- Biển số
- OF-709729
- Ngày cấp bằng
- 7/12/19
- Số km
- 57
- Động cơ
- 88,780 Mã lực
- Tuổi
- 37
đất quê chắc cũng rẻ, sao cụ ko mua luôn phần đất ông chú mà cứ trông chờ ông í phải sang tên cho cụ chủ?
Đọc cái topic thì thấy đúngcảm ơn cụ đã đọc ạ, em lăn tăn là nên bỏ qua vụ này không hay là kệ mạnh ai người lấy sống
Chuẩn ông chủ thớt này mới là đứa tham và láo nhấtHehe, em ko cần suy từ bụng em ra làm gì .
Cụ buồn vì chú của cụ ko cho mình như đã nói, để mình làm đc cái nhà 5 gian ở cho nó rộng rãi cái thằng người.
Bố cụ mất rồi thì cụ phải kính chú như bố, chứ cụ là dạng con cháu gì mà vì 2 gian nhà ko phải của mình mà cạn tình với chú, cô, bác của mình? Họ đã lấy gì của nhà cụ?
Cụ ko nên sống khôn quá
Cụ sao phải than. Dựa vào cái tiếng là cháu đích tôn cụ đã được chia phần lớn rồi. Được chia nhiều thế đã bao giờ cụ đã nghĩ đến cảm xúc của các Chú, của các con của Chú chưa? Hay là cụ chỉ chú ý để cảm xúc của mình cụ. Cháu đọc kỹ mấy trang, có thể nói là cụ hơi ích kỷ vì cụ là con một, không có anh em chia sẻ, quen mọi chuyện trong nhà đều được nhường rồi. Giờ thấy trái ý là cụ cáu.Không biết cụ bao nhiêu tuổi, thôi trên diễn đàn em cứ xưng theo cách của diễn đàn
Em không than việc chia cho mình ít nhiều, em trách là ở việc ăn nói hai lời, họp lần hai sau lưng em, và là cha chú không nên nói câu “nếu mày không có con trai thì sao” nói câu đó có nghĩ đến cảm xúc của em không, Em nghĩ tình cảm người nhà nói câu đó ko đi,
Các cụ già làm sao biết được thủ tục cho có điều kiện. Mà cụ hỏi toàn bộ dân of này xem tỉ lệ biết thủ tục trên là bao nhiêu. Bản thân thủ tục cho có điều kiện cũng không đơn giản như cho đứt và khi có tranh chấp phát sinh thì việc giải quyết cũng rất phức tạp.Cụ nhầm, em tìm hiểu kỹ rồi,
Vậy chú chắc nhiều tuổi, cháu cũng xin gọi chú cho phải phép. Cháu chưa nghĩ sâu đến vấn đề này nhưng cháu có ý như này
Thứ nhất cháu nói rồi, cháu không tham, tham thì cháu cứ làm luôn 5 gian, sau phát sinh như nào thì giải quyết tiếp
Thứ 2 việc thờ cúng nếu cần thì nên làm cái giấy cho tài sản có điều kiện, không nên lấy đó làm lý do, mà lại nói thẳng mặt con cháu trong nhà như vậy, nếu là chú bị nói như vậy chú có bỏ qua không? Nếu chú bỏ qua được thì chú hơn hẳn cháu
Thứ 3, nếu cháu có con trai, con trai cháu không có con trai hoặc nó định cư nước ngoài, cháu là trưởng cháu hoàn toàn có thể làm giấy trao lại cho em gần nhất trong gia đình
Cháu trả lời như vậy không biết đã ổn hơn là ném vào mặt cháu 1 câu không có con trai chưa?
Có lẽ cụ đang nhầm về thừa kế. Vì ông chết trước bố nên bố được hưởng thừa kế của ông. Sau bố chết nên con được hưởng phần của bố.Theo đúng luật, Cụ chủ thì thuộc hàng thứ 2, lúc làm thừa kế thì đương nhiên tài sản được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất. (và chả có mét nào)
Họ đang tôn trọng thân sinh của họ, tôn trọng di chúc mồm của ông Cụ đấy thôi.
Còn việc hứa giữa hai anh em ông con thì chả có giá trị gì, lúc anh còn sống thì lòng tin của ông em, hoặc ít ra là Quyền huynh thế phụ, nên họ muốn giao lại để có nơi rộng rãi để thờ cúng. Anh mất rồi, họ muốn giữ lại, sợ ông cháu quý tử làm mất, thì sau này, đứng ngoài bái vọng vào chắc.
Mình cũng có mà cụ, chỉ có điều ít ai thực hiện. Trong luật dân sự có quy định tài sản chung (ví dụ như nhà thờ họ) không chia đó, nhưng có ai căn cứ vào đó để thỏa thuận hay văn bản hóa lên đâu.Em cũng nghĩ như cụ. Nói chung cũng là quá trình tiếp cận văn minh. Sau cứ di chúc rõ ràng là lành, còn k theo luật. Còn với những tài sản mang tính truyền đời như nhà thờ họ, nhà hương hỏa thì nên có những chế định kiểu tụi tây, nó gọi là quỹ tín thác hay trust gì đó. Thỏa thuận với nhau 1 luật chơi mới mong gìn giữ được. Nhưng ở mình là khó vì ngay nghĩa trang một ngày đẹp trời còn thành chung cư thì k có gì là mãi mãi.
Như nhà cụ chủ, rủi lỡ cụ ấy có con gái thôi. Cụ ấy cũng hứa miệng là sau cháu truyền cho cháu trai chú. Nhưng một ngày đẹp trời cụ ấy toạch hay đơn giản là k thích thì sao.
Còn nhẹ đầu thì cứ chia. Mọi thứ k đem theo đc. Chết là hết.
Em đánh giá cao sự tử tế của các Chú cụ chủ.Có lẽ cụ đang nhầm về thừa kế. Vì ông chết trước bố nên bố được hưởng thừa kế của ông. Sau bố chết nên con được hưởng phần của bố.
Vấn đề là di chúc miệng của ông mà các chú vẫn thực hiện đúng, thì cụ chủ nên cảm thấy họ khá là tử tế. Còn chầy cối thì họ yêu cầu chia đều cơ.
Nói luôn là đất ở quê thì giá trị nó không nhiều như ở HN chứ nhiều đã đâm chém rồi. Vấn đề là đất đó nó có giá trị tinh thần, tình cảm thôi. Mấy ông chú thì cũng chẳng thể nói họ tham vì họ đâu có tranh giành. Vấn đề là họ muốn có sự đảm bảo phần đất đó được giành để thờ cúng đúng mục đích mà thôi. Đây là cái chủ thớt không chứng minh được vì chưa có con trai.Có lẽ cụ đang nhầm về thừa kế. Vì ông chết trước bố nên bố được hưởng thừa kế của ông. Sau bố chết nên con được hưởng phần của bố.
Vấn đề là di chúc miệng của ông mà các chú vẫn thực hiện đúng, thì cụ chủ nên cảm thấy họ khá là tử tế. Còn chầy cối thì họ yêu cầu chia đều cơ.
Nói luôn là đất ở quê thì giá trị nó không nhiều như ở HN chứ nhiều đã đâm chém rồi. Vấn đề là đất đó nó có giá trị tinh thần, tình cảm thôi. Mấy ông chú thì cũng chẳng thể nói họ tham vì họ đâu có tranh giành. Vấn đề là họ muốn có sự đảm bảo phần đất đó được giành để thờ cúng đúng mục đích mà thôi. Đây là cái chủ thớt không chứng minh được vì chưa có con trai.
Cụ ko cần đạo đức giả làm gì? Vì mang chuyện lên mạng kể thì cụ có là ai em cũng ko biết đc.Không, em chưa bao giờ buồn vì 2 gian nhà, cụ đang nhầm, mà em cũng chẳng muốn giải thích nhiều về chuyện này
Còn việc muốn nhà 5 gian thì đúng là em cũng có ý đó, mà xây lên để chỗ thờ cúng rộng rãi, mọi ng về lễ giỗ được thoải mái hơn, từ chỗ để xe, chỗ nấu nướng, chỗ bọn trẻ con tụ tập sân vườn. Từ ngày bố em mất em mới về nhà đó chứ trước đó em cũng ko về ở, còn cụ nghĩ như nào là quyền cụ thôi
cảm ơn cụ, em có con trai hơn năm rồi, em nhiều khi cũng muốn buông bỏ cho nhẹ lòng mà chưa buông đc, có lẽ thời gian tới sẽ thông tư tưởng hơnChú của Cụ có phần lỗi vì thay đổi ý kiến và nói với Cụ Chuyện con trai thiếu tế nhị về việc con trai làm Cụ bị sốc, và buồn.... E nghĩ chuyện cũng xảy ra đã lâu. Các cụ nói: mất cha còn Chú xẩy mẹ bú dì. Nên Cụ cũng nên bỏ qua mà làm hòa với Chú, giữ hòa khí vui vẻ trong họ.
Thứ nhất không phải mình làm sai nhưng vì mình là vai cháu, giữ thể diện cho Ông Chú;
Thứ hai Con cháu chia rẽ , mất đoàn kết là gia môn bất hạnh;
Thứ ba Cụ làm hòa trước thể hiện Cụ là người kế thừa trưởng nam vì đại sự của gia tộc và biết nghĩ thóang hơn, và cũng vì cụ trẻ tuổi hơn Chú;
Thứ tư, Cụ Phải nghĩ cho hương linh Bố Cụ và Ông Nội. Cụ là cháu đích tôn kế thừa trọng trách kết giao mọi người trong họ (thay bố cụ) để con cháu đoàn kết đồng tâm hiệp lực, thế mà Cụ vì tự ái cá nhân với Cô Chú rũ bỏ trách nhiệm của mình.
Dù Cụ có cúng Giõ mâm cao cỗ đầy, Ông nội, Bố Cụ cũng vẫn buồn Vì chuyện này thôi. Đến ngày giỗ bố, Cụ thắp 9 nén hương, khấn tâm sự chuyện này và nỗi lòng với Bố Cụ đi, nếu vía nhẹ Cụ sẽ cảm nhận được lòng Bố Cụ.
Nếu Cụ làm xong chuyện này và thành tâm khấn vái gia tiên. Em nghĩ sau này Cụ sẽ mau có con trai.
Em nói cụ đừng suy diễn, em viết rất rõ là chỗ em các chú đều đc chính quyền cho 1 suất đất dãn dân, còn to đẹp và giá trị hơn, trong chỗ em tập tục nó vậy, trai thứ tách ra đc, còn con trưởng ko đc vì thừa kế lại đất bố mẹ, chẳng qua ông nội em thương con và muốn các con gần nhau nên ông vẫn chia. Còn em xl chứ bố em còn sống thì đã ko có chuyện bànCụ ko cần đạo đức giả làm gì? Vì mang chuyện lên mạng kể thì cụ có là ai em cũng ko biết đc.
Nhà cụ có 5 người con, 3 trai 2 gái, ví như bố cụ còn sống mà nhận cả 5 gian nhà, chia cho chú út gian bếp, anh chị em còn lại trong nhà ko đc gì, đã là ko OK rồi cụ nhé, chưa nói đến cụ chỉ là phận thằng cháu, lại ấm ức chuyện ko đc ở hẳn 5 gian nhà.
Còn chưa biết giá trị 2 gian đấy là bao tiền. Đất với tiền đâu phải lá mít
Chú bác trong nhà cụ còn sống sờ sờ ra đó, cụ là cháu trưởng ít nhất nên sống có lễ nghĩa tí đi
Chúc Cụ sớm đả thông tư tưởng. Trọng trách gia tộc dồn lên Cụ đấy. Cụ làm trễ quá lỡ Ông Chú đi thì mất cơ hội. Dễ thôi mà. Gia tộc phải đoàn kết thì mới mạnh.cảm ơn cụ, em có con trai hơn năm rồi, em nhiều khi cũng muốn buông bỏ cho nhẹ lòng mà chưa buông đc, có lẽ thời gian tới sẽ thông tư tưởng hơn
em nợ rượu nhé, hết mất rồi
Lý luận của cụ nghe chả liên quan nhỉ, các chú đc một suất dãn dân thì liên quan đek gì đến việc tài sản thừa kế do cụ cụ để lại?Em nói cụ đừng suy diễn, em viết rất rõ là chỗ em các chú đều đc chính quyền cho 1 suất đất dãn dân, còn to đẹp và giá trị hơn, trong chỗ em tập tục nó vậy, trai thứ tách ra đc, còn con trưởng ko đc vì thừa kế lại đất bố mẹ, chẳng qua ông nội em thương con và muốn các con gần nhau nên ông vẫn chia. Còn em xl chứ bố em còn sống thì đã ko có chuyện bàn
Còn tiền ko phải lá mít nhưng cách nói chuyện của cụ làm em coi thường, xl cụ
Về luật đúng là không liên quan, nhưng về tình thì các chú đều đã có phần của mình, tất nhiên phần này không phải là do bố mẹ chia cho, nhưng em chỉ hỏi nếu "lợi dụng việc bố em mất sớm để về chia chác tài sản mà đáng ra anh được hưởng" thì tử tế cái gì ạ? Còn bố em còn thì về ăn cơm còn phải khép nép chứ ở đó mà nói chuyện di chúcLý luận của cụ nghe chả liên quan nhỉ, các chú đc một suất dãn dân thì liên quan đek gì đến việc tài sản thừa kế do cụ cụ để lại?
Cụ đến người nhà mình, cô chú bác của mình còn coi thường, em có là gì , tuy nhiên em nhận.lời xin lỗi của cụ, hehe
Nhờ cccm tư vấn giúp
Chuyện là em có hai ông chú, 1 bác gái và 1 cô. Đợt ông nội em mất thì ko để lại di chúc, nhưng trước khi mất thì cụ để lại 1 nhà năm gian và 1 khu bếp. Theo ý của cụ thì cụ chia cho bố em là con trưởng 3 gian, chú thứ hai 2 gian, chú út gian bếp. Khi bố em còn ý các chú không lấy, để lại cho anh trưởng thờ cúng, các chú cũng đc phần đất dãn dân của xã cho rồi. Đùng phát bố em mất, ông nội ko có di chúc, bố em vì sk nên cũng không làm giấy tờ gì, vẫn bảo em các chú ko lấy đâu.
Chuyện dài nhưng em tóm lại là sau đó các chú và bác, cô em chốt lại chia tài sản, em chẳng quan tâm lắm vì em không coi đất bằng tình cảm
Nhưng có chuyện này em vẫn không bỏ qua được, lần đầu họp gia đình thì có mặt em, nói là chia làm 2 phần, cho chú út 1 phần bếp, vì chú khó khăn, em 5 gian vì làm trưởng, chú thứ 2 có nhà có đất rồi nên ko lấy nữa. Đùng phát họp lần 2 không gọi em, chia theo phương án đầu, em okie vì em không tham gì cả, Chia xong ông chú bảo em là ông cho em 2 gian còn lại, nhưng chờ 1 thời gian.
Sau đó em có dư chút quyết định làm nhà, ông chú bảo cứ làm cả 5 gian đi, chú ko lấy đâu, em bảo luôn là nếu chú sang tên thì cháu làm, còn không thì cháu làm phần của cháu thôi, sau anh em trong nhà lại cãi nhau vì đất. Mà thực lòng là em cũng muốn làm 5 gian để có sân có vườn cho mọi người về chơi dịp lễ, giỗ
Ông chú bảo em là cứ làm đi, còn sang tên để sau, chứ lỡ mày không có con trai thì sao
Em xây trên 3 gian và cũng cạn tình với ông chú, bà bác bà cô luôn,
Nhiều khi em cũng muốn bỏ qua mọi chuyện, nhưng cứ nghĩ các ông chú lợi dụng chuyện bố em mất để lật, rồi còn nói em câu ấy em cay, không bỏ qua được
cụ nói thế là k đúng, cụ có tuổi hơn cụ rất care về nơi thờ phụng sau này, thậm chí cả mộ phần, chủ thớt còn trẻ cụ ấy chưa có nhu cầu về các việc ấy nên cụ k thể áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên người khác như thế được. Chưa kể trong chuyện này các ông chú cũng k hẳn đàng hoàng: lật kèo, nói phũ miệng... Chúng ta đang nói về chuyện đúng sai tại thời điểm hiện tại, chủ thớt đang thấy buồn vì gia đình chứ k nói chuyện xa xôi nào khác. Vậy trong thời điểm hiện tại ông chú có đúng k cụ?? Lời mình nói mà lật đến mấy lần như thế thì con người ntn? Cụ bảo ông chú lo chuyện xa xôi như cụ thế vậy lúc ông chú giao kèo miệng với bố chủ thớt thì ông ấy có biết chủ thớt liệu có con trai hay chưa mà vẫn deal? Việc cụ sợ mảnh đất tổ phụ rơi vào tay “người ngoài” thì theo cụ giữ được bao nhiêu đời “nội tộc”? Liệu ông nội chủ thớt trước đây có phải nội tộc được hưởng đất hay không cụ cũng có biết đâu, có khi cụ ông lại được hưởng từ nhà cụ bà chủ thớt?! Rồi sau này 1-2-3 đời sau chủ thớt k giữ được mà rơi vào tay ngoại tộc thì cụ tính sao? Chả có gì là mãi mãi đâu ạ! Nói tóm lại thì theo em đây là vênh cách nghĩ giữa 2 thế hệ, mà cái này thì khó tranh luận. Có điều là quan trọng là sống với nhau ntn ngay trước mắt đây này, đời người được bao lâu đâu. Cứ cư xử với nhau không ổn ngay lúc sống sờ sờ ra xong xoen xoét toàn chuyện thờ cúng thiêng liêng thì theo em là không nên Chết là hết nên lúc sống ntn mới là đáng trân trọng!Chả lỗi của ai cả! Suy nghĩ thoáng đi nó sẽ nhẹ đầu. Cậu muốn xây cho thoáng đãng tốt thôi nhưng chưa xác nhận chủ quyền cậu không xây cũng chả ai phản đối. Ông chú kia cũng vậy, không xác định được người nội tộc cùng máu mủ chuyển giao chủ quyền liệu có rủi ro hơn là cậu bỏ chút tiền xây nhà không? Tài sản là của tổ phụ họ như tôi nói ở trên mục đích họ cũng chỉ muốn dùng thờ cúng trên chính mảnh đất đó nhưng cậu không có con trai sau này dĩ nhiên con gái con rẻ là kẻ ngoại tộc nó hưởng thì cậu có nghĩ đến tổ phụ của cậu không? Tôi biết nhiều người quan chức hẳn hoi nhưng thời trẻ nghèo khó thoát ly lên HN làm ăn giờ tiền bạc địa vị đều có cả nhưng mảnh đất tổ phụ ngày xưa nghèo đói bán rồi giờ quay về quê muốn chuộc lại bằng rất nhiều tiền nhưng người mua không bán vậy theo cậu phải làm sao????
Câu này thì đúng là sự ham muốn thêm 2 gian nhà đã làm mờ sự hiểu biết và lý trí của cụ - 1 ông xưng là trưởng rồi.Về luật đúng là không liên quan, nhưng về tình thì các chú đều đã có phần của mình, tất nhiên phần này không phải là do bố mẹ chia cho, nhưng em chỉ hỏi nếu "lợi dụng việc bố em mất sớm để về chia chác tài sản mà đáng ra anh được hưởng" thì tử tế cái gì ạ? Còn bố em còn thì về ăn cơm còn phải khép nép chứ ở đó mà nói chuyện di chúc