người xuất thân trong giới quân sự như: Tướng Không quân François Mermet (từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 3 năm 1989), Claude Silberzahn (tháng 3 năm 1989 đến tháng 6 năm 1993), Jacques Dewatre (cựu học viên Trường Quân sự đặc biệt Saint Cyr, từ tháng 6 năm 1993 đến tháng 12 năm 1999).
Jean-Claude Cousseran
Năm 1999, lần đầu tiên một nhà chính trị xuất thân trong giới ngoại giao là Jean-Claude Cousseran được bổ nhiệm làm Giám đốc DGSE. Cousseran đã từng trải qua cưomg vị là Đại sứ Pháp ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria và cũng là một chuyên viên nghiên cứu chiến lược trong Bộ Ngoại giao. Cousseran đã tiến hành cải tổ lại DGSE nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong tình hình mới. Kể từ đó, các vị giám đốc của DGSE đa phần xuất thân từ giới ngoại giao như: Pierre Brochand (tháng 7 năm 2002 đến tháng 10 năm 2008), Erard Corbin de Mangoux (tháng 10 năm 2008 đến tháng 4 năm 2013), Bernard Bajolet (tháng 4 năm 2013 đến tháng 4 năm 2017), Bernard Ernie (tháng 6 năm 2017 đến nay).
Trụ sở DGSE
Bernard Ernie sinh ngày 6 tháng 9 năm 1958 xuất thân trong một gia đình doanh nhân, ông từng là một nhà ngoại giao kỳ cựu trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc DGSE.