- Hàng ngày bác ra đường cùng lắm là được 2 tiếng (chủ yếu sáng đi làm, chiều về, trưa đi ăn). Còn cả cái lực lượng giao thông người ta ngày đêm có mặt ngoài đường, người ta hiểu hơn ai hết về giao thông ở HN, chẳng lẽ người ta lại không nhìn thấy cần phải làm gì à. Lực lượng làm về giao thông nói chung, csgt nói riêng người ta có số liệu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm về các vấn đề liên quan đến giao thông (ách tắc ở đâu, chỗ nào điểm đen ách tắc; hành vi nào vi phạm nhiều, hành vi nào vi phạm ít). Không những số liệu đầy đủ mà người ta còn phân tích, đánh giá về nguyên nhân dẫn đến những vấn đề đó, đối tượng nào hay vi phạm về hành vi nào. Từ đó người ta mới đưa ra các giải pháp. Vì vậy, cái bác nhìn thấy chỉ là cảm tính, nó không phản ánh đúng thực tế tình hình.
- Trách nhiệm, nhiệm vụ của lực lượng csgt không chỉ mỗi việc xử lý vi phạm, người ta còn nhiều nhiệm vụ khác: điều tiết giao thông cho hợp lý, xử lý những vấn đề khác liên quan đến giao thông (hậu quả của các vụ tai nạn chẳng hạn). Nếu csgt chỉ làm nhiệm vụ xử lý vi phạm thì ai điều tiết gt, ách tắc ngay lập tức. Ở Hà Nội thì quan trọng nhất là việc điều tiết giao thông để không gây ùn ứ, ách tắc. Chả ở đâu như Hà Nội, mỗi ngã tư lớn đều có 3-4 csgt đứng điều tiết (vì ý thức chung là cực kém). Điều này lý giải cho vì sao người ta ít bắt người vượt đèn đỏ. Mà người ta chỉ không bắt vào giờ cao điểm ở những điểm đen về ách tắc thôi, còn đi ở những chỗ khác, vào giờ khác bắt tất.
Tôi được biết, có lần anh Thắng nhẻm (TP CSGT) khi đi qua ngã tư vào giờ cao điểm thấy lính mình bắt, xử lý người vi phạm, sau đó anh ý đã có biện pháp để xử lý cán bộ của mình.
- Phân tích của bác về hậu quả của 2 hành vi vượt đèn và không đội mũ không sai, nhưng nó là trên lý thuyết. Tôi thấy với tình hình giao thông "cá biệt" như ở HN thì cái lý thuyết của bác nó không sát với thực tế.
- Bác nói rằng cả hệ thống chính trị tập trung vào việc "triệt hạ" hành vi không đội mũ bảo hiểu là không đúng. Những người như cskv, công an phường, người ta làm nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến xử lý người vi phạm (làm theo kế hoạch, chuyên đề) và ít đứng ở ngã tư nên người ta bắt làm sao được người vượt đèn, dẫn đến người ta bắt người không đội mũ, kẹp 3... Nhà trường bắt học sinh viết cam kết đội mũ là mình phải mừng chứ: tuổi học sinh là tuổi chưa nắm vững luật, nhận thức về hậu quả của hành vi còn kém, dễ sỹ diện dẫn đến các hành vi vi phạm. Trường người ta bắt cam kết đội mũ thì gia đình, bố mẹ phải mừng chứ lại còn đi phê bình là người ta "triệt hạ".
- Cá nhân tôi thấy scgt ở HN là họ "mềm" nhất trong việc xử lý người vi phạm. Có thể xin được nếu có lý do hợp lý, hành vi khiêm tốn, biết nhận lỗi. Còn bác mà vác ô tô đi các tỉnh vi phạm xem có xin được không, nó xử thẳng cách, kể cả có quan hệ.