Bản dịch rất có chất lượng cụ ạSách in đẹp mà lời văn cũng hay cụ nhỉ. Ngày bé em đọc mê tít thò lò
Bản dịch rất có chất lượng cụ ạSách in đẹp mà lời văn cũng hay cụ nhỉ. Ngày bé em đọc mê tít thò lò
Cháu phải lên tận tv huyện để mượn "Muối của đất", sau bao năm cơm áo gạo tiền thì giờ chẳng còn gì.Hồi bé, em được đọc " bác sỹ Aibolit" và " những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn". Sau này, văn học Nga luôn là ưu tiên tìm đọc của em; 1 số tác phẩm mà em đã đọc:
+ Chiến tranh và hòa bình (được giảng dạy trong trường) - Lev Tolstoi
+ Sông Đông êm đềm - Solokhov
+ Đất vỡ hoang - Solokhov
+ Thép đã tôi thế đấy - Ostrovsky
+ Thời thơ ấu - Gorki
+ Tuyển tập truyện ngắn "tính cách Nga"
+ Muối của đất - Alexay Tolstoi
+ Các tác phẩm thơ của Olga Bergolts
.....
Hồi mới nhớn đọc cuốn tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Mikhail Sokholov. Em đọc đi đọc lại đoạn tả Davudov chịch Luska vợ của Nagunov, hehehe.ôi thời đó đâuc ó gì giải trí đâu. đọc tiểu thuyết vn thì kg hay lắm ..lên hay đọc tiểu thuyết liên xô là phải ĐẤT VỠ HOANG và CHUYỆN THưỜNG NGÀY Ở HUYỆN .. em nhai đi nhai lại xuốt vì chả có gì để đọc ..còn bọ thanh niên choai choại cảm tình đoàn ý..thì sách gối đầu giường là THÉP ĐÃ TÔI THẾ ĐÓ
Cuốn Hầm bí mật bên bờ sông Ô đe chứ k phải Mùa xuân... cụ ag. Có người đã nhận xét là rất nhiều nhân vật trong văn học Nga đau khổ nhưng k có nhà văn nào tự tử, ngược lại các nhân vật trong văn học Mỹ rất lạc quan nhưng rất nhiều nhà văn Mỹ tự tửTuổi thơ của em gần như gắn liền với văn học Xô Viết. Hồi nhỏ các cụ nhà em có rất nhiều sách nên em được đọc khá sớm. Sau cuốn Tập đọc lớp 1,2 hồi đó là bập ngay vào cuốn "Mùa xuân trên sông Ô-đe" rồi mới đến "Vichia Ma-lê-ép ở nhà và ở trường" với lại "Ma-rút-xia đi học"! Năm lớp 4 ông già đã mua "Thép đã tôi thế đấy" cho đọc - mà chả thấy thích gì...Sau đó thì được bạn cho mượn đọc một lô một lốc "Những cuộc phiêu lưu của Mít đặc và Biết tuốt", "Nam tước Phôn Gôn Rinh", "Chiếc khuy đồng"...Những năm cấp 2 em đọc bộ 3 "Con đường đau khổ" rồi "Pie đệ nhất" của A. Tolstoy, rất ấn tượng với bản dịch Con đường đau khổ của cụ Cao Xuân Hạo! Bắt đầu từ đó em đọc "vô thiên lủng" luôn! Từ các tác phẩm văn học cổ điển Nga cho tới văn học Xô Viết hiện đại như các cụ/mợ đã kể. Không hiểu sao em ko thích văn học cổ điển Nga - trừ một vài tác phẩm! Có lẽ tính triết lý trong đó hơi nhiều, mà tác phẩm văn học thì còn những thứ khác chứ ko chỉ có triết!
Dạ bẩm cụ..sách liên xô hồi đó quyển nào cũng dày cộp..thế mà e đọc sach chả chừa quyển nào. Thậm chí còn đọc lại nhiều lần.. Giờ mà đưa cho đọc chắc chịu thôiHồi mới nhớn đọc cuốn tiểu thuyết Đất vỡ hoang của Mikhail Sokholov. Em đọc đi đọc lại đoạn tả Davudov chịch Luska vợ của Nagunov, hehehe.
Ngoài ra em cũng đọc rất nhiều tác phẩm của văn học Nga như Thép đã tôi thế đấy, 17 khoảnh khắc mùa xuân, Chuyện thường ngày ở huyện, Sông đông êm đềm, Chiến tranh và hòa bình...
Hic, cụ nhớ nhầm rồi nha!Cuốn Hầm bí mật bên bờ sông Ô đe chứ k phải Mùa xuân... cụ ag. Có người đã nhận xét là rất nhiều nhân vật trong văn học Nga đau khổ nhưng k có nhà văn nào tự tử, ngược lại các nhân vật trong văn học Mỹ rất lạc quan nhưng rất nhiều nhà văn Mỹ tự tử
Vâng cảm ơn cụHic, cụ nhớ nhầm rồi nha!
...Nhưng không sao, vui là chính mà! Dòng văn học chiến tranh vệ quốc 1941-1945 của Liên Xô và Nga sau này rất phong phú. Những tiểu thuyết như trên đây hoặc các bộ tiểu thuyết của K. Simonov (Những người sống và những người chết, Người ta sinh ra không phải là lính, Mùa hè cuối cùng), Bến bờ của Bondarev, Gắng sống đến bình minh của Bykov.v.v...là những áng văn thời Xô-viết đậm tính sử thi hoặc chủ nghĩa anh hùng cách mạng(!). Những cuốn về sau này - thời Liên bang Nga - thì lại đậm tính nhân văn, cay đắng, đề cao số phận con người mà vốn chỉ là con sâu cái kiến trong guồng quay của chiến tranh; tầm này có những cuốn đọc rất hay như "Прокляты и убиты/Những người bị nguyền rủa và những người chết" của Astafyov/(Виктор Петрович Астафьев); "Жизнь и судьба/ Số phận và cuộc đời" của Grossman.v.v...Thật tiếc là không được dịch ra tiếng Việt nữa, văn học Nga giờ không phải là mốt nữa rồi.
Em bổ sung thêm cuốn "Học toán cùng gấu con" dành cho các bạn mẫu giáo và lớp 1. Cuốn sách này của Liên Xô, cực kỳ sinh động, dễ hiểu. Em được một mẹ trên WTT giới thiệu cho từ hơn chục năm trước. Bọn nhóc nhà em thích lắm, kiểu như nó "được" chơi với một quyển truyện tranh chứ không phải "bị" học. Tiếc là WTT bây giờ phế quá, nên cái topic về sách hay cũng chết theo từ lâu rồiEm đã đọc gần hết các tác phẩm trong tonic. Em xin bổ sung: Tuổi mười bảy. Truyện rất hay về tâm lý của các cô cậu học trò cuối cấp ở Nga. Tuy nhiên, em thích nhất là Nga có dòng sách khoa học nhưng viết 1 cách rất dễ hiểu cho thiếu nhi. Em vẫn nhớ 2 cuốn: 1/ Sinh lý học giải trí. Cực ấn tượng với chương về con trùng roi amip. 5 tuổi em bắt đầu đọc sách và yêu khoa học từ quyển này. 2/ Cuộc phiêu lưu của số pi ( em không nhớ chính xác), giải thích rất dễ hiểu về các kiến thức số học như số phức, số hữu tỷ,.. Em lớp 2 đã hiểu số hữu tỷ là thế nào, vô hạn tuần hoàn ra sao là nhờ cuốn này.
Hiển nhiên là người đoá nhận xét sai. Nhà văn nhà thơ Liên Sô tự tử rất nhiều, chả hạn dư Ê Sê Nhin, May A cốp ski.Cuốn Hầm bí mật bên bờ sông Ô đe chứ k phải Mùa xuân... cụ ag. Có người đã nhận xét là rất nhiều nhân vật trong văn học Nga đau khổ nhưng k có nhà văn nào tự tử, ngược lại các nhân vật trong văn học Mỹ rất lạc quan nhưng rất nhiều nhà văn Mỹ tự tử
Có lẽ họ nhận xét trước thời kỳ 1917 cụ agHiển nhiên là người đoá nhận xét sai. Nhà văn nhà thơ Liên Sô tự tử rất nhiều, chả hạn dư Ê Sê Nhin, May A cốp ski.
Các nhân vật trong văn học Mẽo không mấy lạc quan, trong khi các nhân vật trong văn học Nga lại quá lãng mạn (Lạc quan đến phát tếu). Thời nhân vật đau khổ trong văn học Nga đã qua từ khi một người họ Lê lên nắm quyền. Thế nên mới có chuyện 1 anh tù binh Nga ốm đói oánh bại cả những võ sĩ Đức bếu tốt, hay 1 người lính bình thường mang súng tìm cách diệt 1 đống quân thù dù trước đó tất cả đồng đội trong nhóm của anh đã hy sinh.
Có rất nhiều nhà văn Liên Sô bị truy bức, phải chuồn chuồn. Có rất nhiều nhà văn phải đi nghỉ dưỡng ở Sê Bia Ri. Có rất nhiều nhà văn mở mắt nhìn mọi người lần cuối, miệng hé nụ cười, dưng thật da đã thác trước đó vài ngày. Có rất nhiều nhà văn phải tự sát mà câu cuối cùng của họ là "các tồng chế! Đừng bắn!"
Trước 1917 thì có nhà văn Mẽo lào tự tử đâu. Cho nên iem đoán người nhận xét là một người Nga hết sức lạc quan.Có lẽ họ nhận xét trước thời kỳ 1917 cụ ag
Ý ông ý là văn học Nga trước 17, còn Mỹ hình như có jack London, rồi h.HemingwayTrước 1917 thì có nhà văn Mẽo lào tự tử đâu. Cho nên iem đoán người nhận xét là một người Nga hết sức lạc quan.