Iran có rất nhiều sa mạc và diện tích của những sa mạc chiếm khoảng 1/4 diện tích của nó. Trong đó Yazd sở hữu một vài sa mạc nổi tiếng và hầu đều hết còn nguyên vẹn (may là dân ở đây họ không lấn chiếm đất sa mạc xây chung cư hoặc cao ốc đấy ).
Sa mạc đoàn em ghé thăm có tên là Zarin Desert. Đây là một sa mạc nhỏ xíu tuyệt đẹp chỉ rộng khoảng 15km và dài 70km. Tuy nhiên cát ở sa mạc Zarin được đánh giá là loại cát có chất lượng cao nhất, rất tốt cho đi bộ xuyên qua sa mạc và thích hợp để trị liệu.
Anh chàng HDV giục bọn em nhanh chóng tiến vào sa mạc khi cát còn nóng nếu không chỉ chốc lát nữa thôi thì cát trên sa mạc sẽ lạnh ngắt.
Tất cả đều bỏ giày lại để đi chân trần. Ở đây thì chắc chẳng lo trộm .Giữa sa mạc chắc kẻ trộm cũng không chạy đâu được.
Đi bộ trên cát ấm rất tốt cho bàn chân và chất lượng cát tuyệt hảo ở đây cực kỳ phù hợp để trị liệu.
Lên tới đỉnh đồi cát, mọi người bắt đầu ngồi chơi, làm quen, nghịch cát, pha trò cười, trêu trọc nhau. Họ hỏi em rất nhiều về Việt Nam. Đó là những khoảnh khắc cực kỳ vui vẻ, có lẽ là vui vẻ nhất trong cả chuyến đi Iran của em.
Hai cô bé này rất nghịch ngợm tự nhiên và buổi tối khi tụi em cắm trại hai cô bé nhảy rất sung, như vũ công chuyên nghiệp luôn (À em quên không nói là người Iran cũng rất thích nhảy múa ca hát).
Cặp đôi này rất vui tính và buổi tối họ nhảy bốc lửa nhất. Chính họ đã cho em mượn điện thoại iphone của mình để quay clip vì điện thoại cùi bắp của em quay không hiệu quả. Bọn em đã quay những clip tạo hình trên cát cười đau cả bụng. Tất cả họ đều vô cùng thân thiện với em.
Người phụ nữ ấy đây. Cô ấy tên là Amir.
Gia đình người đàn ông này có ba đứa con rất to béo. Họ đi du lịch khắp nơi trong nước. Một gia đình mập mạp, vui tính và cực kỳ hạnh phúc.
Bọn em nhanh chóng trở về khu cắm trại trước khi trời tối vì chỉ lát nữa thôi thì mọi thứ sẽ tối đen, không nhìn thấy gì hết. Khi nắng tắt, cát dưới chân lạnh nhanh khủng khiếp, lạnh buốt luôn ấy.
Mọi người tập trung ở khu nhà ăn. Bữa tối có kebap với thịt gà nướng rất ngon.
Amir khoe với em bàn tay vẽ hoa văn của cô ấy. Đây là một loại nghệ thuật vẽ tay của Ấn Độ có tên gọi là Henna, thường được dùng để vẽ lên tay cô dâu trước ngày cưới.
Trong lúc đó HDV đun nước chuẩn bị đốt lửa trại. Những củ khoai tây nhỏ đã được vùi sẵn dưới đống củi.
Ăn xong tất cả đều ra ngồi quây quần bên đống lửa, nhảy múa và ngắm trăng. Ai cũng nhảy hết, mọi người đều rất vui vẻ, hồn nhiên. It's really great!
Trăng trên sa mạc. Đây sẽ là một đêm mà rất đáng nhớ đối với em trải qua giữa những con người xa lạ ở một đất nước xa lạ nhưng cảm giác thì lại không hề xa lạ.
Nhảy múa chán chê bắt đầu dỡ khoai ra và chia cho mọi người. Đêm trên sa mạc rất lạnh.
Đây là tour ngắm bầu trời đêm trên sa mạc nên bọn em không có ngủ lại, sau khi ăn uống nhảy múa hát hò thoải mái, mệt nhoài rồi thì đoàn bắt đầu lên xe quay lại thành phố trước khi trời sáng.
DAY 8 (29/03/2018): YAZD - ESFAHAN
Gần sáng đoàn tụi em mới vế tới khách sạn, chợp mắt tí thì lại phải dậy để đi. Không kịp cả ăn sáng. Em thanh toán tiền phòng cho Daniel xong thì đưa hộp bánh đậu xanh nhờ Daniel chuyển lại tặng cho Morteza, vì không thấy ông ấy và gia đình đâu, chắc còn chưa ngủ dậy. Rồi sau đó lại nhờ Daniel gọi cho cái snapp để ra bến xe bus.
Giá vé đi từ Yazd tới Esfahan quá rẻ, 150.000IRR. Khoảng cách giữa hai thành phố khoảng 300km.
Em rất thích hai ngày ở Yazd vì những gì em đã được xem và trải nghiệm. Yazd là một thành phố nhỏ, khác rất nhiều so với Tehran và Shiraz. Thành phố này cũ kỹ cứ như là bị lãng quên vậy. Những ngôi nhà, những dãy tường bằng đất từ nghìn năm trước xen kẽ với những ngôi nhà hiện tại gạch trần màu của sa mạc, khiến cho quá khứ và hiện tại cứ đan xen lẫn lộn.
Chính vì đi Iran xem những công trình cổ xưa kiểu như 1000 năm trở lên quen rồi nên sau này em không thể nào hứng thú nổi với những công trình lịch sử kiểu như có từ thế kỷ thứ 19 gì đấy được nữa.
Ấn tượng đầu tiên, Esfahan có vẻ nhộn nhịp, đúng là một thành phố du lịch. Em đã đến 4 thành phố của Iran, tài tình ở chỗ cả bốn thành phố này khác hẳn nhau, không cái nào giống cái nào: Tehrran là thủ đô nên hơi buồn (chả khác gì Hà Nội), Shiraz thì không khí ngập tràn thơ ca nhạc họa, Yazd là mùi của lịch sử nghìn năm và Esfahan là của màu xanh cây cối (ở Esfahan sẽ thấy xuất hiện nhiều cây cối xanh tươi chứ không khô cằn như mấy nơi kia nữa).
Taxi ở Esfahan. Bây giờ em mới nhìn thấy taxi có mào ở bên này. Taxi này không có đồng hồ. Muốn đi thì tự mặc cả với tài xế.
Nhà Maryam ở trong một khu kiểu dạng biệt thự liền kề khá cao cấp (giống kiểu khu biệt thự trên Hồ Tây). Maryam thì đi vắng chưa về. Bố mẹ Maryam cứ mời em vào phòng khách ăn bánh kẹo và uống trà (em mới nhớ ra không khí năm mới vẫn còn). Mẹ Maryam không nói được tiếng Anh nhưng rất nhiệt tình và vui vẻ.
Và đây là cửa nhà Maryam ạ! Vì Maryam đi vắng nên em đành ra phố kiếm cái bỏ bụng trước. Tới lúc về xếp phòng mới biết là ở cùng với em còn có một cô nàng người Hàn và một cô nàng người Argentina.
Đi bộ ra đầu ngõ, thấy có cái quán đang có người ăn nên em vào luôn. Chưa ăn sáng nên giờ đói quá, không có thời gian kén chọn. Nhưng mà ngó tới tờ thực đơn thì em ức muốn chết.
Đang loay hoay xoay tờ thực đơn ngang dọc thì ở bàn bên có một anh chàng thấy vậy quay sang hỏi em bằng tiếng Anh: "What do you want?". Mừng quá. Nhìn sang bàn khác thấy họ ăn kebab với một thứ có vẻ giống thịt bò và trông cũng ngon em bảo: "Mày gọi giúp tao cái giống thế kia". Ở Iran, gần như chỉ cần người ta biết tiếng Anh thì khi bắt gặp bất kỳ du khách nào gặp khó khăn họ đều chủ động ra hỏi han để giúp đỡ chứ không cần mình phải mờ miệng nhờ vả.
Buổi tối nhà Maryam có họ hàng đến chơi tụ tập ăn uống, chả khác gì Việt Nam ngày tết cũng kéo nhau đến nhà làm nem, làm gà,... ăn nhậu. Maryam bảo em: "You can join us tonight" nhưng em tao muốn ra phố ngắm Esfahan buổi đêm xem thế nào chứ ai lại ở trong nhà làm gì. Hỏi Maryam đường ra bến xe bus, Maryam nói sao mày không đi snapp cho rẻ. Em bảo tao muốn đi xe bus Iran cho biết chứ đâu phải vấn đề đắt rẻ. Maryam chỉ lo em không tìm được sẽ lạc mất, lạ thật, không tìm được thì hỏi đường, có sao đâu. Đường đi ở mồm mà..
Maryam là cô nàng áo đỏ
Nguyên liệu nấu ăn toàn những thứ Việt Nam cũng có.
Tìm được bến xe bus không khó. Vấn đề là xác định lên đúng số xe và đi đúng hướng. Số xe bus chỉ ghi bằng chữ Ba Tư không ghi bằng chữ số Ả Rập nhưng bây giờ em quá thạo với mấy cái số này rồi. Trong lúc chờ xe em hỏi cô bé đứng bên cạnh là giá vé bao nhiêu để em còn chuẩn bị tiền lẻ. Bởi vì em sợ giống như đi xe bus bên Trung Quốc không có 2 tệ lẻ thì xin mời xuống xe chứ bên ấy không có phụ xe để chịu trách nhiệm trả lại tiền thừa cho mình. Cô gái hỏi em Mày là người nước ngoài à. Thế thì để tao trả bằng thẻ của tao cho. Em đưa tiền nhưng cô gái cũng không nhận. Không những thế lúc xuống xe lại còn xuống cùng bến với em và dẫn em ra tới tận quảng trường là nơi em muốn đi rồi mới rẽ sang hướng khác.
Ở đây không phải lâu lâu mới gặp một người tốt đâu, mà em thấy gặp hàng ngày luôn ấy.