- Biển số
- OF-96407
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 6,554
- Động cơ
- 445,839 Mã lực
Ở mình cũng CP đặt hàng, các viện nghiên cứu cũng đấu thầu, có "tranh cướp" đề tài, chứng minh tính hữu ích, khả năng thực hiện, giá trị thực tiễn... nghĩa là thuyết minh rất hay, nhưng quyết định vẫn là trên, nên đề tài cuối cùng cũng về tay các viện theo kiểu "công bằng" (nghĩa là anh có cái này rồi thì phải dành cái kia cho thằng khác, và anh cũng phải quan hệ tốt với cơ quan quản lý Nhà nước để có được phần to hơn).Với TQ nó cũng chả khác gì VN. Hàng năm NSNN cấp kinh phí cho các viện nghiên cứu làm đề tài, cuối năm báo công lĩnh thưởng rồi cất vào tủ bảo quản là hết 1 vòng đời nghiên cứu. Tất cả các chi phí đó để được cộng dồn thành khoản đầu tư của chú phỉnh. Các nước tư bản nó khác hẳn. 1, nhà nước cần thực hiện 1 nhiệm vụ nào đấy (chú phỉnh không có cơ quan nghiên cứu) nó sẽ mở thầu cạnh tranh hoặc thuê đích danh 1 viện hay trường ĐH nào đó có thế mạnh đó thực hiện. Như vậy hiệu quả đầu tư rất cao. 2, các viện hay cơ sở nghiên cứu nào đó có 1 đề tài mang tính công nghệ cao hoặc xã hội mà không có kinh phí nó sẽ xin đài thọ của chú phỉnh. Để được đài thọ nhóm nghiên cứu phải chứng minh được tính hữu ích và phương pháp tiếp cận khoa học và phù hợp thì mới nhận được tài trợ. Xứ đông lào có cả vạn tiến sĩ nhưng phát minh, sáng chế hay cải tiến toàn của hai lúa. TQ có thể có nhiều phát minh nhưng giá trị của phát minh đó như thế nào thì còn phải xem xét. tất cả các công nghệ nguồn hiện nay đều xuất phát từ Mỹ, Nhật và châu âu.
Đề tài cũng bị giám sát thời gian, tiến độ, quy trình...
mà mặc dù được thuyết minh hữu ích như thế, giá trị lý thuyết và thực tiễn như thế, nghiệm thu toàn kết quả khá trở lên, tiền ngân sách được rải ra nuôi quân, thằng to ăn nhiều, thằng nhỏ hưởng tí sái..., nhưng sản phẩm vẫn xếp vào tủ.
Đặc biệt trong lĩnh vực KHXH, toàn đề tài vô bổ nhưng thuyết minh rất hay, tiêu rất tốn tiền NS, xong xếp xó. Một phần không dám in thành sách vì sợ lộ ăn cắp ý, ăn cắp văn, một phần in ra cũng vô ích, sách chất kho, không ai mua. Cho nên có những viện nghiên cứu 5-7 năm không ra nổi một cuốn sách nào, dù năm nào cũng có đề tài cấp viện, cấp bộ, cấp nhà nước tiêu hàng vài tỷ đồng của ngân sách. Quan Viện không có sản phẩm vẫn bình chân như vại, còn lên chức, vào hội đồng lú lẫn trung ương, nhảy sang các bộ ngành khác làm quan to hơn...
Cho nên yếu tố quyết định không phải là số lượng tiền đầu tư cho khoa học, chúng ta đã đầu tư không nhỏ, nhưng không có hiệu quả. Khoản đầu tư khoa học bị biến thành "từ thiện", nuôi đội ngũ làm KH, đặc biệt là vào túi các quan khoa học. Báo chí hồi xưa từng nêu trường hợp 1 người cùng một lúc làm chủ nhiệm hàng chục đề tài lớn, và đặt vấn đề sức đâu, tài năng đâu để làm. Ai cũng hiểu, ông ta chỉ đứng ra (chắc có lấy một phần tiền), còn lại là đàn em, học trò làm.
Hoặc có người cùng một lúc hướng dẫn luận văn tiến sĩ cho hàng vài chục người, thế thì thánh rồi, biết đủ mọi lĩnh vực rồi. Luận văn tiến sĩ chất lượng quá thấp cũng có một phần từ những chuyện như thế. Vậy là ngay cả tiền đầu tư cho khoa học của tư nhân, chủ yếu của nghiên cứu sinh, cũng không hiệu quả nốt, không giúp ích gì cho XH, chỉ có ý nghĩa với nghiên cứu sinh, là cho họ có cái danh TS. Giá như mỗi luận văn TS có ý nghĩa thực tiễn, góp phần vào thay đổi cuộc sống, thì chắc chắn nước ta cũng không đến nỗi thua kém các nước xung quanh, ít nhất là không thua Thái Lan, Indonexia.