- Biển số
- OF-14406
- Ngày cấp bằng
- 31/3/08
- Số km
- 6,244
- Động cơ
- 566,260 Mã lực
Trong lĩnh vực giao thông, có 2 vấn đề thường xuyên được nhắc tới, đó là mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ:
- Mũ bảo hiểm: Là vật dụng bảo hộ, nó có thể giúp người tham gia giao thông giảm hoặc tránh được chấn thương phần đầu nếu không may xảy ra tại nạn giao thông. Người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm tăng rủi ro của chính mình, nhưng không làm tăng nguy cơ rủi ro của người khác. Đội mũ bảo hiểm không ngăn ngừa được tại nạn, mà chỉ có thể hạn chế được chấn thương phần đầu nếu không may gặp tai nạn.
- Đèn đỏ: Là đèn báo hiệu phải dừng lại trước vạch, trả lại phần đường phía trước cho những người đi theo hướng khác. Người không tuân thủ đèn đỏ (vượt đèn đỏ) ngoài trực tiếp gây nguy hiểm cho mình còn trực tiếp gây nguy hiểm cho người khác (gây tai nạn), làm mất thời gian của người khác, và là nguyên nhân trực tiếp gây tắc đường. Không vượt đèn đỏ sẽ ngăn ngừa được tai nạn, ngăn chặn hoặc làm giảm tắc đường.
Ngành Giao thông đã làm gì:
- Mũ bảo hiểm: XXX xử phạt khá triệt để người không đội mũ bảo hiểm. Không chỉ CSGT, mà cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, công an phường, công an xã đều vào cuộc chặn bắt quyết liệt người không đội mũ bảo hiểm. Nhiều vụ chặn bắt, sắn đuổi đã gây tai nạn. Trong trường học, bố mẹ các cháu được yêu cầu viết cam kết đội mũ bảo hiểm cho con, các cháu không đội mũ bảo hiểm bị sao đỏ ghi sổ... Tóm lại, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm (dù là mũ rởm) được ngành giao thông làm khá tốt.
- Vượt đèn đỏ: Gần như không làm gì. Trước đây (10-15 năm trước) người ta đi lại khá quy củ, dừng ngay ngắn trước vạch trắng khi đèn đỏ, hiếm khi thấy người vượt đèn đỏ. Hiện nay, tại mỗi ngã tư đều thấy hiện tượng vượt đèn đỏ thành đàn, những người chưa vượt thì đứng tràn lên trên vạch trắng, đứng tràn gần hết phần đường dành cho xe ngược chiều. Những ngã tư có lưu lượng xe lớn, CSGT (nếu số lượng ít) sẽ không thể điều hành được và đám đông sẽ lao vào nhau hỗn loạn giữa ngã tư.
Vậy tại sao ngành Giao thông lại làm quyết liệt vấn đề mũ bảo hiểm (không phải nguyên nhân gây tai nạn), trong khi đó lại gần như không làm gì đối với nguyên nhân trực tiếp gây tại nạn và tắc đường (vượt đèn đỏ) nhỉ?
- Mũ bảo hiểm: Là vật dụng bảo hộ, nó có thể giúp người tham gia giao thông giảm hoặc tránh được chấn thương phần đầu nếu không may xảy ra tại nạn giao thông. Người không đội mũ bảo hiểm sẽ làm tăng rủi ro của chính mình, nhưng không làm tăng nguy cơ rủi ro của người khác. Đội mũ bảo hiểm không ngăn ngừa được tại nạn, mà chỉ có thể hạn chế được chấn thương phần đầu nếu không may gặp tai nạn.
- Đèn đỏ: Là đèn báo hiệu phải dừng lại trước vạch, trả lại phần đường phía trước cho những người đi theo hướng khác. Người không tuân thủ đèn đỏ (vượt đèn đỏ) ngoài trực tiếp gây nguy hiểm cho mình còn trực tiếp gây nguy hiểm cho người khác (gây tai nạn), làm mất thời gian của người khác, và là nguyên nhân trực tiếp gây tắc đường. Không vượt đèn đỏ sẽ ngăn ngừa được tai nạn, ngăn chặn hoặc làm giảm tắc đường.
Ngành Giao thông đã làm gì:
- Mũ bảo hiểm: XXX xử phạt khá triệt để người không đội mũ bảo hiểm. Không chỉ CSGT, mà cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, công an phường, công an xã đều vào cuộc chặn bắt quyết liệt người không đội mũ bảo hiểm. Nhiều vụ chặn bắt, sắn đuổi đã gây tai nạn. Trong trường học, bố mẹ các cháu được yêu cầu viết cam kết đội mũ bảo hiểm cho con, các cháu không đội mũ bảo hiểm bị sao đỏ ghi sổ... Tóm lại, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm (dù là mũ rởm) được ngành giao thông làm khá tốt.
- Vượt đèn đỏ: Gần như không làm gì. Trước đây (10-15 năm trước) người ta đi lại khá quy củ, dừng ngay ngắn trước vạch trắng khi đèn đỏ, hiếm khi thấy người vượt đèn đỏ. Hiện nay, tại mỗi ngã tư đều thấy hiện tượng vượt đèn đỏ thành đàn, những người chưa vượt thì đứng tràn lên trên vạch trắng, đứng tràn gần hết phần đường dành cho xe ngược chiều. Những ngã tư có lưu lượng xe lớn, CSGT (nếu số lượng ít) sẽ không thể điều hành được và đám đông sẽ lao vào nhau hỗn loạn giữa ngã tư.
Vậy tại sao ngành Giao thông lại làm quyết liệt vấn đề mũ bảo hiểm (không phải nguyên nhân gây tai nạn), trong khi đó lại gần như không làm gì đối với nguyên nhân trực tiếp gây tại nạn và tắc đường (vượt đèn đỏ) nhỉ?