DAY 8 (20/07/2017): LỆ GIANG
Em quyết định dành cả ngày hôm nay cho việc thăm quan thành cổ. Tranh thủ khung cảnh yên tĩnh vắng lặng buổi sáng sớm để thong thả dạo một vòng trước khi mọi ngóc ngách bị lấp đầy bởi những du khách chìm đắm trong đam mê "sống ảo".
Phố cổ Lệ Giang thuộc thành phố Lệ Giang ở độ cao trên 2.400m so với mực nước biển. Lệ Giang còn có tên gọi khác là Đại Nghiên cổ trấn, được xây dựng vào cuối thời nhà Tống, đầu triều đại Nguyên vào khoảng thế kỷ 13.
Là một trong “Tứ đại cổ trấn” của Trung Quốc gồm: Lệ Giang (Vân Nam), Huệ Châu (An Huy), Lang Trung (Tứ Xuyên), Bình Dao (Sơn Tây), Lệ Giang là một thành phố cổ nổi tiếng với phong cảnh đẹp, lịch sử lâu đời và nền văn hóa huy hoàng, đồng thời đây cũng là một thị trấn cổ thiểu số hiếm hoi được bảo tồn tốt ở Trung Quốc.
Tháng 7/2012, UNESCO đã thông qua đề xuất điều chỉnh ranh giới phố cổ Lệ Giang tại Hội nghị Di sản Thế giới lần thứ 36 tổ chức tại St.Petersburg, do đó tổng diện tích của phố cổ Lệ Giang từ 3,8km2 đã được điều chỉnh thành 7,279km2.
Có rất nhiều dân tộc thiểu số ở Lệ Giang như: Naxi (Nạp Tây), Di, Pumi, Bạch, Tạng, Dao, ... Trong đó, người Nạp Tây chiếm đại đa số và 30% cư dân vẫn làm nghề thủ công truyền thống và các hoạt động thương mại như làm đồ đồng và đồ bạc, da thú, dệt may và nấu rượu.
Những ngôi nhà dân gian ở Lệ Giang không chỉ tích hợp tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng mà còn mang phong cách độc đáo của người Nạp Tây, là di sản quý hiếm và quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc và lịch sử văn hóa Trung Quốc.
Những con đường, những ngôi nhà, hệ thống kênh rạch với các cây cầu, đồ trang trí trong nhà, vườn hoa ở trước sân, chữ khắc trên các tấm bia, … tất cả đều thẩm thấu thành tựu văn hóa và gu thẩm mỹ của người Nạp Tây, đồng thời là hiện thân của sự thịnh vượng và phát triển của họ.
Em quyết định dành cả ngày hôm nay cho việc thăm quan thành cổ. Tranh thủ khung cảnh yên tĩnh vắng lặng buổi sáng sớm để thong thả dạo một vòng trước khi mọi ngóc ngách bị lấp đầy bởi những du khách chìm đắm trong đam mê "sống ảo".
Phố cổ Lệ Giang thuộc thành phố Lệ Giang ở độ cao trên 2.400m so với mực nước biển. Lệ Giang còn có tên gọi khác là Đại Nghiên cổ trấn, được xây dựng vào cuối thời nhà Tống, đầu triều đại Nguyên vào khoảng thế kỷ 13.
Là một trong “Tứ đại cổ trấn” của Trung Quốc gồm: Lệ Giang (Vân Nam), Huệ Châu (An Huy), Lang Trung (Tứ Xuyên), Bình Dao (Sơn Tây), Lệ Giang là một thành phố cổ nổi tiếng với phong cảnh đẹp, lịch sử lâu đời và nền văn hóa huy hoàng, đồng thời đây cũng là một thị trấn cổ thiểu số hiếm hoi được bảo tồn tốt ở Trung Quốc.
Tháng 7/2012, UNESCO đã thông qua đề xuất điều chỉnh ranh giới phố cổ Lệ Giang tại Hội nghị Di sản Thế giới lần thứ 36 tổ chức tại St.Petersburg, do đó tổng diện tích của phố cổ Lệ Giang từ 3,8km2 đã được điều chỉnh thành 7,279km2.
Có rất nhiều dân tộc thiểu số ở Lệ Giang như: Naxi (Nạp Tây), Di, Pumi, Bạch, Tạng, Dao, ... Trong đó, người Nạp Tây chiếm đại đa số và 30% cư dân vẫn làm nghề thủ công truyền thống và các hoạt động thương mại như làm đồ đồng và đồ bạc, da thú, dệt may và nấu rượu.
Những ngôi nhà dân gian ở Lệ Giang không chỉ tích hợp tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng mà còn mang phong cách độc đáo của người Nạp Tây, là di sản quý hiếm và quan trọng cho việc nghiên cứu lịch sử kiến trúc và lịch sử văn hóa Trung Quốc.
Những con đường, những ngôi nhà, hệ thống kênh rạch với các cây cầu, đồ trang trí trong nhà, vườn hoa ở trước sân, chữ khắc trên các tấm bia, … tất cả đều thẩm thấu thành tựu văn hóa và gu thẩm mỹ của người Nạp Tây, đồng thời là hiện thân của sự thịnh vượng và phát triển của họ.
Chỉnh sửa cuối: