- Biển số
- OF-29355
- Ngày cấp bằng
- 17/2/09
- Số km
- 30,842
- Động cơ
- 3,306,578 Mã lực
Có cụ nào còn nhớ nội dung của cuốn truyện này không
Mấy ông FPT cựu sinh viên ở Nga Xô chỉ chôm về thôi, chế cháo cái gì.Cụ tìm hiểu lại xem trước khi phán, em nhớ là do các cụ VN ta tự chế mà
Cụ chuẩn rồi, em vodka cụ nhé, thế mà bấy lâu em toàn nghĩ dân ta có máu hài hước đến vậyMấy ông FPT cựu sinh viên ở Nga Xô chỉ chôm về thôi, chế cháo cái gì.
Truyện Vova đó mà bọn Tây gọi là Vovochka jokes, nằm trong 1 dòng văn học dân gian dưới dạng truyện cười ở Nga, rất phổ biến dưới thời Xô Viết. Các mẩu chuyện có đủ các chủ đề từ chính trị, châm biếm lãnh đạo, sex, quan hệ xã hội ...
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Russian_jokes
Vài truyện cười Xô viết:
1. Một người Mỹ nói với một người Nga rằng Hoa Kỳ tự do đến mức anh ta có thể đứng trước Nhà Trắng và hét: "to hell with Ronald Reagan."
Tôi cũng có thể đứng trước điện Kremlin và hét: "to hell with Ronald Reagan".
2. Những người nông dân đến gặp Lenin và nói với ông ta:
- Chúng tôi không còn gì để ăn nữa.
- Tại sao các đồng chí không cắt cỏ mà ăn, Lenin trả lời.
- Chúng tôi sợ chúng tôi sẽ kêu giống như những con bò, những người nông dân phàn nàn.
- Hôm qua tôi ăn một hũ mật ong và tôi đâu có kêu vo ve, Lenin phản bác.
3. Một đám quỷ nhỏ đến gặp tổng thống Hoa Kỳ. Ông sợ hãi kêu:
- Các anh muốn gì?
- Ông có biết rằng Stalin đã chết và xuống địa ngục không? Chúng tôi là những người tị nạn đầu tiên đến đây.
NYC là cô bạn du học sinh Nga.Giamilia, truyện núi đồi và thảo nguyên. Mặc dù truyện Giamialia viết về sự khát khao hp của người phụ nữ, dám buông bỏ tất cả để đi tìm tình yêu thực sự ở vào cái thời quan niệm "hạnh phúc của người pn là sinh con đẻ cái và trong nhà dư dật", em nhớ ko chính xác lắm. Chắc nhiều độc giả nữ thích truyện này, thế nhưng, cảm xúc ấn tượng suốt 1 thời gian dài với em lại là Cây phong non trùm khăn đỏ, lần đọc nào cũng thấy thương cho mối tình axen và anh chàng lái xe. Chắc cuối tuần phải đọc lại mất thôi!
Em nhớ thêm : Timua và đồng đội, Nối gót Timua, Người con gái vên Đại úy, Dũng Cảm. Riêng cuốn " Giamilya núi đồi và thảo nguyên" em mua rồi mất đến quyển thứ 5 nhưng em vẫn vui vì mọi người mượn đọc xong là 'xin" luôn, em lại mua quyển mới.Há há, nhờ cụ em nhớ được thêm truyện Bột mỳ vĩnh cửu. Em vừa nhớ thêm truyện này
Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Karik và Valia
Vâng cụ, câu chuyện các nhân vật đẹp và cảm xúc hơn cũng bởi thiên nhiên cảnh vật đc Aitmatov miêu tả quá hay.NYC là cô bạn du học sinh Nga.
Vẫn nhớ về cái đoạn cuối của Cây phong non trùm khăn đól, hồ Ixuckun, về đèo Độ Long
Ngày trc em đọc khá nhiều truyện LX.Timua và đồng đội
Đường phố người con út
Thanh đoản kiếm
"Tiếng gọi vĩnh cửu" là dày chất Nga nhất, là tiểu thuyết iem thích nhất trong các tiểu thuyết Nga. Cuốn Nga La Tư cuối cùng mà iem mua có tên là " Vô hồn" và sách cũng vô hồn đúng dư cái tên, chưa đọc đã biết kết quả.Tiểu thuyết Liên Xô cuối cùng nhà em mua là bộ Tiếng gọi Vĩnh Cửu. Hồi bé say mê Thuyền trưởng và Đại uý, nhưng chỉ có một tập không tài nào kiếm được tập 2 cứ cảm giác thiếu thế nào ấy. Cách đây vài năm có cái Kindle mới dowload trọn bộ về nhưng cảm giác không bằng ngày trước nữa, thà cứ để thiếu không đọc thấy hay hơn
Thuyền trưởng và Đại úy tui chỉ biết mỗi cái tên, hồi nhỏ chưa đọc. Ấn tượng cái tên vì cứ nghĩ tiếng Anh nó sẽ là Captain and Captain. Thế quái nào mà vừa Google ra ai đó lại dịch phim Master and Commander ra thành Thuyền trưởng và Đại úy nhỉ? Không biết tựa gốc truyện tiếng Nga là gì?Tiểu thuyết Liên Xô cuối cùng nhà em mua là bộ Tiếng gọi Vĩnh Cửu. Hồi bé say mê Thuyền trưởng và Đại uý, nhưng chỉ có một tập không tài nào kiếm được tập 2 cứ cảm giác thiếu thế nào ấy. Cách đây vài năm có cái Kindle mới dowload trọn bộ về nhưng cảm giác không bằng ngày trước nữa, thà cứ để thiếu không đọc thấy hay hơn
sách dịch sang tiếng Việt và được in ở LX sau đó mới chuyển về VN phải k cụ? Ngày xưa, bố mẹ e có mấy bao sách sưu tầm từ hồi sinh viên, sau để trên gác bếp. Bố mẹ e k chủ trương mua truyện tranh theo trend lúc e còn bé, nên đống sách ấy là cả 1 kho báu với em )Sách Liên Xô rất đẹp, in trên giấy trắng, bìa cứng, in màu nhiều,
Em đã đọc các tác phẩm sau:
1. Kiến và chim Bồ Câu
2. Đất vỡ hoang
3. Sợi chỉ mỏng manh
4. Bột mỳ vĩnh cửu
5. Sirbiri
6. Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn
7. Giamylia, chuyện núi đồi và thảo nguyên
...và vài cuốn nữa
Các sách kỹ thuật, từ điển, học tiếng Nga hồi ấy in đều đẹp ...
Những thứ mình thấy hay nhưng tụi trẻ con giờ nó không hào hứng . Em cũng từng gạ tụi F1 nhà em đọc những truyện thời đấy mà tụi nhóc không thích, giờ nó xem những thứ hiện đại cơ.Ngày trc em đọc khá nhiều truyện LX.
nhớ dc mấy tên :
Timua và đồng đội.
Dạy con yêu lao Động.
Vo-lo-di-a Đu -bi - nhin. Đường phố người con út.
Các cuốn truyện này đều có tính giáo dục rất cao, khác hẳn truyện bây giờ.
Riêng cuốn Đường phố người con út em đọc phải đến gần 10 lần. kg lần nào đọc lướt và cực kỳ thích. thích đến nỗi dù chuyển nhà đi đâu em vẫn giữ nó lại hy vọng các con sẽ đọc. nhưng dường như bọn trẻ kg thích, em cũng kg ép. Đầu năm nay soạn bán đi một thùng sách báo cũ nhìn cuốn truyện bị rách mất phần bìa cứng càng tiếc vẫn muốn giữ lại hy vọng gạ bọn trẻ đọc. Xong một thoáng suy nghĩ khiến em đành bán nó đi.
Cuốn truyện nói đến một cậu bé rất thông minh nghịch ngợm, hiếu thảo, diễn biến rất thú vị. mọi hành vi đều hướng đến sự cao thượng ngay thẳng, trách nhiệm, toàn nghĩ cho người khác hy sinh cho người khác....
Cả một thoáng cảm tình với cô bạn học Xvetlana.... rất trong sáng.
Ở XH này liệu tính cách đó có còn phù hợp.
Nên thôi dù sao cũng là cuốn truyện nói thời hy sinh cống hiến hết mình cho cnxh thời xô viết cũ nên mẹ cháu đành chia tay.
Ngày trước bố mẹ hay có thói quen tặng sách con cái vào dịp gì đó hoặc liên tục tặng nếu như có cuốn sách hay phát hành.Những thứ mình thấy hay nhưng tụi trẻ con giờ nó không hào hứng . Em cũng từng gạ tụi F1 nhà em đọc những truyện thời đấy mà tụi nhóc không thích, giờ nó xem những thứ hiện đại cơ.
Đúng rồi cụ, chất lượng in ấn của Liên Xô rất tốt, giấy đẹp, mỗi quyển sách nhìn đã mê mẩn. Mà các bản dịch hồi đó rất có chất lượng.sách dịch sang tiếng Việt và được in ở LX sau đó mới chuyển về VN phải k cụ? Ngày xưa, bố mẹ e có mấy bao sách sưu tầm từ hồi đi học, sau để trên gác bếp. Bố mẹ e, k chủ trương mua truyện tranh theo trend lúc e còn bé. nên đống sách ấy là cả 1 kho báu với em )
Trong số ấy thì quyển "Những cậu con trai phố Pan" mà sau này Đông A xuất bản lại là Những cậu con trai phố Pal https://sachdonga.vn/products/nhung-cau-con-trai-pho-pal là một trong những quyển có ảnh hưởng khá nhiều đến thế giới quan của e