[CCCĐ] Mùa đông ở Hắc Long Giang và Liêu Ninh

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Tuyến đường sắt Phượng Thượng chính chỉ vận chuyển hành khách và hàng hóa đến Ga Khoan Điện. Đoạn còn lại kéo dài qua Ga Hà Khẩu Thượng đến Quốc Môn chỉ dành để chở khách du lịch và chạy đến đây thì dừng.
IMG_20240120_101844.jpg


Nhưng đường tàu vẫn tiếp tục chạy bên dưới Quốc Môn qua cánh cổng sắt đóng kín này tới cây cầu đường sắt phía sau nó.
IMG_20240120_102620.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Cây cầu phía sau cổng là Cầu đường sắt Hà Khẩu Thượng hay còn gọi là Cầu đường sắt Thanh Thủy sông Áp Lục (tên cũ của nó là Cầu Xuân Hàm). Cầu dài 673m, cao 20,8m với 29 nhịp.
Cây cầu này do người Nhật thiết kế, xây dựng vào năm 1938, hoàn thành và thông xe vào tháng 4/1940.
Thời điểm đó, người Nhật xây dựng cây cầu này để vận chuyển tài nguyên của Trung Quốc từ Triều Tiên về Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, cây cầu được sử dụng cho hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Trong Chiến tranh chống Mỹ xâm lược và viện trợ Triều Tiên năm 1950, cây cầu cũng trở thành tâm điểm của các vụ ném bom của Mỹ, thân cầu và trụ cầu bị nổ tung nhiều nơi, phải áp dụng các biện pháp tạm thời để duy trì giao thông. Chính vì vai trò quan trọng của hai cây cầu này mà làng Hà Khẩu đã trở thành điểm trung chuyển vật tư chiến đấu trong nước vận chuyển ra tiền tuyến, ga Thượng Khẩu Khẩu nằm bên bờ sông Áp Lục đã trở thành nhân chứng cho lịch sử này.
IMG_20240120_102212.jpg


Ngày 20/3/1977, phái đoàn Bộ đường sắt Trung Quốc và Triều Tiên đã đồng ý tại Sinuiju, Triều Tiên rằng cây cầu sẽ do hai nước cùng quản lý.
Tuy nhiên cây cầu chưa bao giờ được mở cửa trở lại.
Cánh cổng sắt chắn ngang đầu cầu luôn đóng kín.
Đầu cầu phía Triều Tiên bỏ không, còn đầu bên này, phía Trung Quốc cho xây Cổng Quốc gia để làm địa điểm du lịch. Riêng phần đường ray tàu vẫn được bảo trì thường xuyên, có lẽ để đề phòng sử dụng vào một thời điểm nào đó.
IMG_20240120_102719.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Đầu cầu bên kia là Thanh Thủy, thành phố công nghiệp lớn thứ hai của Triều Tiên.
IMG_20240120_102732.jpg


IMG_20240120_102554.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Bên cạnh Cổng Quốc gia là cột mốc biên giới Trung - Triều số 19 được lập năm 2009.
IMG_20240120_102109.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
tụi em rời Quốc Môn lúc 10h30.
IMG_20240120_102947.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Tuyến đường tàu du lịch từ Quốc Môn tới Ga Hà Khẩu Thượng chạy xuyên qua đường hầm này. Tên nó là Đường hầm 74km nhưng trên thực tế nó chỉ dài khoảng 740m, đi qua mất chừng 10 phút. Tên gọi "74km" là để chỉ khoảng cách từ ga Quan Thủy đến ga Hà Khẩu Thượng.
Ngoài cửa hầm là tượng những quân nhân tình nguyện viện trợ cho Triều Tiên.
IMG_20240120_103131.jpg


IMG_20240120_103138.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Bảo tàng kháng chiến chống Mỹ và viện trợ Triều Tiên được xây dựng năm 2016, nằm cách Quốc Môn 1000m.
IMG_20240120_103147.jpg
 

bocubau

Xe tăng
Biển số
OF-47109
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
1,522
Động cơ
479,447 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
À, cầu Trường Tiền là đã từng gãy và đã được sửa chữa, vậy thì không thể gọi là "cầu gãy" được bác. Và chắc bởi vậy nên cũng ít người biết về "lịch sử gãy" của nó.
Cái cầu Sông Bé mà em tìm được ấy, nếu so sánh về độ nổi tiếng thì khập khiễng quá, nhưng em nghĩ ít ra nó giữ nguyên hiện trạng "gãy" nên gọi nó là "cầu gãy" hợp hơn.
Hi...trêu mợ tí.
Vì có bài Chuyện 1 chiếc cầu đã gãy của Trầm Tử Thiêng, mà e thích do Hoàng Oanh hát...
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Hi...trêu mợ tí.
Vì có bài Chuyện 1 chiếc cầu đã gãy của Trầm Tử Thiêng, mà e thích do Hoàng Oanh hát...
Em phải cám ơn bác vì bác nói em mới biết VN mình cũng có "cầu gãy", rất thú vị đấy chứ ạ!
 

chilatamthoi

Xe tải
Biển số
OF-507732
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
338
Động cơ
192,537 Mã lực
NGÀY 9 (20/01/2024): ĐAN ĐÔNG

Buổi sáng nhiệt độ hạ xuống -2°C và duy trì hầu như cả ngày.
z5138573374050_ecb0f4234de1d41bdf5ee190308e278f.jpg


Tối qua em đã nhờ nhà trọ tìm giúp cho một xe taxi đến đón lúc 8h sáng nay và bao nguyên ngày, sau một hồi mặc cả thì hai bên chốt với giá 300 tệ.
z5137571500678_0acc5b63f16ec94f676babfd1507123e.jpg
z5137571501748_674b075925ab65f78fccd77cdff347f0.jpg
Oh. Ra không phải là Mợ đăng online. Làm nhà cháu lo Mợ không kịp về gói bánh chưng..
 
  • Vodka
Reactions: ZHZ

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Không trèo lên Cổng Quốc gia để nhìn sang đất Triều Tiên được nên tụi em phải tìm cách khác.
IMG_20240120_103224.jpg


Người ta nói rằng ở Đan Đông có cả thảy 4 cách để nhìn thấy Triều Tiên, đó là:
1) Đứng ở chỗ hòn đá “Một bước nhảy”;
2) Trèo lên Cổng Quốc gia;
3) Trèo lên Cầu Gãy.
4) Đi thuyền trên sông Áp Lục.
IMG_20240120_103438.jpg


Hòn đá “Một bước nhảy” thì đã bị bỏ qua trên đường đến đây.
IMG_20240120_103445.jpg


Cổng Quốc gia thì đóng cửa rồi nên không trèo lên được.
IMG_20240120_103520_1_edit_116177806931228.jpg


Cách thứ 3 là leo lên cầu gãy thì ở Đan Đông có cả thảy hai cái cầu gãy mà du khách rất dễ nhầm lẫn.
IMG_20240120_103611.jpg


Là bởi vì hai cây cầu này đều nằm trên sông Áp Lục, đều bị Mỹ ném bom gãy, đều là tuyến đường 70 năm trước Trung Quốc viện trợ cho Triều Tiên chống Mỹ, hiện tại đều bị phía Triều Tiên bỏ không và phía Trung Quốc thì tu sửa lại làm điểm du lịch.
IMG_20240120_103628.jpg


Hai cây cầu chỉ khác nhau về vị trí và tên gọi: một cái là Cầu gãy sông Áp Lục nằm ở quận Chấn Hưng trong thành phố Đan Đông, còn ở đây là Cầu gãy Hà Khẩu nằm ở làng Hà Khẩu cách Đan Đông 18km.
IMG_20240120_104136.jpg


Nhưng cây cầu ở làng Hà Khẩu này thì cũng đang bị đóng cửa, không leo lên cầu được.
Nên tụi em phải chọn phương án cuối cùng là đi thuyền trên sông.
IMG_20240120_104315.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Đi qua một chỗ nhánh sông ăn vào đất liền có cái view đẹp tuyệt, cứ như cảnh trong mấy cái phim cổ trang ngôn tình của Trung Quốc ấy.
IMG_20240120_104741.jpg


IMG_20240120_104804.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Đang đi ven sông đột nhiên cậu lái xe rẽ vào con đường cắt ngang qua sông này. Em đã nghĩ chẳng phải đi qua sông thì sẽ là đất Triều Tiên hay sao, thế nên đây chắc chỉ là một cái cù lao gì đó thôi.
IMG_20240120_104858.jpg


Điều thú vị là hai bên đường, bên phải thì nước đóng băng hoàn toàn, còn bên trái thì nước vẫn đang lưu thông bình thường.
IMG_20240120_104914.jpg


Phía bên này mặt nước đóng băng trắng xóa không khác gì sông Tùng Hoa ở Cáp Nhĩ Tân.
IMG_20240120_104926.jpg


Tò mò hỏi cậu lái xe nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, nên em check thử baidu map mới hiểu ra vấn đề.
Sông Áp Lục đoạn chảy qua Đan Đông rất gần với cửa biển Hoàng Hải, chịu ảnh hưởng của thủy triều, sự lên xuống của nước biển khiến cho nước sông có tính lỏng cao. Vì vậy sông Áp Lục không bị đóng băng vào mùa đông, trừ khi nhiệt độ xuống dưới -18°C trong ba ngày liên tiếp.
Mà ở Đan Đông mùa đông nhiệt độ trung bình chỉ -10 ~ -15°C nên trường hợp sông Áp Lục đóng băng là gần như không xảy ra. Thậm chí có người nói sống cả đời ở đây rồi mà chưa thấy sông đóng băng bao giờ.
Nhưng ở đoạn này, vì người làng Hà Khẩu làm đường chặn hai đầu khúc sông để ra cù lao nên nước sông ở đây không lưu thông và đóng băng ngay lập tức.
Trong hình là vị trí con đường tụi em đi qua và khúc sông bị đóng băng.
z5167148328320_8f4ed31afb00bd0f3caa516f4e29331a.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Ở khách sạn người ta khuyên tụi em nên chọn đi thuyền ở Hà Khẩu hơn là ở Đan Đông bởi ở đây có thể tận mắt nhìn thấy được làng mạc của người dân thường Triều Tiên bên kia sông, còn ở Đan Đông đối diện là đặc khu kinh tế của Triều Tiên, phần lớn là nhà cửa cao tầng so với Trung Quốc bên này không quá khác biệt.
Nhưng hiện tại các bến tàu ở đây đều đang đóng cửa.
IMG_20240120_105321_edit_117217972721174.jpg


Vào mùa du lịch thì sẽ có cơ man là tàu thuyền chở khách, nhà nhà có thuyền, người người lái thuyền. Nhưng mùa đông họ cất thuyền hết cả.
IMG_20240120_105335.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Quảng trường Hà Khẩu, ở đây cũng có một bến thuyền.
IMG_20240120_105107.jpg


Tượng nguyên soái Bành Đức Hoài.
IMG_20240120_105100.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Cậu lái xe liên hệ mấy chỗ mới tìm được một người nhận chở 2 đứa tụi em với giá 400 tệ.
Nhưng khi ra bến thuyền để chờ thì tụi em gặp được 2 người khách cũng đang tìm tàu như mình nên rủ ghép cùng, vậy nên tụi em chỉ phải trả 100 tệ/người.
Dĩ nhiên nếu đi vào đúng mùa du lịch mua vé tàu thì giá sẽ rẻ hơn.
Bức tượng Mao An Anh ở bến thuyền. Đây là con trai lớn của Mao Trạch Đông với người vợ là Dương Khai Tuệ. Lúc sinh thời Mao An Anh làm thư ký và phiên dịch tiếng Nga cho Bộ tư lệnh quân tình nguyện Trung Quốc và đã hy sinh trong cuộc chiến tranh viện trợ Triều Tiên chống Mỹ.
IMG_20240120_110618_1.jpg
 

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Bến tàu vắng hoe.
IMG_20240120_120133.jpg


IMG_20240120_120139.jpg


IMG_20240120_120144.jpg


IMG_20240120_112130.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

prado2012

Xe điện
Biển số
OF-141245
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
4,021
Động cơ
358,123 Mã lực
Em vodka mợ. Em cứ nghĩ mợ xuyên Tết đi chơi vì thấy mợ up ảnh, hoá ra cũng đã về nhà. Nhìn tuyết lạnh teo em ngại mợ ạ. Em cũng plan trở lại thăm Trung nhưng chắc phải chờ mùa hè.
 
  • Vodka
Reactions: ZHZ

ZHZ

OFer Xuất sắc
Biển số
OF-779236
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
4,302
Động cơ
171,833 Mã lực
Nơi ở
Sao Kim
Cầu gãy Hà Khẩu Hạ (thường gọi là Cầu gãy Hà Khẩu để phân biệt với Cầu gãy Sông Áp Lục ở trung tâm thành phố Đan Đông), tên gọi cũ của nó là Cầu Thanh Thành, là một trong hai cây cầu gãy lịch sử nổi tiếng của Đan Đông và là một trong ba tuyến đường vượt sông quan trọng của Quân tình nguyện, ghi lại chiến công to lớn của Bành Đức Hoài, Mao An Anh và các chiến sĩ Quân tình nguyện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược và viện trợ Triều Tiên.
IMG_20240120_110701.jpg


Vị trí cây cầu ở làng Hà Khẩu.
z5167148328350_93a5267a655e4825e02d3c45fc7177ca.jpg


Cầu được khởi công xây dựng bởi người lao động Trung Quốc do Văn phòng Toàn quyền Mãn Châu và Triều Tiên tổ chức dưới sự kiểm soát của Nhật Bản vào năm 1941, hoàn thành vào năm 1942 để đẩy nhanh tốc độ cướp bóc tài nguyên của Trung Quốc. Đây là cây cầu đường bộ được xây dựng đầu tiên trên sông Áp Lục nối hai bờ Trung Quốc đại lục và Bán đảo Triều Tiên.
IMG_20240120_110643.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top