http://dantri.com.vn/kinh-doanh/phan-lon-vai-thieu-o-ha-noi-khong-xin-744544.htm
Một bài báo về vải Thiều được đăng tải mà chỉ nhắc đến vải Lục Ngạn - Bắc Giang làm cho độc giả Hải Dương và độc giả Bắc Giang vào cãi nhau úm tỏi.
Lại nhớ có lần ngồi nói chuyện với một người làm trong sở VH HD, tôi cũng đã từng đề cập đến vấn đề là: tại sao ngành không quan tâm đến vấn đề quảng bá đặc sản quê hương mà lại để cho một nơi khác chiếm lĩnh thị trường truyền thông đối với một sản phẩm mà mình nắm quá nhiều thế mạnh đến như vậy? Thì được trả lời: không cần truyền thông sâu rộng để cho nó tốn kinh phí, ai biết thì cũng biết rồi. Với cả đã là đặc sản thì nó có nhiều đâu, gọi là vải thiều Thanh Hà nhưng thực ra chỉ có chưa đến chục xã (đơn vị hành chính) là trồng vải diện rộng và ngon. Đấy chú thấy là quê ta vải chưa chín thương lái đã đặt mua hết rồi thì còn truyền thông quảng bá làm gì nữa...Mới nghe qua thì có vẻ chỉ là một câu nói lấp liếm cho qua chuyện như rất nhiều các câu trả lời thiếu trách nhiệm khác của lãnh đạo sở ban ngành văn hóa; nhưng riêng bản thân tôi thì lại thấy là nó cũng có phần đúng.
Tôi là người sinh ra và lớn lên bên cạnh gốc vải Thanh Hà, nhưng cũng chính vì thế mà từ bé đến lớn tôi chưa bao giờ ăn một quả vải quê mình mà cảm thấy ngon đến mức như truyền thông vẫn ca ngợi vải quê tôi cả (Ngọt lịm, thanh mát, thơm blah blah...) Nhưng khi ra ngoài thì tôi lại càng không thể ăn được vải ở nơi khác đơn giản bởi vì nó quá tệ.
Nhiều người Lục Ngạn lầm tưởng vải Thanh Hà và Vải Thiều là hai giống khác nhau (hoặc các bạn tự đặt tên cho nó là như vậy) nhưng thực tế là hai cách gọi đó là một. Mặc dù ngày nay do nhu cầu thương mại, cả ở Thanh Hà và Lục Ngạn đều trồng thêm rất nhiều loại vải chín sớm khác : Tu hú, vải chua(vải nhỡ), U hồng, U trứng, Tàu Lai... nhưng loại vải chín chuẩn mùa, muộn nhất và ngon nhất vẫn chỉ là vải Thiều.
Huyện Thanh Hà địa lý chia thành 24 xã nhưng thực tế vải Thiều chỉ có nhiều và ngon nhất ở "6 xã khu đảo Hà Đông" - nơi được bao bọc bởi sông lớn và chia nhỏ như bàn cờ bởi sông nhỏ, kênh rạch đan xen chằng chịt; nơi nước phù sa mát lịm sông Thái Bình hàng ngày bồi đắp vào từng gốc vải. Nơi mà ngoài vải Thiều ra thì còn có thêm nhiều "đặc sản" quê hương khác như: Rươi, cáy, rạm, ruốc...
"Vải Thiều chất lượng khác nhau đến từ từng gốc vải" - Câu nói này đối với người quê tôi thì không có gì xa lạ. Đơn giản nhất là trong 6 xã đảo trồng vải đó chất lượng cũng đã khác nhau rất nhiều. Tuy chỉ cách nhau đường chim bay chưa đến 5km nhưng vải thiều xã Hợp Đức, Trường Thành ngon sao bằng vải xã Thanh Hồng; trong xã Thanh Hồng thì đúng thật chỉ có làng Thiều vải là ngon nhất. Tuy theo suy diễn sách vở về "vải học" của đơn vị phụ trách thương hiệu vải thiều thì tên gọi đó xuất phát từ gốc gác vải "Thiều Châu" bên Trung Quốc; nhưng tôi lại cho rằng sở dĩ giống vải ngon có tên như vậy là đặt theo tên làng trồng nó ngon nhất mà thôi.
Vậy thử hỏi một sản vật có sản lượng ít đến như vậy và việc săn đón của các thương lái từ lúc quả vải vừa đậu thì liệu có bao nhiêu người ở các tỉnh thành khác được một lần thưởng thức??? Và có đáng để mọi người tốn thời gian đi tranh cãi chất lượng với vải ở các địa phương khác làm gì???
Một câu thơ về câu vải tổ - Thanh Hà
" Anh đưa em về xã Thanh Sơn
Thăm cây Vải Tổ vẫn nghe đồn
Ung dung bám trụ nơi trời đất
Tán rộng, cành vươn- tưởng có hồn"