- Biển số
- OF-717378
- Ngày cấp bằng
- 23/2/20
- Số km
- 1,283
- Động cơ
- 543,373 Mã lực
Em xin tặng các cụ Nắng ấm của quê hương!
Mong các cụ mợ xa xứ luôn chân cứng đá mềm! Quê hương luôn yêu quý các cụ mợ!
Nhà số 6 phố Goethe, trụ sở của Studentenwerk Leipzig thì đám sinh viên mấy trường đại học ở thành phố này như Uni, HTWK, Trường nhạc, Trường nghệ thuật đều không lạ gì. Xưa em cũng lọ mọ suốt ở cái phòng máy tính dưới tầng hầm của Uni. Cụ có học tiếng Đức ở Herder-Institut không?Tòa nhà tiếp theo cùng đường này (Goethestrasse) là nơi quản lý hội ausländische Studenten tụi em.
Để đến đây em thường phải đi dịch xuống chút nữa có 1 cái Parkplatz nhỏ có vài chỗ đỗ xe tự động.
Còn để đến trường hay vào thư viện hoặc Informatik pool (ở cái nhà cao tầng phía sau Gewandhaus) thì hãn hữu lắm mới len vào đỗ được xe và cứ gần 2 tiếng lại phải xuống đánh xe sang chỗ đỗ khác vì dù trả tiền họ chỉ cho tối đa được đỗ 2 tiếng, chỉ quá độ 2-3 phút là nhận 1 cái tờ giấy in biển cấm đỗ và khoảng 1 tuần sau nhận được giấy phạt ở nhà. Còn thường phải đỗ bên ngoài vòng ring trung tâm, cách xa 3-4 cây, nên dù đi xe hàng ngày em đi bộ rất nhiều!
Cảm ơn mợ nhé, ảnh hoa đào đẹp quá, cánh hoa dày và thắm, hoa này tươi lâu đây. Bên này những cây đào ăn quả trổ hoa muộn phải tầm tháng tư, tháng nămGửi cụ Patriots chút xuân sớm Hà Nội
Ô thế bên đức những khu nhà này họ không đập phá xây mới như bên nhà mình nhỉ ở mình mà từ 90 đến giờ thì ngoại trừ nhà hát lớn, nhà qh, nhà BH...và cầu LB ra thì chả còn cái nào như xưa cảNhà số 6 phố Goethe, trụ sở của Studentenwerk Leipzig thì đám sinh viên mấy trường đại học ở thành phố này như Uni, HTWK, Trường nhạc, Trường nghệ thuật đều không lạ gì. Xưa em cũng lọ mọ suốt ở cái phòng máy tính dưới tầng hầm của Uni. Cụ có học tiếng Đức ở Herder-Institut không?
Cái quán bar sinh viên này chắc cụ cũng không lạ?
Hoa em trồng đấy cụ, năm nay hoa nở sớm (có thể em ko tỉa lá đúng dịp mà để cây phát triển tự nhiên).Cảm ơn mợ nhé, ảnh hoa đào đẹp quá, cánh hoa dày và thắm, hoa này tươi lâu đây. Bên này những cây đào ăn quả trổ hoa muộn phải tầm tháng tư, tháng năm
Trồng đào có giai đoạn người làm vườn phải tuốt hết lá, chắc giai đoạn đó là để hãm vừa nở cho đúng dịp tết và ra nhiều hòa nữa, nhưng nở sớm thì mình được chơi sớm, năm nay tết đến muộn hơn một tháng nữa, nên mình lại càng có cảm giác hoa nở sớm.Hoa em trồng đấy cụ, năm nay hoa nở sớm (có thể em ko tỉa lá đúng dịp mà để cây phát triển tự nhiên).
Mùa Noel với Bài thánh ca buồn và biết bao năm rồi chúng ta vẫn bâng khuâng mãi với câu hỏi:Đã xứ lạnh lại còn mùa Đông nữa !
Nước Nga đẹp quá cụ nhỉ !.Đợt bọn em sang Nga công tác đúng tháng mùa Đông giá lạnh. Cả hội dự định ở hơn 1 tháng để kết hợp chu du ngắm cảnh đẹp nước Nga. Nhưng mới lượn được 25 ngày thì bọn em dự hội nghị doanh nhân người Việt họp tại Nga. Khi nghe Tùng Dương hát hai bài này tại hội nghị bọn em cảm thấy nhớ quê hương da diết nên hai hôm sau quyết định cả hội đổi vé về Việt Nam sớm
Về đến nhà độ nửa tháng bọn em thấy sao mà dại về sớm thế, lại ước được ngắm tuyết
Không đập cụ ạ. Các thành phố và cả ở các làng thì những ngôi nhà cổ mà không mục nát quá thì vẫn được giữ lại, nếu có sửa chữa thì họ cũng cố gắng trùng tu cho hệt như bản gốc.Ô thế bên đức những khu nhà này họ không đập phá xây mới như bên nhà mình nhỉ ở mình mà từ 90 đến giờ thì ngoại trừ nhà hát lớn, nhà qh, nhà BH...và cầu LB ra thì chả còn cái nào như xưa cả
Nghe cụ kể như câu chuyện của chú út nhà em.Hà Nội đêm nay có lạnh không em
Trời nơi đây mùa này toàn tuyết phủ
Cái lạnh xuyên đêm thấm vào xương thịt
Làm tăng thêm nỗi nhớ về em
Hạnh phúc không phải là đích đến mà chính là hành trình trên con đường chúng ta đi, kể từ khi bước chân sang châu Âu hơn ba mươi năm có lẻ, mùa đông này lạnh hiếm thấy, xin gửi chút lửa lòng đến những người con viễn xứ, nếu không đem lửa được đến những cánh rừng tuyết trắng, ta vẫn có thể mang lửa vào lòng. Ba mươi năm có lẻ, từ khi là một chàng trai mang đầy nhiệt huyết, nhớ lời sư phụ thường dạy, nếu mỗi sáng con chịu khó nhặt một chiếc lá mỗi lần con ngồi xuống, con cứ nhặt trăm chiếc lá mỗi ngày cũng đã là một công phu rồi, nghe thì dễ nhưng những ngày đầu phải cắn răng và đùi đau ê ẩm, sau khoảng trăm ngày thì đã có thể nhặc ba trăm chiếc lá. Vậy mà giờ mỗi sáng phải khởi động để chân tay linh hoạt, thời gian trôi qua nhanh quá. Một vòng xoay cuộc sống, sáng dậy làm ly cafe rồi vào công việc, các cụ xa xứ chắc cũng như cháu, chúc các cụ một mùa đông đẹp đẽ bên mái ấm gia đình. Không có mùa đông thì mùa xuân không có ý nghĩa, một mùa xuân ấm áp đang đợi chờ phía trước. Xin trải lòng của một người con viễn xứ, nợ câc cụ sáng mai bức ảnh trắng trời.
Cụ kể là tây hay đông Đức đó..E nghe hơi bàng hoàng về tâyKhông đập cụ ạ. Các thành phố và cả ở các làng thì những ngôi nhà cổ mà không mục nát quá thì vẫn được giữ lại, nếu có sửa chữa thì họ cũng cố gắng trùng tu cho hệt như bản gốc.
Như cái thành phố Frankfurt am Main bị bom Mỹ, Anh phá tan gần như toàn bộ khu trung tâm vào những ngày cuối Thế chiến 2 mà bây giờ khách du lịch đến ai cũng nghĩ là phố cổ mấy trăm năm.
Còn ở thành phố Leipzig thì từ sau khi thống nhất nước Đức tới giờ chỉ có khu trung tâm được xây mới và trùng tu trông khá hiện đại chứ cách trung tâm chỉ 5km đã thấy nhà nát, bỏ hoang đầy ra.
Năm 199x lúc đặt chân tới Đức em ở trong một khu nhà xây đã hơn trăm năm dùng lò sưởi đốt bằng than to như cái tủ đặt giữa nhà. Cứ đầu mùa đông là đi mua than đóng bánh như viên gạch, chiều tối đến cho chục viên vào lò đốt để nó nóng căn hộ lên. Khoảng 12h -1h sáng thì than cháy hết nhưng vẫn còn hơi ấm giữ cho đến sáng. Nước nóng để tắm thì cũng phải đun bằng than mà chỉ có bồn tắm chứ không có tắm cabin cho nên cuối tuần mới dám tắm to còn trong tuần chỉ tắm nhỏ bằng cách đun ấm nước rồi pha vào xô cho vừa ấm để dội từng gáo. Moé, cái wc vào mùa đông mới bất tiện vì nó nằm ở ngoài căn hộ. Hôm nào lạnh quá nó đóng đá thì lại phải xách theo xô nước nóng mỗi lần có nhu cầu.
Sau vài năm thì ngôi nhà đó về tay tư nhân, chủ nhà sửa lại toàn bộ, tiện nghi và đẹp hơn. Nhưng những ngôi nhà 4, 5 tầng có cỡ chục căn hộ dạng như thế vẫn còn ở Leipzig và các thành phố thuộc DDR cũ khá nhiều. Nhà nào mà không có người thừa kế đến nhận hoặc không có ai mua thì vẫn bỏ không, nát dần, thành chỗ cho mấy ông vứt rác trộm hoặc mèo hoang, chim chóc làm tổ.
Giờ mua một căn hộ khoảng 80m vuông, không thang máy, kiểu khu nhà 4-5 tầng, xây cỡ năm 195x, ở thành phố khoảng 300k dân, thì cũng tầm 300k € rồi.Cụ kể là tây hay đông Đức đó..E nghe hơi bàng hoàng về tây
Cái vụ lò sưởi than là ở Leipzig những năm 1995-2000 cụ ạ. Không chỉ ở Leipzig mà thời gian đó em đi khá nhiều thành phố ở Đông Đức cũ như Halle, Chemnitz, Dresden, Erfurt,... đều thấy nhiều nhà như vậy. Đấy toàn là nhà xây từ cuối thế kỷ XIX hoặc đầu XX, tường gạch rất dày để giữ ấm và sàn các tầng không phải bằng bê tông cốt thép mà là vữa với gỗ lát gì đó. Sau chiến tranh thì chủ nhà đã chết hoặc bỏ sang tây Đức nên nhà tạm thời thuộc sở hữu nhà nước, hầu như ít được nâng cấp mà chỉ giữ cho không hỏng. Sau thống nhất thì nhiều người thừa kế từ Tây Đức quay về nhận nhà mới sửa lại theo chuẩn mới để cho thuê.Cụ kể là tây hay đông Đức đó..E nghe hơi bàng hoàng về tây
Vâng cụ. Chứng tỏ chênh lệch đông tây lớn quá cụ ạ.Cái vụ lò sưởi than là ở Leipzig những năm 1995-2000 cụ ạ. Không chỉ ở Leipzig mà thời gian đó em đi khá nhiều thành phố ở Đông Đức cũ như Halle, Chemnitz, Dresden, Erfurt,... đều thấy nhiều nhà như vậy. Đấy toàn là nhà xây từ cuối thế kỷ XIX hoặc đầu XX, tường gạch rất dày để giữ ấm và sàn các tầng không phải bằng bê tông cốt thép mà là vữa với gỗ lát gì đó. Sau chiến tranh thì chủ nhà đã chết hoặc bỏ sang tây Đức nên nhà tạm thời thuộc sở hữu nhà nước, hầu như ít được nâng cấp mà chỉ giữ cho không hỏng. Sau thống nhất thì nhiều người thừa kế từ Tây Đức quay về nhận nhà mới sửa lại theo chuẩn mới để cho thuê.
Nhà ở Leipzig mà được xây dưới thời DDR như những khu ký túc xá sinh viên hay công nhân thì lại có hệ thống cơ sở hạ tầng rất ngon, ví dụ như nước nóng và lò sưởi được dẫn về từ hệ thống của thành phố, đến bây giờ vẫn hoạt động tốt, dùng thích hơn nhà riêng kiểu đơn lập có hệ thống nước nóng riêng dưới tầng hầm.
Bên Tây Đức thì khác, dân giàu, nước mạnh nên họ nâng cấp nhà cửa liên tục nên không có kiểu bất tiện như thế.
Mợ bảo con phải bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên vì bên đó khô nên hay bị ngứa và nứt. Nên dùng cả dưỡng môi, mặt, toàn thân. Hồi xưa lần đầu em thấy các bạn trai ở Tây bôi kem môi các thứ là nhìn sốc lắm, vì ở VN chỉ có bạn gái hay dùng chứ bạn trai ko ai dùng cả.E cũng k hiểu ở đâu sướng hơn...f1 nhà e cũng đang ở trời tây, hôm qua bạn gọi về bảo mẹ ơi con k hiểu sao tay con chảy máu, e bảo quay clip mẹ xem nào mà nhìn xót xa. Con bảo từ khi sang đây tay con xấu lắm, sần sùi và thi thoảng chảy máu. E chỉ biết bảo con mai tới phòng y tế trường nhờ xem hộ xem bị gì, rồi mua thuốc bôi vào, nhìn thì như kiểu lạnh quá da bị cước và chảy máu. Thương con vất vả một mình lăn lộn nơi xứ ng, và nếu con cố gắng để được định cư thì còn vất vả hơn gấp bội, nhưng e bảo con là hay thôi con về đi, con vẫn bảo con muốn ở lại. Một cậu bé tròn 16t k ng thân quen, một mình xách vali bôn ba nơi xứ người, tự nấu cơm, tự chăm sóc và ngày đêm cày cuốc học, khát vọng đổi đời với bao nhiêu áp lực và háo hức...
Thương lắm những ng con xa xứ, mong họ một đời bình an!
Thế thì ngoài việc họ có ý thức tôn tạo ra thì còn nguyên nhân quan trọng khác là dân số già. Y hệt xóm em ở quê. Những năm 80 là xóm đông vui nhất xã mà giờ nhà nào các cụ già mất đi là nhà bỏ hoang vì con cháu đi thoát ly không có ai về ở, bán thì không vì đất cha ông hương hỏa. Nhà cứ mục nát dần thành vườn hoang. Nhà em cũng đóng góp 3 cái, mẹ em mà mất nữa thì là 4. Cả một dải ven sông hồi em còn ở nhà những năm 7x nam thanh nữ tú đến bến sông tắm đầy vui như hội mà giờ thành nơi bẫy chim ưa thích của mấy người chuyên bắt chim.Không đập cụ ạ. Các thành phố và cả ở các làng thì những ngôi nhà cổ mà không mục nát quá thì vẫn được giữ lại, nếu có sửa chữa thì họ cũng cố gắng trùng tu cho hệt như bản gốc.
Như cái thành phố Frankfurt am Main bị bom Mỹ, Anh phá tan gần như toàn bộ khu trung tâm vào những ngày cuối Thế chiến 2 mà bây giờ khách du lịch đến ai cũng nghĩ là phố cổ mấy trăm năm.
Còn ở thành phố Leipzig thì từ sau khi thống nhất nước Đức tới giờ chỉ có khu trung tâm được xây mới và trùng tu trông khá hiện đại chứ cách trung tâm chỉ 5km đã thấy nhà nát, bỏ hoang đầy ra.
Năm 199x lúc đặt chân tới Đức em ở trong một khu nhà xây đã hơn trăm năm dùng lò sưởi đốt bằng than to như cái tủ đặt giữa nhà. Cứ đầu mùa đông là đi mua than đóng bánh như viên gạch, chiều tối đến cho chục viên vào lò đốt để nó nóng căn hộ lên. Khoảng 12h -1h sáng thì than cháy hết nhưng vẫn còn hơi ấm giữ cho đến sáng. Nước nóng để tắm thì cũng phải đun bằng than mà chỉ có bồn tắm chứ không có tắm cabin cho nên cuối tuần mới dám tắm to còn trong tuần chỉ tắm nhỏ bằng cách đun ấm nước rồi pha vào xô cho vừa ấm để dội từng gáo. Moé, cái wc vào mùa đông mới bất tiện vì nó nằm ở ngoài căn hộ. Hôm nào lạnh quá nó đóng đá thì lại phải xách theo xô nước nóng mỗi lần có nhu cầu.
Sau vài năm thì ngôi nhà đó về tay tư nhân, chủ nhà sửa lại toàn bộ, tiện nghi và đẹp hơn. Nhưng những ngôi nhà 4, 5 tầng có cỡ chục căn hộ dạng như thế vẫn còn ở Leipzig và các thành phố thuộc DDR cũ khá nhiều. Nhà nào mà không có người thừa kế đến nhận hoặc không có ai mua thì vẫn bỏ không, nát dần, thành chỗ cho mấy ông vứt rác trộm hoặc mèo hoang, chim chóc làm tổ.
Ôi thế thì cũng đắt chứ đâu có rẻ. Ở HN giá đó được căn cc thang máy xịn sò hiện đại rồi.Giờ mua một căn hộ khoảng 80m vuông, không thang máy, kiểu khu nhà 4-5 tầng, xây cỡ năm 195x, ở thành phố khoảng 300k dân, thì cũng tầm 300k € rồi.
Bên đó thu nhập cao, giá nhà cũng caoÔi thế thì cũng đắt chứ đâu có rẻ. Ở HN giá đó được căn cc thang máy xịn sò hiện đại rồi.