Các cụ cho em hỏi với, em muốn mua nhà hoặc ô tô của của một người bị thế chấp ngân hàng. Thì thủ tục làm thế nào cho đúng luật và hạn chế rủi ro nhất ạ.
Cảm ơn các cụ nhiều
Cảm ơn các cụ nhiều
theo trình tự em viết trên thì bất hợp pháp chỗ nào cụ ? Việc công chứng mua bán sau khi giải chấp cơ mà, còn cái đặt cọc sẽ có 2 nội dung cơ bản: cụ đưa bao nhiêu tiền cho họ, để làm gì, trong hạn bao lâu, ủy quyền cho cụ đi giải chấp, lấy sổ gốc về...Vấn đề là tài sản đang bị thế chấp ngân hàng thì việc mua bán theo em hiểu là bất hợp pháp, công chứng như vậy có tác dụng không ạ?
Trường hợp người bán không có tiền để trả ngân hàng để giải chấp tài sản lấy giấy tờ gốc, sổ đỏ ra, mình phải ứng tiền cho họ để họ giải chấp tài sản cụ ạ.theo trình tự em viết trên thì bất hợp pháp chỗ nào cụ ? Việc công chứng mua bán sau khi giải chấp cơ mà, còn cái đặt cọc sẽ có 2 nội dung cơ bản: cụ đưa bao nhiêu tiền cho họ, để làm gì, trong hạn bao lâu, ủy quyền cho cụ đi giải chấp, lấy sổ gốc về...
Còn công chứng treo mua bán trước khi giải chấp, giải chấp lấy hồ sơ mới gọi là bất hợp pháp
Hợp đồng đặt cọc thể hiện cụ đưa cho họ số tiền bằng số tiền họ nợ ngân hàng để đảm bảo họ sẽ bán tài sản cho cụ sau khi giải chấp (trong vòng xx ngày nếu ko ký hdmb sẽ bị phạt cọc theo giá trị nào đó...). Sau đó họ ủy quyền cho cụ đi đóng tiền vào ngân hàng, lấy giấy tờ tài sản và giải chấp. Những thông tin này đều được đưa lên hệ thống dữ liệu công chứng ngay nên giả dụ họ lật ko muốn bán cho cụ, cũng ko ở đâu dám làm khi thông tin có giao dịch/bản gốc giấy tờ cụ lại cầm.Trường hợp người bán không có tiền để trả ngân hàng để giải chấp tài sản lấy giấy tờ gốc, sổ đỏ ra, mình phải ứng tiền cho họ để họ giải chấp tài sản cụ ạ.
Nhưng như thế thì chưa thể ký kết hợp đồng mua bán được. Vì mình sẽ bị rủi ro vì đưa tiền cho họ mà không cầm được giấy tờ gì
Ngân hàng thường làm sao cho họ thu đc tiền nợ thôi (nên nhiều khi giao dịch mua bán trái luật), còn các giao dịch khác hai bên chịu rủi roLên thẳng ngân hàng mà làm việc thôi :-|
Cảm ơn cụ nhé!Hợp đồng đặt cọc thể hiện cụ đưa cho họ số tiền bằng số tiền họ nợ ngân hàng để đảm bảo họ sẽ bán tài sản cho cụ sau khi giải chấp (trong vòng xx ngày nếu ko ký hdmb sẽ bị phạt cọc theo giá trị nào đó...). Sau đó họ ủy quyền cho cụ đi đóng tiền vào ngân hàng, lấy giấy tờ tài sản và giải chấp. Những thông tin này đều được đưa lên hệ thống dữ liệu công chứng ngay nên giả dụ họ lật ko muốn bán cho cụ, cũng ko ở đâu dám làm khi thông tin có giao dịch/bản gốc giấy tờ cụ lại cầm.
Có thêm phương án là: cụ/hai bên chấp nhận khả năng chịu thuế nhiều lần, mức thuế cao (nếu là nhà đất khả năng bị x2) thì sau khi ký đặt cọc (cụ giao 100% giá trị mua) bên chủ tài sản sẽ ủy quyền từ giải chấp + nội dung bán cho cụ sau khi giải chấp cho 1 người khác người muốn mua (người nhà cụ chẳng hạn). Sau khi nhận tài sản được giải chấp thì người nhà mình ký với nhau. Nếu làm theo hướng này, cụ chủ động hơn nhưng giá trị đặt trong HĐMB sẽ là giá trị thực, chi phí thuế lớn vấn đề x2 thuế thì 50-50 tùy theo sự giải quyết giữa cơ quan thuế + người nộp.
Em làm ngân hàng và thường xuyên bán các tài sản của khách hàng đây. Theo em cụ làm thế này là đơn giản và tiện nhất tránh được 2 lần ký công chứng (1 lần công chứng đặt cọc, 1 lần công chứng mua bán):Cảm ơn cụ nhé!
CHo em hỏi kinh nghiệm thực tế tí. CỤ đã làm công chứng các trường hợp này nhiều chưa? Có rủi ro gì không ạ?
cái này tiện nhưng ko an toàn ở chỗ:Em làm ngân hàng và thường xuyên bán các tài sản của khách hàng đây. Theo em cụ làm thế này là đơn giản và tiện nhất tránh được 2 lần ký công chứng (1 lần công chứng đặt cọc, 1 lần công chứng mua bán):
- Cụ cùng với người bán lên ngân hàng làm việc, làm với nhau 1 cái thỏa thuận 03 bên có nội dung sau khi cụ nộp số tiền vào tài khoản của người bán thì ngân hàng có trách nhiệm trả giấy tờ sở hữu (sổ đỏ, đăng ký xe...) và ký lệnh giải chấp (đăng ký giao dịch đảm bảo, thông báo hủy thế chấp gửi phòng công chứng).
- Có được cái đó rồi thì cụ tìm 1 phòng công chứng nhờ soạn sẵn hợp đồng và đi cùng cụ, bên bán đến ngân hàng. Ký công chứng mua bán tại ngân hàng sau đó nộp tiền, rút hồ sơ tài sản cụ cầm trong tay. Hợp đồng công chứng bên phòng công chứng vẫn giữ chưa đóng dấu. Cụ cầm bộ hồ sơ tài sản đi xóa đăng ký giao dịch đảm bảo rồi quay lại phòng công chứng lấy dấu và hợp đồng công chứng là xong.
Sau đó đi sang tên là việc của 1 mình cụ.
Trong thực tế thì cũng đa dạng, người cẩn thận thì nên làm nhiều bước như vậy, mình bỏ cả tỷ ra mua tài sản, ko việc gì phải vội vàng, tự mình làm trái những cái cơ bản làm gìCảm ơn cụ nhé!
CHo em hỏi kinh nghiệm thực tế tí. CỤ đã làm công chứng các trường hợp này nhiều chưa? Có rủi ro gì không ạ?
quan trọng là thiếu sự ràng buộc với bên chủ nợ (bên bán), mở tài khoản phong tỏa họ ko ký thì xử lý ntn ? ngân hàng tự đi xóa chấp, sau đó mới được công chứng nhưng do cụ ko mua được -> ko yêu cầu giải tỏa tài khoản -> ngân hàng ko thu nợ từ tài khoản đó mà tài sản đã giải chấp...Em thấy các cụ cm phức tạp quá, chẳng phải làm gì cả, Ngân hàng họ mở cho cụ 1 TK rồi cụ chỉ việc nộp đủ số tiền mua TS đó vào TK và phong tỏa nó lại, các thủ tục giải chấp, xóa đăng ký Ngân hàng họ làm cho hết sau đó họ gọi công chứng đến làm ngay tại Ngân hàng giữa cụ với bên bán (chủ nợ), rồi họ yêu cầu cụ xóa phong tỏa TK để họ thu nợ, xong giải tán ai về nhà ấy, kể cả cụ muốn sang tên họ cũng giúp luôn nhé (công dịch vụ cực mềm vì họ có quan hệ không lòng vòng cò vạc).