Năm 1980, các nhà khảo cổ đã phát hiện các đoạn tàn tích tường thành không liên tục ở khu vực này và những phát kiến sau đó đã đi đến kết luận rằng đây là điểm khởi đầu phía đông của Vạn Lý Trường Thành nhà Minh chứ không phải là Sơn Hải Quan như bao lâu nay mọi người vẫn lầm tưởng.
Trước đây thì mọi người vẫn coi điểm cuối phía đông của Vạn Lý Trường Thành là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Sơn Hải Quan ở Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc.
Ngay cả SGK của Trung Quốc cũng ghi: “Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ Sơn Hải Quan ở phía đông đến Gia Dục Quan ở phía tây...”. Kiến thức phổ thông này học sinh tiểu học nào cũng biết.
Vọng lâu dưới chân núi.
Trong cuốn “Binh chí - Lịch sử nhà Minh” có ghi: “Vào cuối thời nhà Minh, việc phòng thủ biên giới rất cẩn thận, bắt đầu từ Áp Lục ở phía đông đến Gia Dục Quan ở phía tây”. Tuy không nói rõ nhưng ghi chép này đã để lại một đầu mối khiến các nhà khảo cổ và chuyên gia về Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc không ngừng tìm kiếm để chứng minh.
Và phát hiện này không chỉ sửa chữa sự hiểu lầm về điểm cực đông của Vạn Lý Trường Thành trong hơn 300 năm qua, mà còn làm cho SGK của Trung Quốc phải viết lại.
Trước đây thì mọi người vẫn coi điểm cuối phía đông của Vạn Lý Trường Thành là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” Sơn Hải Quan ở Tần Hoàng Đảo tỉnh Hà Bắc.
Ngay cả SGK của Trung Quốc cũng ghi: “Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ Sơn Hải Quan ở phía đông đến Gia Dục Quan ở phía tây...”. Kiến thức phổ thông này học sinh tiểu học nào cũng biết.
Vọng lâu dưới chân núi.
Trong cuốn “Binh chí - Lịch sử nhà Minh” có ghi: “Vào cuối thời nhà Minh, việc phòng thủ biên giới rất cẩn thận, bắt đầu từ Áp Lục ở phía đông đến Gia Dục Quan ở phía tây”. Tuy không nói rõ nhưng ghi chép này đã để lại một đầu mối khiến các nhà khảo cổ và chuyên gia về Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc không ngừng tìm kiếm để chứng minh.
Và phát hiện này không chỉ sửa chữa sự hiểu lầm về điểm cực đông của Vạn Lý Trường Thành trong hơn 300 năm qua, mà còn làm cho SGK của Trung Quốc phải viết lại.