CÁI KẾT CỦA CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG.
.
Sau bài viết “Đó là Tổng thống Mỹ” cách đây một tuần, nhiều người hỏi tôi là liệu Mỹ có thắng được Trung Quốc không?.
Nhận thấy phải làm sâu sắc hơn vấn đề này nên hôm nay tôi trình bày tiếp.
.
Những luận lý kinh điển, những quan điểm lớn về cuộc chiến này đã được các tác giả lớn, trình bày ở nhiều diễn đàn.
Tại đây tôi muốn dùng ngôn ngữ bình dân, nói chuyện với bà con trên mạng xã hội những tư duy mang tính chủ quan và thiết thực để góp phần vào việc làm rõ hơn vấn đề này.
.
NHÂN TỐ TIỀN KHỞI CUỘC CHIẾN TRANH.
Trong nhận thức của Mỹ mà kết tinh cao nhất là cuốn sách “Chết bởi Trung Quốc” của ông Peter W. Navarro( hôm nay, vị này ngồi ngay cạnh Tổng thống Trump) thì từ dăm năm nay người Mỹ đã tỉnh táo nhận ra rằng: Nước Mỹ đang bị tấn công sâu rộng vô vùng trong một cuộc chiến tranh, đó là chiến tranh thương mại. Ở giai đoạn này, Mỹ đã bỏ trống cầu môn, TQ đã tha hồ sút phạt.
Trong lúc Mỹ chi tiêu cực kỳ lớn để thực thi các mục tiêu chiến lược ở khắp thế giới thì người China luồn vào từng góc bếp của Mỹ để bán hàng. Mỗi năm họ khui từ Mỹ nửa ngàn tỷ USD, bằng GDP của VN trong ba năm.
Việc này đồng nghĩa với việc nó cướp đi cơ hội phát triển, việc làm của hàng chục triệu dân Mỹ.
Nhưng, ý nghĩa lớn nhất của nó lại không nằm trong ý nghĩa “Tranh ăn” với Mỹ như nói trên.
Mà những lợi thế này, tạo nên một vận động mà Mỹ KHÔNG CHỊU NỔI là nó làm cho TQ giầu mạnh thêm rất nhanh!.
Chính từ thế cuộc này, chủ quan với những thắng lợi này Bắc Kinh đã công khai tuyên bố cả thời điểm cụ thể họ vươn lên thành cường quốc số 1 cùa thế giới.
Đây không phải tham vọng không có cơ sở, mà nếu nước Mỹ cứ hồn nhiên “Mời anh xơi” kiểu này, thì chỉ 10 năm nữa, lợi nhuận TQ vợi từ Mỹ lớn hơn ngân sách quốc phòng Mỹ là cái chắc.
Khi ấy, Mỹ khó mà xoay xở được gì nữa.
Và, họ sẽ “Chết bởi Trung Quốc” đúng như tiêu đề cuốn sách.
.
Không những Mỹ, người Nga vừa rồi, đã cảnh báo rằng: Du lịch chui TQ đã …mượn nước Nga làm nền tảng cho ngành du lịch của TQ. Người TQ tổ chức, khách đến ăn nghỉ tại các cơ sở của người Hoa thuê mướn, Nga chỉ còn thu được vài đồng lệ phí ra vào các đền đài mà thôi!.(điều này cũng không xa lạ với VN)
Ở mặt trận thương mại, TQ nhường sân với một số mặt hàng lớn (tránh va chạm với chủ nhà Nga) nhưng 70% hàng tiêu dùng, nhất là hàng may mặc TQ đã tràn ngập sạp hàng Nga.
Tóm lại, với chính sách lượm bạc lẻ, nước Trung Quốc đã đặc biệt thành công trong việc đem rau củ của TQ sang Mỹ bán để lấy tiền mua tàu ngầm của Nga!.
Do đó, Tổng thống Mỹ nhấn nút khởi phát của chiến tranh thương mại.
.
AI THẮNG?.THẮNG THẾ NÀO?
Nếu nhìn vào chiến lệ từng “chiến cuộc” trong cuộc đại chiến Mỹ-Trung thì có luc Mỹ thắng, có lúc Mỹ thua, có lúc hòa.
Đó là cách nhìn đơn thuần vào đơn vị tạm tính bằng đại lượng tỷ USD.
Vào thời điểm cao nhất, mâu thuẫn bị đẩy lên cao nhất có thể Mỹ nhấn nút đỏ nhất, nóng nhất và con số có thể lên tới 1000 tỷ USD.
Khi ấy, TQ thúc thủ.
Nhưng phía Mỹ cũng không phải ngồi đó mà xoa tay, mở champagne mừng chiến thắng.
Chúng ta sẽ cùng quan sát những cái “Mất” và những cái “Được” của Mỹ, khi thấy những cái này rồi, khái niệm thua, thắng Mỹ, Trung sẽ rõ nét.
Mỹ Mất.
Khi “Xiết” TQ lùn xuống từng ấy, Mỹ cũng phải chấp nhận nhiều thua thiệt như sau:
1.Mỹ sẽ đánh mất nhiều sự đồng thuận của ngay các đồng minh của Mỹ ở châu Âu , diện bị “vạ lây” trong cuộc chiến này.
2.Người dân Mỹ lúc đầu sẽ khó thich ứng với những giải pháp thay thế khi nhiều nguồn hàng từ TQ biến mất hoặc hạn chế.
3.Một bộ phận khoảng 15 triệu dân Mỹ sống bằng lợi ich khi sản phẩm của họ bị TQ cấm vận hoặc áp thuế cao khi trả đũa rát.
4.Phe chống Trump sẽ “quậy” khi xuất hiện những khó khăn tạm thời nổi lên bởi chính sách của Trump với TQ.
Đó là 04 cái “Mất.
.
ĐƯỢC.
Nhiều ý kiến nhìn nhận thắng thua của chiến cuộc này, thường “Căn” vào số tỷ USD.
Ở đây có một vấn đề.
Trong bài trình bày trên FB tôi không thể làm thật rõ, thật tường tận nên xin trình bày bằng một ngôn ngữ bình dân thế này:
Mỹ như một võ sỹ hạng nặng.
TQ như một võ sỹ hạng ruồi.
Ấy là hình tượng hóa từ kinh tế (Ở TQ diện dân có thu nhập vừa đủ bù đắp cho sức lực, nhu cầu khác trở xuống, gọi tắt là diện nghèo) hiện lớn bằng dân số VN, dù TQ đang đóng tàu sân bay và sản xuất được bom nguyên tử cũng vẫn là hạng ruồi thôi!.
Khi ấy:
Hai võ sỹ này bị đấm hai trái mạnh như nhau.
Võ sỹ hạng nặng giật mình, lấy dầu nóng xoa xoa vết đấm hai ngày sau, xong.
Võ sỹ hạng ruồi gãy xương sườn, bó bột, bất động một vài tháng, mất vài tháng để hồi phục.
Đó là cái “được” thứ nhất của Mỹ.
Hàng TQ có thể sẽ hạn chế vào Mỹ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho dân Mỹ vươn lên, tự tuc, tự cường. Một khả năng Mỹ DƯ SỨC làm được, khác hẳn VN ta, có những ngành hàng nếu rời TQ, có thể ngồi ngáp ngay!.
Như vậy, nhóm từ “Đánh thức tiềm năng Mỹ” sẽ được ghi công cho Tổng thống Trump.
Đó là cái được thứ hai.
Khu vực dân chúng Mỹ bị ảnh hưởng khi Mỹ cấm vận, áp thuế ngược chắc chắn sẽ được chính phủ hỗ trợ, tiếp sức để thoát ra ngoài khủng hoảng.
Ở Mỹ, vài người da đen bị CS da trang ngược đãi đã đủ gây sức ép lên chính quyền.
Môt nhóm xã hội bị khủng hoảng không nằm ngoài dự tính của chính phủ.
Bên cạnh TQ, Mỹ có nhiều thị trường tiềm năng để xuất khẩu và nét trội nhất là Mỹ có nhiều “Đồ chơi” khác để xuất khẩu, bù lại những thất thiệt do TQ trả đũa. Một chiếc Boeing 787-10 có giá bằng vài ngàn con bò Mỹ xuất sang TQ.
Dù vậy, nhóm xã hội bị thiệt hại của Mỹ là nhóm “Không phải dạng vừa”, họ sẽ có thông điệp của họ và nhà nước sẽ tính tới biệc bù lấp.
Nhìn lại việc sau cuộc chiến ở VN hơn 40 năm và Triều Tiên hơn 60 năm mà Chính phủ vẫn ưu tiên nhiều cho việc truy tìm hài cốt lính Mỹ thì biết, chính phủ Mỹ không phải thứ CP vô trách nhiệm.
Khi vượt qua ngưỡng này, dù phải trả giá nào, chính là lúc Mỹ “Thoát Trung” ngoạn mục.
Đó là cái được thứ ba.
Về đối ngoại, nhìn vào tiểu tiết, thấy có vài động thái bất hòa giữa Mỹ và vài nước Châu Âu trong không gian ban đầu của cuộc chiến.
Nhưng Mỹ có 02 vũ khí để “Trị” chuyện này là:
.
1.Triết lý Kẻ mạnh, Chính sách Ngoại giao của kẻ mạnh.
2.Thực lực kinh tế có đủ để hóa giải các mâu thuẫn.
.
Hãy nhìn cách Mỹ “Giải quyết” vấn đề Nga, một đối tác gai góc, tồn tại nhiều mâu thuẫn mà vẫn “Nhẹ như bấc” là biết, Với Mỹ, không có việc gì khó.
Sau những giàn xếp với các nước đang bất đồng, Mỹ dễ dàng tìm được sự hòa hợp mới bởi một phân số mà mà tử số là nỗi ngán ngại sự phát triển của TQ. Mẫu số chung là những lợi ich có được khi Mỹ “Làm lành” với họ.
.
ĐẠI THẮNG LỢI
Cuối cùng, khi giải quyết êm xuôi bốn cái mất để dành được bốn cái được kia, thì Mỹ “Được” 02 cái lớn nhất là:
TQ lùn đi.
TQ không còn mạnh tay chi tiêu ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có quân sự.
Hiện TQ đang thực hiện giấc mộng bá vương thế giới nên họ “ôm sô” khắp năm châu. Năng lượng để họ ôm ấp như vậy chính là tiền, trong đó khoản tiền từ thương mại rất lớn nay bị khóa lại, việc “thui chó nửa mùa hết rơm” sẽ khiến cho TQ lâm vào cảnh lấy thì dở, bỏ không xong. Ngày “Giải phóng Đài Loan” chắc còn xa.
Các đối tác của TQ, thâm chí các nước xem như chư hầu, phiên quốc của TQ cũng phải thay đổi thái độ với TQ.
Họ không còn hồn nhiên tin, hồn nhiên sợ sự đe nẹt của TQ, sự áp đặt của TQ nữa, họ đã biết thế, lực của “Bố” Trung Quốc đang mạnh yếu như thế nào.
Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh hàng loạt chính sách của họ. Trung Quốc không có ưu thế, độ thoáng, thực lực để giải quyết nhanh khủng hoảng cỡ này.
Cụ thể, khi “Đầu vào” là nước Mỹ xưa khép lại, thì ở TQ, hàng vạn doanh nghiệp, nhiều Doanh nghiệp nước ngoài bị tác động mạnh và họ nhìn thấy tương lai mờ mịt của họ khi chơi với TQ. Đầu có chạy thì đuôi mới lọt, nay tắc nghẽn chừng kia, họ phải tính. Họ sẽ từ từ xếp hàng ở các cửa ngõ xuất cảnh rời khỏi nơi này.
Trong một quan sát nhanh, Chỉ ba tuần sau khi Mỹ nhấn nút, Chứng khoán TQ sụt hàng ngàn tỷ USD giá trị. Cùng lúc ấy những nhà quan sát đã nhìn thấy dòng người vốn là các tỷ phú gốc TQ đang từ từ rời khỏi lãnh thổ nước này, tìm xới khác kiếm ăn.
Trong cuốn "sự sụp đổ của Trung Quốc có một nhận định rằng: "giới tinh hoa của nền kinh tế Trung Quốc đang đặt một chân bên ngoài cửa nhà và họ luôn sẵn sàng rời bỏ hàng loạt nếu như hệ thống thực sự bắt đầu sụp đổ. Năm 2014 Viện nghiên cứu Hurun ở Thượng hải chuyên theo dõi vấn đề người giàu Trung Quốc đã kết luận rằng 64% người có của Trung Quốc đã di cư hoặc đang lên kế hoạch di cư khỏi Trung Quốc. Người giàu Trung Quốc gửi con cái đi học ở nước ngoài với con số kỷ lục" (hết đoạn trích)
.
Một nguồn tin chưa kiêm chứng cũng rất lý thú là: Mỹ sắp cho công bố hàng ngàn tỷ phú tham nhũng TQ ra giữa thanh thiên bạch nhật.
Đây có lẽ là cú hích hữu hiệu đẩy các “Đồng chí chưa bị phát hiện” của TQ rời khỏi con tàu đắm, tránh bị tù tội để lập trương mục mới ở Canada, Mỹ, Pháp…
Đó cũng là cái “Được” rất nặng ký của Mỹ trong cuộc chiến này.
Về phần chủ quan, tôi có một nhận định chủ công rằng:
Mục đích tối thượng của Tổng thống Trump là triệt tiêu ý thức muốn làm bá chủ thế giới của TQ.
Và họ sẽ thành công!.
Và họ đã thành công.
FB: Nguyễn Huy Cường.