[Funland] Mua bán tài sản thế chấp ngân hàng

kingvn

Xe tải
Biển số
OF-93904
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
266
Động cơ
403,860 Mã lực
Các cụ cho em hỏi với, em muốn mua nhà hoặc ô tô của của một người bị thế chấp ngân hàng. Thì thủ tục làm thế nào cho đúng luật và hạn chế rủi ro nhất ạ.
Cảm ơn các cụ nhiều
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Vì tài sản đang găm trong ngân hàng, chủ cần tiền người mua để lấy ra thì theo em nên:
1. Công chứng hd đặt cọc (bằng số người chủ nợ) mua bán sau khi giải chấp tài sản.
2. Chủ tài sản ủy quyền cho người mua dùng tiền nhận cọc để đóng vào ngân hàng, lấy giấy tờ, giải chấp...
3. Sau khi giải chấp thì mua bán.

Cụ cần mua bán tài sản như vậy thì có thể qua bên em nhé :) số cầm tay em 0987 822 240
 
Chỉnh sửa cuối:

kingvn

Xe tải
Biển số
OF-93904
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
266
Động cơ
403,860 Mã lực
Vấn đề là tài sản đang bị thế chấp ngân hàng thì việc mua bán theo em hiểu là bất hợp pháp, công chứng như vậy có tác dụng không ạ?
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Vấn đề là tài sản đang bị thế chấp ngân hàng thì việc mua bán theo em hiểu là bất hợp pháp, công chứng như vậy có tác dụng không ạ?
theo trình tự em viết trên thì bất hợp pháp chỗ nào cụ ? Việc công chứng mua bán sau khi giải chấp cơ mà, còn cái đặt cọc sẽ có 2 nội dung cơ bản: cụ đưa bao nhiêu tiền cho họ, để làm gì, trong hạn bao lâu, ủy quyền cho cụ đi giải chấp, lấy sổ gốc về...

Còn công chứng treo mua bán trước khi giải chấp, giải chấp lấy hồ sơ mới gọi là bất hợp pháp
 

kutingayxua

Xe tăng
Biển số
OF-195393
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,916
Động cơ
341,878 Mã lực
Em kê dép hóng kinh nghiệm.
 

kingvn

Xe tải
Biển số
OF-93904
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
266
Động cơ
403,860 Mã lực
theo trình tự em viết trên thì bất hợp pháp chỗ nào cụ ? Việc công chứng mua bán sau khi giải chấp cơ mà, còn cái đặt cọc sẽ có 2 nội dung cơ bản: cụ đưa bao nhiêu tiền cho họ, để làm gì, trong hạn bao lâu, ủy quyền cho cụ đi giải chấp, lấy sổ gốc về...

Còn công chứng treo mua bán trước khi giải chấp, giải chấp lấy hồ sơ mới gọi là bất hợp pháp
Trường hợp người bán không có tiền để trả ngân hàng để giải chấp tài sản lấy giấy tờ gốc, sổ đỏ ra, mình phải ứng tiền cho họ để họ giải chấp tài sản cụ ạ.
Nhưng như thế thì chưa thể ký kết hợp đồng mua bán được. Vì mình sẽ bị rủi ro vì đưa tiền cho họ mà không cầm được giấy tờ gì
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,161
Động cơ
413,646 Mã lực
Lên thẳng ngân hàng mà làm việc thôi :-|
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Trường hợp người bán không có tiền để trả ngân hàng để giải chấp tài sản lấy giấy tờ gốc, sổ đỏ ra, mình phải ứng tiền cho họ để họ giải chấp tài sản cụ ạ.
Nhưng như thế thì chưa thể ký kết hợp đồng mua bán được. Vì mình sẽ bị rủi ro vì đưa tiền cho họ mà không cầm được giấy tờ gì
Hợp đồng đặt cọc thể hiện cụ đưa cho họ số tiền bằng số tiền họ nợ ngân hàng để đảm bảo họ sẽ bán tài sản cho cụ sau khi giải chấp (trong vòng xx ngày nếu ko ký hdmb sẽ bị phạt cọc theo giá trị nào đó...). Sau đó họ ủy quyền cho cụ đi đóng tiền vào ngân hàng, lấy giấy tờ tài sản và giải chấp. Những thông tin này đều được đưa lên hệ thống dữ liệu công chứng ngay nên giả dụ họ lật ko muốn bán cho cụ, cũng ko ở đâu dám làm khi thông tin có giao dịch/bản gốc giấy tờ cụ lại cầm.

Có thêm phương án là: cụ/hai bên chấp nhận khả năng chịu thuế nhiều lần, mức thuế cao (nếu là nhà đất khả năng bị x2) thì sau khi ký đặt cọc (cụ giao 100% giá trị mua) bên chủ tài sản sẽ ủy quyền từ giải chấp + nội dung bán cho cụ sau khi giải chấp cho 1 người khác người muốn mua (người nhà cụ chẳng hạn). Sau khi nhận tài sản được giải chấp thì người nhà mình ký với nhau. Nếu làm theo hướng này, cụ chủ động hơn nhưng giá trị đặt trong HĐMB sẽ là giá trị thực, chi phí thuế lớn :) vấn đề x2 thuế thì 50-50 tùy theo sự giải quyết giữa cơ quan thuế + người nộp.
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Lên thẳng ngân hàng mà làm việc thôi :-|
Ngân hàng thường làm sao cho họ thu đc tiền nợ thôi (nên nhiều khi giao dịch mua bán trái luật), còn các giao dịch khác hai bên chịu rủi ro
 

LoiLaiLua

Xe tải
Biển số
OF-166199
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
452
Động cơ
349,460 Mã lực
Nơi ở
Nam nhi chí tại bốn phương
em hóng tý. cái này em cũng đang muốn biết. hy vọng tiền sẽ nằm trong mớ tài sản này nhiều hơn
 

kingvn

Xe tải
Biển số
OF-93904
Ngày cấp bằng
4/5/11
Số km
266
Động cơ
403,860 Mã lực
Hợp đồng đặt cọc thể hiện cụ đưa cho họ số tiền bằng số tiền họ nợ ngân hàng để đảm bảo họ sẽ bán tài sản cho cụ sau khi giải chấp (trong vòng xx ngày nếu ko ký hdmb sẽ bị phạt cọc theo giá trị nào đó...). Sau đó họ ủy quyền cho cụ đi đóng tiền vào ngân hàng, lấy giấy tờ tài sản và giải chấp. Những thông tin này đều được đưa lên hệ thống dữ liệu công chứng ngay nên giả dụ họ lật ko muốn bán cho cụ, cũng ko ở đâu dám làm khi thông tin có giao dịch/bản gốc giấy tờ cụ lại cầm.

Có thêm phương án là: cụ/hai bên chấp nhận khả năng chịu thuế nhiều lần, mức thuế cao (nếu là nhà đất khả năng bị x2) thì sau khi ký đặt cọc (cụ giao 100% giá trị mua) bên chủ tài sản sẽ ủy quyền từ giải chấp + nội dung bán cho cụ sau khi giải chấp cho 1 người khác người muốn mua (người nhà cụ chẳng hạn). Sau khi nhận tài sản được giải chấp thì người nhà mình ký với nhau. Nếu làm theo hướng này, cụ chủ động hơn nhưng giá trị đặt trong HĐMB sẽ là giá trị thực, chi phí thuế lớn :) vấn đề x2 thuế thì 50-50 tùy theo sự giải quyết giữa cơ quan thuế + người nộp.
Cảm ơn cụ nhé!
CHo em hỏi kinh nghiệm thực tế tí. CỤ đã làm công chứng các trường hợp này nhiều chưa? Có rủi ro gì không ạ?
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực
Mua bán tay 3 có Ngân Hàng chứng kiến và quản lý tiền có đỡ rủi ro hơn không?
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,332
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cảm ơn cụ nhé!
CHo em hỏi kinh nghiệm thực tế tí. CỤ đã làm công chứng các trường hợp này nhiều chưa? Có rủi ro gì không ạ?
Em làm ngân hàng và thường xuyên bán các tài sản của khách hàng đây. Theo em cụ làm thế này là đơn giản và tiện nhất tránh được 2 lần ký công chứng (1 lần công chứng đặt cọc, 1 lần công chứng mua bán):
- Cụ cùng với người bán lên ngân hàng làm việc, làm với nhau 1 cái thỏa thuận 03 bên có nội dung sau khi cụ nộp số tiền vào tài khoản của người bán thì ngân hàng có trách nhiệm trả giấy tờ sở hữu (sổ đỏ, đăng ký xe...) và ký lệnh giải chấp (đăng ký giao dịch đảm bảo, thông báo hủy thế chấp gửi phòng công chứng).
- Có được cái đó rồi thì cụ tìm 1 phòng công chứng nhờ soạn sẵn hợp đồng và đi cùng cụ, bên bán đến ngân hàng. Ký công chứng mua bán tại ngân hàng sau đó nộp tiền, rút hồ sơ tài sản cụ cầm trong tay. Hợp đồng công chứng bên phòng công chứng vẫn giữ chưa đóng dấu. Cụ cầm bộ hồ sơ tài sản đi xóa đăng ký giao dịch đảm bảo rồi quay lại phòng công chứng lấy dấu và hợp đồng công chứng là xong.
Sau đó đi sang tên là việc của 1 mình cụ.
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Em làm ngân hàng và thường xuyên bán các tài sản của khách hàng đây. Theo em cụ làm thế này là đơn giản và tiện nhất tránh được 2 lần ký công chứng (1 lần công chứng đặt cọc, 1 lần công chứng mua bán):
- Cụ cùng với người bán lên ngân hàng làm việc, làm với nhau 1 cái thỏa thuận 03 bên có nội dung sau khi cụ nộp số tiền vào tài khoản của người bán thì ngân hàng có trách nhiệm trả giấy tờ sở hữu (sổ đỏ, đăng ký xe...) và ký lệnh giải chấp (đăng ký giao dịch đảm bảo, thông báo hủy thế chấp gửi phòng công chứng).
- Có được cái đó rồi thì cụ tìm 1 phòng công chứng nhờ soạn sẵn hợp đồng và đi cùng cụ, bên bán đến ngân hàng. Ký công chứng mua bán tại ngân hàng sau đó nộp tiền, rút hồ sơ tài sản cụ cầm trong tay. Hợp đồng công chứng bên phòng công chứng vẫn giữ chưa đóng dấu. Cụ cầm bộ hồ sơ tài sản đi xóa đăng ký giao dịch đảm bảo rồi quay lại phòng công chứng lấy dấu và hợp đồng công chứng là xong.
Sau đó đi sang tên là việc của 1 mình cụ.
cái này tiện nhưng ko an toàn ở chỗ:

- Ngân hàng giao giấy tờ của chủ tài sản cho người khác mà cơ sở pháp lý lỏng lẻo: nói miệng, ký tay đơn giản, giả dụ 1 trong 2 người bên bán dùng người khác ký (khi ít tiếp xúc).

- Công chứng mua bán kiểu chờ sẵn khi tình trạng tài sản chưa giải chấp, qua hôm sau hoặc vài hôm sau mới đóng dấu -> có tranh chấp mà bên đề nghị giải quyết chứng minh được công chứng như vậy thì giá trị của văn bản này trước tòa khó bảo đảm

- Bên mua tự đi giải chấp gặp ông tài nguyên rắn (hoặc chủ tài sản phím sẵn) yêu cầu chính chủ đến lấy hoặc có ủy quyền nhận sổ sau khi xóa thế chấp thì xử lý sao ?
 
Chỉnh sửa cuối:

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Cảm ơn cụ nhé!
CHo em hỏi kinh nghiệm thực tế tí. CỤ đã làm công chứng các trường hợp này nhiều chưa? Có rủi ro gì không ạ?
Trong thực tế thì cũng đa dạng, người cẩn thận thì nên làm nhiều bước như vậy, mình bỏ cả tỷ ra mua tài sản, ko việc gì phải vội vàng, tự mình làm trái những cái cơ bản làm gì
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
12,597
Động cơ
473,159 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Các cụ mà ko dẫn chứng luật cụ thể khi mua bán tài sản thế chấp cho ngân hàng là dễ gặp quan tòa lắm đới
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,598
Động cơ
343,352 Mã lực
Em thấy các cụ cm phức tạp quá, chẳng phải làm gì cả, Ngân hàng họ mở cho cụ 1 TK rồi cụ chỉ việc nộp đủ số tiền mua TS đó vào TK và phong tỏa nó lại, các thủ tục giải chấp, xóa đăng ký Ngân hàng họ làm cho hết sau đó họ gọi công chứng đến làm ngay tại Ngân hàng giữa cụ với bên bán (chủ nợ), rồi họ yêu cầu cụ xóa phong tỏa TK để họ thu nợ, xong giải tán ai về nhà ấy, kể cả cụ muốn sang tên họ cũng giúp luôn nhé (công dịch vụ cực mềm vì họ có quan hệ không lòng vòng cò vạc).
 

hackspeed

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-309501
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
16,534
Động cơ
431,423 Mã lực
Nơi ở
Vịnh Bắc Bộ
Em thấy các cụ cm phức tạp quá, chẳng phải làm gì cả, Ngân hàng họ mở cho cụ 1 TK rồi cụ chỉ việc nộp đủ số tiền mua TS đó vào TK và phong tỏa nó lại, các thủ tục giải chấp, xóa đăng ký Ngân hàng họ làm cho hết sau đó họ gọi công chứng đến làm ngay tại Ngân hàng giữa cụ với bên bán (chủ nợ), rồi họ yêu cầu cụ xóa phong tỏa TK để họ thu nợ, xong giải tán ai về nhà ấy, kể cả cụ muốn sang tên họ cũng giúp luôn nhé (công dịch vụ cực mềm vì họ có quan hệ không lòng vòng cò vạc).
quan trọng là thiếu sự ràng buộc với bên chủ nợ (bên bán), mở tài khoản phong tỏa họ ko ký thì xử lý ntn ? ngân hàng tự đi xóa chấp, sau đó mới được công chứng nhưng do cụ ko mua được -> ko yêu cầu giải tỏa tài khoản -> ngân hàng ko thu nợ từ tài khoản đó mà tài sản đã giải chấp...
 

duyky

Xe điện
Biển số
OF-67451
Ngày cấp bằng
1/7/10
Số km
2,446
Động cơ
448,300 Mã lực
Nói chung là nguy cơ rủi ro rất cao khi mua tài sản đã thế chấp ạ:
1. Tài sản đã thế chấp cho một khoản vay tài chính thì tài sản này không còn thuộc quyền định đoạt của người có tên ghi trên tài sản nữa mà thuộc về cái nghĩa vụ trên hợp đồng thế chấp với ngân hàng và hầu hết là quyền định đoạt nghiêng về phía ngân hàng. Ngân hàng cũng không mua thêm việc thứ 3 khi can thiệp vào hợp đồng đặt cọc của các bên khác (trừ khi có điều khoản trên hợp đồng thế chấp nói rõ về điểm này - nhưng em chưa từng thấy hợp đồng nào mà ngân hàng lại có điều khoản như vậy).
2. Việc đặt cọc và mua bán này hầu hết dựa vào niềm tin với nhau ạ.
3. Bên có tên trên tài sản thế chấp có thể lừa đảo để bán cho nhiều người cùng 1 lúc đấy, quẫn bách về tiền nong khiến người ta có thể làm ra nhiều vi phạm, vì đằng nào cũng quẫn rồi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top