• [Thông báo] Diễn đàn tạm thời bảo trì từ 23h00 ngày 21/12 đến 03h00 ngày 22/12/2024 để nâng cấp. Mong cụ/mợ thông cảm.

[ATGT] Một phút ngẫm nghĩ .........

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,274
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Em xin mở đầu : Mong các pác lái xe an toàn, cả ngày nhức đầu với kiểu phân luông ở HN, kiểu này các pác sơn tút ăn đủ.... thôi em vào đề đây

Chuyện sử dụng những chiếc đèn xe như thế nào.................. khi tham gia giao thông nếu gom hết vào chắc cũng dư sức tạo nên một bộ tiểu thuyết nghìn lẻ.
Em khẳng định việc lái xe trên đường không đơn giản chỉ là điều khiển phương tiện mà còn chứa trong đó đủ thứ quy tắc, nhận thức và cả văn hóa nữa.
ÔI Khổ vì vị trí đẹp
Với đa số người dân Việt Nam, các hoạt động kinh doanh nhỏ vẫn đang là “nghề” chính và đem lại nguồn thu chính nên nhà hay cửa hàng mặt đường hoặc thậm chí nằm ở những khu vực ngã ba, ngã tư luôn được coi là đắc địa. Vậy nhưng, cùng với ưu thế thuận tiện thông thương, thì những người dân này cũng thường bị đẩy vào trạng thái tâm lý bực bội, căng thẳng bởi những tiếng còi xe, những ánh đèn xe sử dụng không đúng nơi, đúng lúc.

Báp báp. Ngay sau tiếng còi xe máy chát chúa kêu lên là tiếng trẻ con khóc, kế tiếp là tiếng quát tháo của một người phụ nữ dành cho kẻ vô duyên nào đó vừa bấm còi lúc nửa đêm ngay trước cửa nhà. Người phụ nữ nhanh chóng mở cửa ngó theo bóng kẻ “tội đồ” vừa đột ngột đánh thức đứa trẻ vốn đang say giấc nồng và buông tiếng thở dài: “Vô ý thức!”.
Lẽ thường, khi tham gia giao thông gặp các ngã rẽ bị che khuất tầm nhìn người chủ phương tiện phải ra tín hiệu để người đi chiều ngược lại (nếu có) được biết. Cách thông báo thông thường là bấm còi, nhưng nếu là trong bối cảnh đêm tối thì việc sử dụng còi vừa không đem lại nhiều hiệu quả, vừa gây nên những phiền toái. Trong trường hợp đó, sử dụng cách nháy đèn pha xe 1-2 lần là hiệu quả nhất mà lại không gây ô nhiễm tiếng ồn.
Quan sát kỹ có thể thấy rõ được ba kiểu ứng xử thường gặp nhất khi gặp các ngã rẽ của đa số người tham giao thông. Trong đó rất nhiều người, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên, không hề sử dụng các thiết bị chức năng của xe như đèn hay còi để thông báo cho chiều giao thông khác mà cứ nghiễm nhiên đường ta ta đi. Một số khác thì có thói quen bấm còi thật mạnh, thật lâu cho dù lúc đó đang là nửa đêm.
Ở phần còn lại, cũng có không ít người biết cách sử dụng đèn để thông báo. Đáng tiếc là nhòm đối tượng thứ nhất đang chiếm số lượng áp đảo.
Ôi, đèn pha ... ôi quê tôi

Không phải ngẫu nhiên mà chiếc xe nào, kể cả ôtô hay xe máy, cũng đều được trang bị đủ cả đèn pha có chức năng chiếu sáng xa với cường độ ánh sáng lớn và đèn cốt có chức năng chiếu sáng gần. Ấy vậy mà đối với rất nhiều người, việc sử dụng hai loại đèn đó khi nào và ở đâu có lẽ vẫn cần phải mở một lớp học bài bản e mới cải thiện được tình hình.
Số là các bác nhà ta hễ cứ lao ra đường là giương đèn pha tướng lên, chẳng cần biết đó là đường lớn, đường nhỏ, đường nội thị hay quốc lộ, xa lộ. Và cũng từ cái đèn pha mà đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện trên đường, lớn có, nhỏ có.
Trời đổ mưa, mặt đường ướt nhẹp, những ổ gà ổ trâu vũng vĩnh nước vốn đã quá khó khăn đối với việc đi lại. Một nhóm học sinh đi học tối về thỉnh thoảng lại phải nháo nhác tìm vệ đường mà khép nép, đôi lúc mắt rơi vào trạng thái mù lâm sàng, lao vào nhau chí chóe, có em bị úp mặt xuống ổ gà đầy nước, ho sặc sụa. Chuyện cũng chỉ vì cái đèn pha xanh lè lè hay sáng trắng của mấy cậu thanh niên chay xe tay ga SH, Dylan, Piaggio… Trường hợp này thật không biết xử trí ra sao, mắng chẳng được, chửi không xong mà trò đánh đấm thì người tử tế nào cũng phải xin kiếu. Thôi thì đành nghiến răng mà chịu lấy vậy.
Bị đèn pha rọi thẳng vào mặt quả là không thể không tức, không giận. Nháy vài lần xin hạ đèn xuống không được, có nhiều bác điên tiết lên liền ghếch đèn trừng phạt lại, miệng thì lẩm bẩm “để xem mèo nào cắn mỉu nào”. Mà đèn của các bác ấy cũng chẳng thua kém, có bác chạy xe hơi thậm chí đã độ thêm được một dàn đèn công suất lớn. Dĩ nhiên là các bác ấy thắng, nhưng những chuyện xảy ra sau đó thì chắc ai cũng có thể tưởng tượng ra, dù là kẻ trừng phạt hay bị trừng phạt gặp tai họa.
Cứ thích dùng đèn pha là thế, nhưng đã chắc gì các bác ấy biết chức năng của cái đèn là gì. Lúc cần bật cốt thì chả bật, cứ rọi pha ra tít tận đâu để rồi lao luôn bánh xe lên cái bàn đinh ngay trước mặt, coi như tự chuốc vạ vào thân bởi cái tội ương ngạnh, dốt nát.
Đèn độ đấy!
Thỉnh thoảng bắt gặp mấy bác xe hơi có dàn đèn độ đẹp đến mê hồn, lòng thầm thán phục. Nhưng cũng có vài bận chạy ngược chiều với các bác ấy, bị các bác ấy rọi cho lòa đi, mắt nhòe nhoẹt nước thì lại thấy băn khoăn về chuyện độ đèn, chơi đèn.
Cũng may là các bác chơi đèn xe hơi đa số đều thuộc diện có ý thức biết dùng đúng lúc đúng chỗ chứ độ đèn như mấy cậu choai choai chạy xe máy thì quả thực không giận nào trút cho kiệt. 18 giờ tối ở ngã 5 Xã Đàn – Ô Chợ Dừa (Hà Nội), đường tắc nghẹt, đèn đường buộc phải nhường quyền điều khiển giao thông cho cảnh sát. Dừng xe lâu, có hai chú bé độ 17 tuổi gì đó cưỡi chiếc Yamaha Nouvo cứ nhá phanh liên tục.
Khốn khổ khốn nạn là cái đèn phanh của các chú lại là đèn độ, nhựa trong suốt, ánh sáng trắng làm chói lòa khu vực phía sau. Và rồi “bộp”, như một lẽ tất yếu, chiếc đèn phanh vỡ tan rơi loảng xoảng. Vừa dứt câu chửi thề, hai yêng hùng xa lộ liền im bắt khi trước mặt mình là một vóc dáng không dễ bị bắt nạt. Người đàn ông trung niên mặt áo ba lỗ để lộ bờ vai và cánh tay cuồn cuộn xăm trổ rồng cuộn hổ ngồi định giơ chân đạp thêm cái nữa. Nếu là thường lệ thì hành động đầu gấu này sẽ bị lên án, nhưng trong trường hợp này hẳn có không ít người thầm cảm ơn.
Vặt vãnh xi-nhan
Hẳn là với không ít người, chiếc đèn xi-nhan chỉ là bộ phận thừa thãi của chiếc xe mà thôi. Bởi với họ, đèn xi-nhan chả có tác dụng gì cả. Các bác rẽ các bác bật chứ em thì cứ rẽ luôn, các bác sợ thì tránh, em chả sợ. Lại có những chị không hiểu là chủ đích bật xi-nhan hay vô tình gạt tay vào mà cứ bật mãi, đến lúc rẽ phải vẫn để đèn xi-nhan trái, đến lúc rẽ trái vẫn để đèn xi-nhan phải.
Mà cái tội xi-nhan ngược lắm lúc phiền toái đến tai họa. Chả là có bận một quý cô bật xi-nhan rồi rẽ một mạch vào trong ngõ. Rầm, cả hai ôm sát mặt đường. Không biết thần dược nào đã giúp quý cô ấy và người đàn ông đâm xe quên ngay đau đớn để đứng dậy… cãi nhau. Hóa ra quý cô vẫn nghĩ mình đúng vì “rõ ràng em đã bật đèn xin đường rồi, mắt mũi anh để trên giời à? Đèn em vẫn sáng kia kìa”. Dứt lời nhìn xuống xe quý cô mới vỡ lẽ là mình xin đường ngược.
Cũng vì cái đèn xi-nhan chỉ là vặt vãnh nên mới xảy đến những chuyện cãi vã, chửi bới đánh lộn. Về quy tắc giao thông, nếu xe phía trước đang bật đèn xi-nhan trái đồng nghĩa xe phía sau chưa được phép vượt. Vậy nên có những khi cả một đoạn đường dài đầy xe xếp hàng đi chầm chậm chỉ vì phía trước có chiếc xe vẫn sáng đèn xi-nhan. Đoàn xe phía sau thì sốt ruột, bực bội, gã lái xe phía trước thì cứ ung dung nói chuyện, thỉnh thoảng còn quay sang “thơm” người tình một cái. Ức chế vì đi cũng dở ở cũng chẳng xong, một bác tài xe già vọt lên trước rồi dừng xe chặn ngay trước mặt. Và chuyện sau đó chắc ai cũng có thể mường tượng.
Vậy đấy, cứ nghĩ chuyện về những cái đèn xe chỉ là vặt vãnh nhưng thực chất nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng khi tham gia giao thông, vừa đem lại hiệu quả, vừa thể hiện hiểu biết và văn hóa của người lái xe. Cứ ngẫm nếu ai đó bị phạt vài lần vì quên bật đèn xi-nhan khi chuyển làn đường, vì bật đèn sai quy tắc, vì quên bật đèn khi lưu thông trong đêm tối hay bị “tẩn” vì tội gây gổ bằng đèn thì chắc sẽ dần coi trọng vai trò của đèn, dần xây dựng cho mình được văn hóa lái xe.
( bài này em lang thang em tìm được để hầu các pác, các pác nhớ voka cho em )
 

khoavq

Xe điện
Biển số
OF-13902
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
2,654
Động cơ
542,009 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Đúng là nhiều chuyện bực mình và khó chịu nhỉ...
 

Nghếch

Xe tăng
Biển số
OF-21059
Ngày cấp bằng
11/9/08
Số km
1,840
Động cơ
516,893 Mã lực
Nơi ở
Quán rượu
Tối qua em cũng nhắc chú Taxi về cái pha chiếu xa. Chú ấy tắt luôn :21:
 

daihatsuvn

Xe điện
Biển số
OF-24894
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
2,837
Động cơ
518,308 Mã lực
Nơi ở
Lam gia trang
Tối qua em cũng nhắc chú Taxi về cái pha chiếu xa. Chú ấy tắt luôn :21:


Mua xe ngày: Sep 2008
Biển số: OF-21059
Thường ở: Trong tim người thương yêu
Đoạn đường: 923
Động cơ : 3632 mã lực

Đã chạy được 36307500 km
Thế này rùi còn vẫn còn để chữ ký ah cụ *-)
@ Như thế gọi là văn hóa chiếu đèn :^)
 

FujiS5200

Xe container
Biển số
OF-33063
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
5,001
Động cơ
526,175 Mã lực
...
Dừng xe lâu, có hai chú bé độ 17 tuổi gì đó cưỡi chiếc Yamaha Nouvo cứ nhá phanh liên tục.
Khốn khổ khốn nạn là cái đèn phanh của các chú lại là đèn độ, nhựa trong suốt, ánh sáng trắng làm chói lòa khu vực phía sau. Và rồi “bộp”, như một lẽ tất yếu, chiếc đèn phanh vỡ tan rơi loảng xoảng. Vừa dứt câu chửi thề, hai yêng hùng xa lộ liền im bắt khi trước mặt mình là một vóc dáng không dễ bị bắt nạt. Người đàn ông trung niên mặt áo ba lỗ để lộ bờ vai và cánh tay cuồn cuộn xăm trổ rồng cuộn hổ ngồi định giơ chân đạp thêm cái nữa. Nếu là thường lệ thì hành động đầu gấu này sẽ bị lên án, nhưng trong trường hợp này hẳn có không ít người thầm cảm ơn.
...
Em cũng hay dính vụ này, ức chế cực. Nhiều lúc muốn xuống đạp cho phát, hoặc đập vỡ cái đèn đó, hic, cơ mà lại chả được như anh ấy :'(
 

Xe Lúc Lắc

Xe hơi
Biển số
OF-36684
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
148
Động cơ
473,680 Mã lực
Nơi ở
Bình Hưng Hòa (nghĩa địa đó)
Tối qua em cũng nhắc chú Taxi về cái pha chiếu xa. Chú ấy tắt luôn :21:
Bác làm seo mà mã lực to như đ/c phản lực vậy, như vậy bác phải gia nhập Nasa mới đúng:6:,(b)(b)(b) bác nữa này
 

Xe Lúc Lắc

Xe hơi
Biển số
OF-36684
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
148
Động cơ
473,680 Mã lực
Nơi ở
Bình Hưng Hòa (nghĩa địa đó)
Em cũng hay dính vụ này, ức chế cực. Nhiều lúc muốn xuống đạp cho phát, hoặc đập vỡ cái đèn đó, hic, cơ mà lại chả được như anh ấy :'(
Em thì em chỉ dám đợi nó chạy đi xa xa rồi chửi ... thầm trong bụng thui:'(:'(:'(, ước gì em đc như anh í, (b)(b)(b) bác.
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,274
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Nhiều khi cần phải biết người xung quanh nhìn mình như thế nào chứ nhỉ. em ghét nhất gặp mấy thiếu gia chơi đèn xe soi chỉ muốn ục cho phát. em mà di xe máy là em táng luôn :102::102: thông cảm, em bực lắm ợ
 

cautre

Xe hơi
Biển số
OF-33748
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
105
Động cơ
477,010 Mã lực
Công nhận lắm lúc ức chế cực kỳ :102::102:
 

viet_hung

Xe tải
Biển số
OF-22401
Ngày cấp bằng
14/10/08
Số km
305
Động cơ
498,200 Mã lực
Nơi ở
Trên những đồi chè
Chạy đường phố, đèn đường sáng như ban ngày thế mà cứ bật pha chạy cứ như mù :77::77::77:
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,690
Động cơ
557,690 Mã lực
Em thì em chỉ dám đợi nó chạy đi xa xa rồi chửi ... thầm trong bụng thui:'(:'(:'(, ước gì em đc như anh í, (b)(b)(b) bác.
Em cũng hay bị, chả hiều mấy thằng đó nó có học không, nó có nghĩ gì khi cạo lớp sơn màu đỏ của đèn phanh đi nữa
 

hmpstudio

Xe điện
Biển số
OF-28172
Ngày cấp bằng
2/2/09
Số km
2,274
Động cơ
504,520 Mã lực
Nơi ở
Bald Club & 77 Club
Lại một chuyện nữa . Văn hóa còi xe

Dòng người đang đi, bỗng tiếng "bíp bíp" ngân dài, hàng chục người vội vã lái xe nhao vào lề đường nhưng không thấy xe nào vượt qua, còn tiếng còi vẫn ngân dài phía sau...
Tại ngã tư Kim Ngưu - Lạc Trung sáng nay, người xe tấp nập ngược xuôi. Hàng chục người đứng chờ đèn đỏ, từ xa một xe máy phi lại, bấm còi hối hả, vọt sang phố Thanh Nhàn, bất chấp tín hiệu đèn đường. Khi còn vài giây nữa là đèn xanh nhưng phía sau nhiều người đã "bíp bíp" giục giã.
Cách đó 500 mét, ngã ba Trần Khát Chân - Kim Ngưu, chủ phương tiện đang chậm rãi chuyển hướng quanh vòng xuyến giữa đường, bỗng giật mình bởi tiếng còi phát ra từ chiếc xe tải nhỏ. Đang khúc cua nhưng tài xế cứ nhấn xi nhan xin đường, còi liên thanh, rồi lao ầm ầm..

Hôm trước khi lưu thông trên phố Hàng Tre Hà Nội, bỗng tiếng "bíp bíp" ngân dài, hàng chục người vội vã lái xe nhao vào lề đường nhưng không thấy xe nào vượt qua, còn tiếng còi vẫn ngân dài phía sau. Không hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhìn quay lại, một bác tài điều khiển xe ba bánh, lắp còi khuếch đại chở hàng cồng kềnh đang cố tìm cách nhoi lên. *** nó, ông 27/7 đấy mà


Nhiều người vẫn có thói quen bấm còi ngay cả khi tắc đường

Tài xế có thể dùng tín hiệu đèn để vượt nhưng họ vẫn nhấn còi ngân dài. Họ sử dụng còi như một thói quen không ý thức, mặc dù trên đường chẳng có bất kỳ phương tiện nào".:77::77::77:

Là một người từng có thời gian công tác tại Huế, chị Thủy cho biết, thành phố này áp dụng nghiêm ngặt việc cấm lái xe tải sử dụng còi hơi trong thành phố. Ngay tại đầu mỗi con đường dẫn vào nội thành đều có đặt biển "Cấm sử dụng còi hơi trong thành phố" và lái xe cũng thực hiện rất nghiêm túc quy định này. Do vậy, khi xe tải bắt đầu tiến vào nội thành, còi hơi sử dụng cho đường cao tốc được chuyển sang còi xe bình thường với âm lượng bé hơn và tuyệt đối an toàn cho những người tham gia giao thông xung quanh.

Theo nhiều chủ cửa hàng trên phố Huế, mỗi ngày có hàng chục khách tìm đến nắp còi khuếch đại, chủ yếu là thanh niên. Khách thường chọn các loại còi ngân dài, tiếng kêu các con vật. Giá một chiếc còi công suất lớn 80.000 -140.000 đồng, với 200.000 đồng khách sẽ có một cặp còi xe tương đương với xe tải hạng nặng

Theo Nghị định 146, những xe không được quyền ưu tiên sử dụng tín hiệu nếu lắp còi quá to sẽ bị phạt tiền 400.000 đồng, tịch thu còi, đèn và tạm giữ phương tiện... Tuy nhiên, theo xxx , hiện không quy định xử lý hành vi bóp còi bình thường gây ồn.
Theo một nghiên cứu mới đây của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, nếu tiếp xúc cường độ cao trên 75dB trong thời gian dài sẽ gây bệnh điếc không hồi phục, gây mệt mỏi, stress gián tiếp làm tăng các bệnh tim mạch, đường tiêu hóa.
Ngay chiều hôm qua, ở đường Truong Chinh bác tài xê xe buýt bấm còi làm ngay một cháu học sinh ngã đập đầu xuống đường may mà không làm sao..... kiểu này mai đi học không nghe thấy gì rồi:ohmy:
 

htsolutions

Xe hơi
Biển số
OF-18587
Ngày cấp bằng
14/7/08
Số km
151
Động cơ
505,790 Mã lực
Hôm trước em đang đi tự nhiên có thằng bé 2-3 tuổi chạy xộc từ nhà ra định băng qua đường (không có làn cho người đi bộ, giải phân cách liền và cao) làm em phải phanh dúi dụi còn bị mẹ nó chửi không có mắt à. Đúng là vô ý thức có tổ chức, làm hỏng từ nhỏ !
 

dangkimthu

Xe tăng
Biển số
OF-10884
Ngày cấp bằng
9/10/07
Số km
1,679
Động cơ
547,700 Mã lực
Nơi ở
Place with hope and no pain
hè hè, pha cốt phải chịu thôi, đi các tỉnh trời tối thì em chỉ để ý thấy tầm 5% các xe là xuống cốt thôi, còn lại chú nào chú nấy là pha chổng ngược lên, đến phải độ vỏ chrome kiểu mấy ông dubai cho đèn chúng nó chiếu mồm chúng nó vậy:21::21:Cá biệt có 1 vài trường hợp đi đêm, đường đèo tối hun hút ko có cái đèn điện nào bắt đc mấy ông 2b tắt đèn tối om vẫn chạy vè vè, chắc muốn thử cảm giác mạnh:redface:
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,225
Động cơ
663,954 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
công nhận bác chủ thớt viết được, rất hay, rất văn hóa, ý hóa ra khen mình hí hí, e tuy đi 2b mà xi nhan chuẩn ko cần chỉnh luôn, hnay đây chứ đâu, e đi đến gần ngã tư HBT-Q.Trung: đèn đỏ 2s, e đi chậm và xí nhan rẽ trái từ HBT sang QT thế là có bác toy chắc có việc vội đi sát sau e thấy nhan cái bác ý giảm ga đánh lái sang phải và đi thẳng (nge cả tiếng vào số ko chuẩn, e tả thế ko bít đúng ko). KL: bình thường là 4b sẽ vượt trái, hnay mà e ko nhan chắc h này ở VĐ rùi, xi nhan là còn sống, ko xi nhan...:77:
 

tlac

Xe đạp
Biển số
OF-804
Ngày cấp bằng
17/7/06
Số km
10
Động cơ
579,133 Mã lực
Nơi ở
Giải phóng đường - Hà nội tỉnh
em đi đăng kiểm vài lần rồi . có thấy kiểm tra còi đâu. xe máy của ai người lấy lắp mà ..(b)(b)(b)
 

NFSVN

Xe buýt
Biển số
OF-11865
Ngày cấp bằng
2/12/07
Số km
504
Động cơ
531,840 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội thôi ợ
Ôi, đèn pha ... ôi quê tôi

Không phải ngẫu nhiên mà chiếc xe nào, kể cả ôtô hay xe máy, cũng đều được trang bị đủ cả đèn pha có chức năng chiếu sáng xa với cường độ ánh sáng lớn và đèn cốt có chức năng chiếu sáng gần. Ấy vậy mà đối với rất nhiều người, việc sử dụng hai loại đèn đó khi nào và ở đâu có lẽ vẫn cần phải mở một lớp học bài bản e mới cải thiện được tình hình.
Số là các bác nhà ta hễ cứ lao ra đường là giương đèn pha tướng lên, chẳng cần biết đó là đường lớn, đường nhỏ, đường nội thị hay quốc lộ, xa lộ. Và cũng từ cái đèn pha mà đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện trên đường, lớn có, nhỏ có.
Trời đổ mưa, mặt đường ướt nhẹp, những ổ gà ổ trâu vũng vĩnh nước vốn đã quá khó khăn đối với việc đi lại. Một nhóm học sinh đi học tối về thỉnh thoảng lại phải nháo nhác tìm vệ đường mà khép nép, đôi lúc mắt rơi vào trạng thái mù lâm sàng, lao vào nhau chí chóe, có em bị úp mặt xuống ổ gà đầy nước, ho sặc sụa. Chuyện cũng chỉ vì cái đèn pha xanh lè lè hay sáng trắng của mấy cậu thanh niên chay xe tay ga SH, Dylan, Piaggio… Trường hợp này thật không biết xử trí ra sao, mắng chẳng được, chửi không xong mà trò đánh đấm thì người tử tế nào cũng phải xin kiếu. Thôi thì đành nghiến răng mà chịu lấy vậy.
Bị đèn pha rọi thẳng vào mặt quả là không thể không tức, không giận. Nháy vài lần xin hạ đèn xuống không được, có nhiều bác điên tiết lên liền ghếch đèn trừng phạt lại, miệng thì lẩm bẩm “để xem mèo nào cắn mỉu nào”. Mà đèn của các bác ấy cũng chẳng thua kém, có bác chạy xe hơi thậm chí đã độ thêm được một dàn đèn công suất lớn. Dĩ nhiên là các bác ấy thắng, nhưng những chuyện xảy ra sau đó thì chắc ai cũng có thể tưởng tượng ra, dù là kẻ trừng phạt hay bị trừng phạt gặp tai họa.
Cứ thích dùng đèn pha là thế, nhưng đã chắc gì các bác ấy biết chức năng của cái đèn là gì. Lúc cần bật cốt thì chả bật, cứ rọi pha ra tít tận đâu để rồi lao luôn bánh xe lên cái bàn đinh ngay trước mặt, coi như tự chuốc vạ vào thân bởi cái tội ương ngạnh, dốt nát.
Đèn độ đấy!
Thỉnh thoảng bắt gặp mấy bác xe hơi có dàn đèn độ đẹp đến mê hồn, lòng thầm thán phục. Nhưng cũng có vài bận chạy ngược chiều với các bác ấy, bị các bác ấy rọi cho lòa đi, mắt nhòe nhoẹt nước thì lại thấy băn khoăn về chuyện độ đèn, chơi đèn.
Cũng may là các bác chơi đèn xe hơi đa số đều thuộc diện có ý thức biết dùng đúng lúc đúng chỗ chứ độ đèn như mấy cậu choai choai chạy xe máy thì quả thực không giận nào trút cho kiệt. 18 giờ tối ở ngã 5 Xã Đàn – Ô Chợ Dừa (Hà Nội), đường tắc nghẹt, đèn đường buộc phải nhường quyền điều khiển giao thông cho cảnh sát. Dừng xe lâu, có hai chú bé độ 17 tuổi gì đó cưỡi chiếc Yamaha Nouvo cứ nhá phanh liên tục.
Khốn khổ khốn nạn là cái đèn phanh của các chú lại là đèn độ, nhựa trong suốt, ánh sáng trắng làm chói lòa khu vực phía sau. Và rồi “bộp”, như một lẽ tất yếu, chiếc đèn phanh vỡ tan rơi loảng xoảng. Vừa dứt câu chửi thề, hai yêng hùng xa lộ liền im bắt khi trước mặt mình là một vóc dáng không dễ bị bắt nạt. Người đàn ông trung niên mặt áo ba lỗ để lộ bờ vai và cánh tay cuồn cuộn xăm trổ rồng cuộn hổ ngồi định giơ chân đạp thêm cái nữa. Nếu là thường lệ thì hành động đầu gấu này sẽ bị lên án, nhưng trong trường hợp này hẳn có không ít người thầm cảm ơn.
Hôm vừa rồi, em đổi xe cho bạn em về quê để chở được nhiều người. Xe nó lắp thêm đèn vì nó hay đi công trường xa vào ban đêm, xe nó gầm cao. Em được dịp cảnh cáo các xe đi đêm thiếu văn hóa. Trên đường trường và lúc quay về Hà Nội, gặp xe nào đi đối diện kg chịu hạ cốt, em đến gần, đâm chéo đầu xe vào xe kia và đồng loạt bật 4 pha lên. Xe kia phanh gấp lại hết. Em biết thế là kg đúng. Nhưng ** chịu được kiểu đi đêm đối diện với nhau mà bật pha, mặc dù mình đã nháy xin rồi.
 

appco

Xe buýt
Biển số
OF-25784
Ngày cấp bằng
14/12/08
Số km
706
Động cơ
757,286 Mã lực
Cháu lại dị ứng với 2b tay ga ở HN , toàn nam thanh nữ tú cả. Buổi tối đi pha, dàn hàng 2;3 nhà cháu chuyển sang đén đèn gầm mà chúng chẳng thèm để ý. :77::77::77:
 

mobifone0906

Xe tải
Biển số
OF-33589
Ngày cấp bằng
20/4/09
Số km
459
Động cơ
480,717 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Em xin mở đầu : Mong các pác lái xe an toàn, cả ngày nhức đầu với kiểu phân luông ở HN, kiểu này các pác sơn tút ăn đủ.... thôi em vào đề đây

Chuyện sử dụng những chiếc đèn xe như thế nào.................. khi tham gia giao thông nếu gom hết vào chắc cũng dư sức tạo nên một bộ tiểu thuyết nghìn lẻ.
Em khẳng định việc lái xe trên đường không đơn giản chỉ là điều khiển phương tiện mà còn chứa trong đó đủ thứ quy tắc, nhận thức và cả văn hóa nữa.
ÔI Khổ vì vị trí đẹp
Với đa số người dân Việt Nam, các hoạt động kinh doanh nhỏ vẫn đang là “nghề” chính và đem lại nguồn thu chính nên nhà hay cửa hàng mặt đường hoặc thậm chí nằm ở những khu vực ngã ba, ngã tư luôn được coi là đắc địa. Vậy nhưng, cùng với ưu thế thuận tiện thông thương, thì những người dân này cũng thường bị đẩy vào trạng thái tâm lý bực bội, căng thẳng bởi những tiếng còi xe, những ánh đèn xe sử dụng không đúng nơi, đúng lúc.

Báp báp. Ngay sau tiếng còi xe máy chát chúa kêu lên là tiếng trẻ con khóc, kế tiếp là tiếng quát tháo của một người phụ nữ dành cho kẻ vô duyên nào đó vừa bấm còi lúc nửa đêm ngay trước cửa nhà. Người phụ nữ nhanh chóng mở cửa ngó theo bóng kẻ “tội đồ” vừa đột ngột đánh thức đứa trẻ vốn đang say giấc nồng và buông tiếng thở dài: “Vô ý thức!”.
Lẽ thường, khi tham gia giao thông gặp các ngã rẽ bị che khuất tầm nhìn người chủ phương tiện phải ra tín hiệu để người đi chiều ngược lại (nếu có) được biết. Cách thông báo thông thường là bấm còi, nhưng nếu là trong bối cảnh đêm tối thì việc sử dụng còi vừa không đem lại nhiều hiệu quả, vừa gây nên những phiền toái. Trong trường hợp đó, sử dụng cách nháy đèn pha xe 1-2 lần là hiệu quả nhất mà lại không gây ô nhiễm tiếng ồn.
Quan sát kỹ có thể thấy rõ được ba kiểu ứng xử thường gặp nhất khi gặp các ngã rẽ của đa số người tham giao thông. Trong đó rất nhiều người, đặc biệt là lớp thanh thiếu niên, không hề sử dụng các thiết bị chức năng của xe như đèn hay còi để thông báo cho chiều giao thông khác mà cứ nghiễm nhiên đường ta ta đi. Một số khác thì có thói quen bấm còi thật mạnh, thật lâu cho dù lúc đó đang là nửa đêm.
Ở phần còn lại, cũng có không ít người biết cách sử dụng đèn để thông báo. Đáng tiếc là nhòm đối tượng thứ nhất đang chiếm số lượng áp đảo.
Ôi, đèn pha ... ôi quê tôi

Không phải ngẫu nhiên mà chiếc xe nào, kể cả ôtô hay xe máy, cũng đều được trang bị đủ cả đèn pha có chức năng chiếu sáng xa với cường độ ánh sáng lớn và đèn cốt có chức năng chiếu sáng gần. Ấy vậy mà đối với rất nhiều người, việc sử dụng hai loại đèn đó khi nào và ở đâu có lẽ vẫn cần phải mở một lớp học bài bản e mới cải thiện được tình hình.
Số là các bác nhà ta hễ cứ lao ra đường là giương đèn pha tướng lên, chẳng cần biết đó là đường lớn, đường nhỏ, đường nội thị hay quốc lộ, xa lộ. Và cũng từ cái đèn pha mà đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện trên đường, lớn có, nhỏ có.
Trời đổ mưa, mặt đường ướt nhẹp, những ổ gà ổ trâu vũng vĩnh nước vốn đã quá khó khăn đối với việc đi lại. Một nhóm học sinh đi học tối về thỉnh thoảng lại phải nháo nhác tìm vệ đường mà khép nép, đôi lúc mắt rơi vào trạng thái mù lâm sàng, lao vào nhau chí chóe, có em bị úp mặt xuống ổ gà đầy nước, ho sặc sụa. Chuyện cũng chỉ vì cái đèn pha xanh lè lè hay sáng trắng của mấy cậu thanh niên chay xe tay ga SH, Dylan, Piaggio… Trường hợp này thật không biết xử trí ra sao, mắng chẳng được, chửi không xong mà trò đánh đấm thì người tử tế nào cũng phải xin kiếu. Thôi thì đành nghiến răng mà chịu lấy vậy.
Bị đèn pha rọi thẳng vào mặt quả là không thể không tức, không giận. Nháy vài lần xin hạ đèn xuống không được, có nhiều bác điên tiết lên liền ghếch đèn trừng phạt lại, miệng thì lẩm bẩm “để xem mèo nào cắn mỉu nào”. Mà đèn của các bác ấy cũng chẳng thua kém, có bác chạy xe hơi thậm chí đã độ thêm được một dàn đèn công suất lớn. Dĩ nhiên là các bác ấy thắng, nhưng những chuyện xảy ra sau đó thì chắc ai cũng có thể tưởng tượng ra, dù là kẻ trừng phạt hay bị trừng phạt gặp tai họa.
Cứ thích dùng đèn pha là thế, nhưng đã chắc gì các bác ấy biết chức năng của cái đèn là gì. Lúc cần bật cốt thì chả bật, cứ rọi pha ra tít tận đâu để rồi lao luôn bánh xe lên cái bàn đinh ngay trước mặt, coi như tự chuốc vạ vào thân bởi cái tội ương ngạnh, dốt nát.
Đèn độ đấy!
Thỉnh thoảng bắt gặp mấy bác xe hơi có dàn đèn độ đẹp đến mê hồn, lòng thầm thán phục. Nhưng cũng có vài bận chạy ngược chiều với các bác ấy, bị các bác ấy rọi cho lòa đi, mắt nhòe nhoẹt nước thì lại thấy băn khoăn về chuyện độ đèn, chơi đèn.
Cũng may là các bác chơi đèn xe hơi đa số đều thuộc diện có ý thức biết dùng đúng lúc đúng chỗ chứ độ đèn như mấy cậu choai choai chạy xe máy thì quả thực không giận nào trút cho kiệt. 18 giờ tối ở ngã 5 Xã Đàn – Ô Chợ Dừa (Hà Nội), đường tắc nghẹt, đèn đường buộc phải nhường quyền điều khiển giao thông cho cảnh sát. Dừng xe lâu, có hai chú bé độ 17 tuổi gì đó cưỡi chiếc Yamaha Nouvo cứ nhá phanh liên tục.
Khốn khổ khốn nạn là cái đèn phanh của các chú lại là đèn độ, nhựa trong suốt, ánh sáng trắng làm chói lòa khu vực phía sau. Và rồi “bộp”, như một lẽ tất yếu, chiếc đèn phanh vỡ tan rơi loảng xoảng. Vừa dứt câu chửi thề, hai yêng hùng xa lộ liền im bắt khi trước mặt mình là một vóc dáng không dễ bị bắt nạt. Người đàn ông trung niên mặt áo ba lỗ để lộ bờ vai và cánh tay cuồn cuộn xăm trổ rồng cuộn hổ ngồi định giơ chân đạp thêm cái nữa. Nếu là thường lệ thì hành động đầu gấu này sẽ bị lên án, nhưng trong trường hợp này hẳn có không ít người thầm cảm ơn.
Vặt vãnh xi-nhan
Hẳn là với không ít người, chiếc đèn xi-nhan chỉ là bộ phận thừa thãi của chiếc xe mà thôi. Bởi với họ, đèn xi-nhan chả có tác dụng gì cả. Các bác rẽ các bác bật chứ em thì cứ rẽ luôn, các bác sợ thì tránh, em chả sợ. Lại có những chị không hiểu là chủ đích bật xi-nhan hay vô tình gạt tay vào mà cứ bật mãi, đến lúc rẽ phải vẫn để đèn xi-nhan trái, đến lúc rẽ trái vẫn để đèn xi-nhan phải.
Mà cái tội xi-nhan ngược lắm lúc phiền toái đến tai họa. Chả là có bận một quý cô bật xi-nhan rồi rẽ một mạch vào trong ngõ. Rầm, cả hai ôm sát mặt đường. Không biết thần dược nào đã giúp quý cô ấy và người đàn ông đâm xe quên ngay đau đớn để đứng dậy… cãi nhau. Hóa ra quý cô vẫn nghĩ mình đúng vì “rõ ràng em đã bật đèn xin đường rồi, mắt mũi anh để trên giời à? Đèn em vẫn sáng kia kìa”. Dứt lời nhìn xuống xe quý cô mới vỡ lẽ là mình xin đường ngược.
Cũng vì cái đèn xi-nhan chỉ là vặt vãnh nên mới xảy đến những chuyện cãi vã, chửi bới đánh lộn. Về quy tắc giao thông, nếu xe phía trước đang bật đèn xi-nhan trái đồng nghĩa xe phía sau chưa được phép vượt. Vậy nên có những khi cả một đoạn đường dài đầy xe xếp hàng đi chầm chậm chỉ vì phía trước có chiếc xe vẫn sáng đèn xi-nhan. Đoàn xe phía sau thì sốt ruột, bực bội, gã lái xe phía trước thì cứ ung dung nói chuyện, thỉnh thoảng còn quay sang “thơm” người tình một cái. Ức chế vì đi cũng dở ở cũng chẳng xong, một bác tài xe già vọt lên trước rồi dừng xe chặn ngay trước mặt. Và chuyện sau đó chắc ai cũng có thể mường tượng.
Vậy đấy, cứ nghĩ chuyện về những cái đèn xe chỉ là vặt vãnh nhưng thực chất nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng khi tham gia giao thông, vừa đem lại hiệu quả, vừa thể hiện hiểu biết và văn hóa của người lái xe. Cứ ngẫm nếu ai đó bị phạt vài lần vì quên bật đèn xi-nhan khi chuyển làn đường, vì bật đèn sai quy tắc, vì quên bật đèn khi lưu thông trong đêm tối hay bị “tẩn” vì tội gây gổ bằng đèn thì chắc sẽ dần coi trọng vai trò của đèn, dần xây dựng cho mình được văn hóa lái xe.
( bài này em lang thang em tìm được để hầu các pác, các pác nhớ voka cho em )
Cháu ra đường chưa 1 lần tin vào signal của các bác trai và bác gái 2b, cháu chỉ tin vào hướng rẽ thôi ạ.

Mà hướng rẽ cũng còn tỷ lệ 15% chết ạ, ít nhất 1 lần cháu gặp quả signal rẽ trái, nghĩ ngợi hay tìm đường thế nào, ngoặt ngày ra được, phanh cháy đường+đánh lái hết cỡ, tí chết

Vod cụ ạ(b)
 

tungford

Xe buýt
Biển số
OF-728
Ngày cấp bằng
11/7/06
Số km
828
Động cơ
585,959 Mã lực
Tuổi
51
Hôm vừa rồi, em đổi xe cho bạn em về quê để chở được nhiều người. Xe nó lắp thêm đèn vì nó hay đi công trường xa vào ban đêm, xe nó gầm cao. Em được dịp cảnh cáo các xe đi đêm thiếu văn hóa. Trên đường trường và lúc quay về Hà Nội, gặp xe nào đi đối diện kg chịu hạ cốt, em đến gần, đâm chéo đầu xe vào xe kia và đồng loạt bật 4 pha lên. Xe kia phanh gấp lại hết. Em biết thế là kg đúng. Nhưng ** chịu được kiểu đi đêm đối diện với nhau mà bật pha, mặc dù mình đã nháy xin rồi.
Xe bác chắc khủng lắm mới dám đấu đầu thế,gặp thằng dở hơi thì cũng mệt.Em đi đường trường gặp xe máy cũng hạ cốt thôi,vì nghĩ những lúc mình đi xe máy gặp ô tô nó lên pha cũng đếch nhìn thấy gì .
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top