Bác so sánh làm gì, các TP lớn người đông, đến vỉa hè còn k tha huống chi là đường
Cái này cụ nói đúng.Taxi ở HN quá nhiều do cấp phép tràn lan ko tính toán,là một trong những nguyên nhân gây tắc đường.Đúng là sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túiTaxi ở Sing hình như có mấy hãng thôi thì phải. Rất hiệu quả.
Em nghĩ thế này :
Ở HN đi trên đường thì 10 xe con có tới 4-5 chiếc taxi đủ hãng.
Trong 4-5 chiếc đó thì có tới 2-3 chiếc không có khách (chạy điểm).
Nếu giờ giảm xuống chỉ còn 2-3 chiếc taxi lưu thông và lúc nào cũng có khách. Khách không thể tùy ý vẫy taxi mà phải đợi ở điểm cũng như gọi điện bị tính thêm phí. Hãng taxi giờ giảm xuống 2-3 hãng (vẫn đảm bảo tính cạnh tranh). Lúc này, taxi sẽ như bên Sing, đảm bảo hiệu quả và giá tốt (xe luôn có khách) mà lại giảm thiểu xe lưu thông tránh ùn tắc.
Ngu ý của em thế, các cụ thấy thế nào?
MÀ SAO KHÔNG THỬ ĐƯỢC NHỈ? NHỮNG CÁI NGU HƠN CHÚNG NÓ CÒN THỬ CHỨ NÓI GÌ CÁI NÀY
Em thấy ở Sing cũng nhiều taxi lắm, nhiều lúc em cảm thấy số taxi phải chiếm tới 1/3 số xe đang lưu thông. Nhưng cái chuẩn của họ là không tranh giành khách, không "đóng" (phi như tên tới địa chỉ điện đàm báo), hoặc không "cảo" (đi lờ đờ dò tìm khách). Nhiều lúc taxi em cảm thấy họ rất chảnh, rõ ràng đèn xanh trên mui báo không có khách mà vẫy cũng khó. Em mới hỏi một cụ lái taxi bên đó: họ bảo, nhiều người làm hết giờ , mệt, đi về, hoặc không tiện đường nên không đón.Cái này cụ nói đúng.Taxi ở HN quá nhiều do cấp phép tràn lan ko tính toán,là một trong những nguyên nhân gây tắc đường.Đúng là sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi
Ý kiến của em về taxi ở Sing: đúng là có hơi chảnh, nhưng chất lượng dịch vụ vẫn tốt. Ví dụ mình đi đến đâu vòng vèo mấy điểm đón người nọ người kia mà không nói với họ trước là rất dễ bị ăn mắng và nguy cơ xuống bắt xe khác là cao vì tội không nói rõ lịch trình từ đầu. Em bị một lần như thế hồi mới sang Sing nên từ sau leo lên xe là em dặn dò chu đáo luôn.Em thấy ở Sing cũng nhiều taxi lắm, nhiều lúc em cảm thấy số taxi phải chiếm tới 1/3 số xe đang lưu thông. Nhưng cái chuẩn của họ là không tranh giành khách, không "đóng" (phi như tên tới địa chỉ điện đàm báo), hoặc không "cảo" (đi lờ đờ dò tìm khách). Nhiều lúc taxi em cảm thấy họ rất chảnh, rõ ràng đèn xanh trên mui báo không có khách mà vẫy cũng khó. Em mới hỏi một cụ lái taxi bên đó: họ bảo, nhiều người làm hết giờ , mệt, đi về, hoặc không tiện đường nên không đón.
Được cái dân Sinh đi taxi nó bình thường như cân đường hộp sữa vậy, nên giới taxi driver không bao giờ lo ế.
Chẳng bù cho bên Mã, taxi lởm kinh khủng. Lên xe hầu như là phải mặc cả, mà chúng nó toàn nói thách. Có lẽ bên Mã nhiều xe hơi quá, khách đi taxi chủ yếu là dân tourist nên bọn nó mặc sức chém.
Em ko ở bển nhưng năm ngoái có sang Aus du lịch thì cũng thấy như cụ. Lưu học sinh VN bên Aus đi tàu điện của nó nếu thấy có người già hoặc phụ nữ đều sẵn sàng đứng dậy mời họ ngồi hết. Đi bus lúc xuống xe cũng đều thank you cả. Trở lại VN, như vậy ko phải ý thức của VN mình kém mà nó chỉ đang hòa vào dòng nước đen có sẵn thôi.Người Việt mình ở bển ai cũng thế, tôn trọng pháp luật nhưng em không hiểu ở VN cứ bảo nhau là người mình vô ý thức . Vậy sao ra nước ngoài lại răm rắp chấp hành , chắc là do cách trị cộng với ý thức chấp hành.
Theo e bít bên Sing người ta tính bằng mile chứ kô bằng km đâu ko bít bác chủ thớt đã đổi sang km chưa, mà với lại ý thức họ thì khỏi nghĩ đừng so gt ở Sing với gt ở Việt làm gì mình còn thua họ nhiều mặt lắm hícSo Việt Nam với Sinh thì em sợ hơi khập khiễng, nhưng dù sao, đã là giao thông thì cũng có những điểm giống nhau, vậy em xin có vài nhận xét về chuyện GT ở đất nước Sư tử.
- Có lẽ phải tới 80% dân Sing đi tầu điện ngầm hoặc bus đi làm. Bus thì rất tốt rồi, nhưng ấn tượng nhất là tầu điện ngầm (MRT). Thoáng, mát, văn minh và đặc biệt là rất nhiều chuyến, nhất là vào giờ cao điểm. Em đi với 1 thằng bạn, nó đi trước em độ 2 mét. Nó lên được tầu, em bị miss, thôi đành gọi điện cho nó chờ em ở ga đích để đi chuyến sau. Và em phải chờ đúng... 1 phút đã có chuyến tiếp theo, hầu như nó không phải chờ. Văn hóa trên MRT cũng phải nói rất đáng trân trọng. Khi thấy 1 người già phải đứng, y như rằng sẽ có ai đó đứng dậy nhường chỗ. Văn hóa xin lỗi với cám ơn cũng rất thường xuyên. Duy có điều, các cặp nam nữ trẻ thể hiện độ thân mật khá tự nhiên trên tầu, cái này khác Việt Nam.
- Độ lịch sự, hay nói chính xác hơn là sự nhường nhịn trong văn hóa lái xe ở trên đường phải nói cũng đạt tới mức độ cao nếu so với ta. Một hành động thế này: nếu đèn xanh, xe ô tô cứ việc phóng, và không có 1 ai đi bộ ngang đường làm cản trở cả. Nhưng nếu đèn xanh, nhưng dòng xe đông, đi nhích nhích hoặc dừng, thì bao giờ lái xe cũng dừng trước chỗ dành cho người đi bộ sang đường mà không đứng trên đó. Lúc đầu em ko hiểu, nhưng sau mới rõ: họ làm thế là vì đề phòng trường hợp, đèn xanh cho người đi bộ mà xe vẫn dừng trên đó.
- Văn hoá nhường đường phải nói cũng rất cao. Nếu xe rẽ phải, trái mà gặp có người đang đi bộ thì kiểu gì cũng chờ tới không còn ai, nhiều khi mất thêm 1 lượt đèn cũng đành thôi. Nếu xe bạn phải rẽ phải (ở mình là trái) hoặc quay đầu, luôn luôn chờ xe đi thẳng đi hết hoặc ở khá xa mới dám đi, cực an toàn.
- Các làn xe không phân biệt ô tô xe máy, xe máy len lỏi đi làn nào cũng được. Nhiều xe PKL, có những con phóng vượt hết các loại ô tô, nhưng cũng có nhiều dạng xe kiểu như Dream hay xe ga. Nói chung, 4b nhiều hơn 2b.
- Để hạn chế bớt xe 4b, họ cho ra một luật khá hay: các xe thường, phải mất thuế lưu hành khá cao, nhưng nếu anh ít tiền thì có thể đăng ký xe dạng limit. Xe này chỉ chạy ngoài giờ cao điểm và weekend. Để nhận dạng, xe loại này cho biển đỏ.
Tuy vậy có những điểm có lẽ họ không nghiêm bằng ta:
- Lái xe vượt speed limit khá nhiều: ở đường cao tốc, giới hạn cho phép 90km/h, nhưng hầu hết các xe chạy 100, cá biệt có những chiếc chạy 120 (em đã ngồi trên một taxi như vậy, mà tay lái lại là một ông già cỡ trên 60). Còn trong phố thì được đi 50, nhưng những chỗ vẵng họ cũng tít tới 6, 70, mặc dù camera cũng khá phổ biến. Như hôm em ngồi 1 chiếc taxi, lúc nó vòng từ cao tốc vào phố, ở đoạn cua có camera và có dòng chữ hiện lên luôn: "Bạn đang đi với tốc độ 56km/h, hãy đi chậm lại"
- Xe tải con được chở người trên thùng, mà khá phổ biến, trông khá bệ rạc.
Về taxi, phải nói các tài xế đều rất nghiêm túc, yêu nghề và hầu như không chặt chém khách, nói đi đâu là đi đó, tìm đường ngắn nhất, thậm chí đường tắt chứ không lòng vòng để lấy thêm cước phí. Lạ là hầu hết các tài taxi đều khá già, em nghĩ trung bình toàn các cụ trên 55 tuổi. Hỏi ra thì tuổi lái taxi kéo dài tới 73, tất nhiên họ vẫn phải đi khám sức khỏe hàng năm. Nếu các cụ gọi điện cho taxi tới đón, số tiền phải trả thêm là 3 đô, bởi vậy rất ít người gọi taxi mà hay vẫy hoặc ra các bến taxi. Ở khu trung tâm là hầu như không thể vẫy được vì số người đ taxi khá đông.
Ở Sing cũng có xich lô, nó chỉ có ở khu trung tâm và người lái ở phía trước. Loại hình này chủ yếu để phục vụ khách du lịch. Nói chung trông có vẻ còn bệ rạc hơn xích lô ở Hà Nội hoặc SG.
Hầu các cụ ít ảnh:
Xe máy chạy ở làn nhanh nhất, mà nó chạy cũng nhanh nhất thật !
Xe tải chở người, khá phổ biến ở Singapore:
Một bác xich lô đang nằm khểnh chờ khách
Ở Singapore, có một cây cầu mang tên Pulau Saigon Bridge:
Nó tính bằng km cụ ợ.Theo e bít bên Sing người ta tính bằng mile chứ kô bằng km đâu ko bít bác chủ thớt đã đổi sang km chưa, mà với lại ý thức họ thì khỏi nghĩ đừng so gt ở Sing với gt ở Việt làm gì mình còn thua họ nhiều mặt lắm híc
Vậy ah hay tại e sang đó từ 2006 nên bg ko bít bên đó tính bằng kmNó tính bằng km cụ ợ.
Nó tính km từ lâu rồi cụ. Mile chỉ còn được sử dụng ở Anh, Mỹ và vài ba quốc gia phụ thuộc thôi.Vậy ah hay tại e sang đó từ 2006 nên bg ko bít bên đó tính bằng km
Đánh giá khách quan em thấy thế này:Đây là một đoạn clip về GT ở Mã (vì các cụ cũng bàn tới Mã). Thực ra về nhiều mặt, Mã rất giống Sinh, chỉ có điều nó kém hơn tí xíu.
Các cụ xem đoạn phim sẽ thấy mặc dầu ngã 3 không có đèn GT, nhưng các xe vẫn rất nhường đường: xe rẽ nhường xe đi thẳng, xe đường không ưu tiên nhường xe đường ưu tiên. Tuy nhiên Mã vẫn thua Sinh ở chỗ: trong số nhiều xe chờ, vẫn có 1 em tách làn và đi giống Việt Nam.
[video=youtube;FzK3n3N9X5o]http://www.youtube.com/watch?v=FzK3n3N9X5o&list=UUDwJXEgq5uFQUNIOPylBeNg&feature=plpp&context=C4dbde21FDvjVQa1PpcFP-0zmLsUWt5nW1BLxlvpgr5kD4tSTaaP o=[/video]