Thiếu chữ ký thư ký thì văn bản đó không có thực. Những người tạo ra văn bản này đã tính kỹ để tạo ấn tượng nhưng né tránh hậu quả pháp lý. Nếu họ đưa chữ ký của thư ký vào thì tội giả mạo rõ như ban ngày.
Biên bản hòa giải đương nhiên có dấu tòa. Sau biên bản thì tòa có quyết định hòa giải thành. Em cho rằng cụ biết rõ.
1. Trình tự tố tụng thì sự việc đầu tiên là nguyên đơn sẽ khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp quận nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi nguyên đơn cư trú. Việc nộp đơn kiện có thể ở cấp phường (xã) hoặc quận (huyện).
2. Tòa án tiếp nhận đơn thư khiếu nại, chuyển cơ quan điều tra hoặc viện kiểm soát nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự. Còn nếu vụ việc là dân sự thì tòa án cấp quận (TP thuộc tỉnh) thụ lý hồ sơ và bắt đầu tiến hành các thủ tục. Chỉ định thẩm phán phụ trách.
3. Tòa án sẽ gửi giấy triệu tập các bên liên quan đến để tiến hành hòa giải tranh chấp. Số lần hòa giải tùy theo tính chất của từng vụ việc, đơn giản nhất là ly hôn thì sẽ hòa giải làm 03 lần. Còn các vụ khác thì tùy.
4. Việc hòa giải không thành, các bên đều không thể thống nhất được với nhau thì lúc đó thẩm phán quyết định mở phiên tòa xét xử để đưa ra phán quyết.
Việc xác định biên bản hòa giải này là thật hay giả hiện tại với những dữ liệu đang có không xác định được. Vì có thể mới chỉ là hòa giải lần 01, còn có các lần sau. Vì trong kết luận của biên bản là các bên mới nêu ra quan điểm của mình có điểm thống nhất và những điểm không thống nhất. Trong biên bản hòa giải nêu trên thì có duy nhất một điểm mà cả nguyên đơn và bị đơn cùng thống nhất được với nhau là phương thức bồi thường. Còn về phía xác định trách nhiệm thì nguyên đơn khẳng định Trg Hải phải đưa chiếc xe đó vào diện phải đc bảo hành, còn phía bị đơn thì khẳng định chiếc xe đó là trường hợp không được bảo hành.
Khi hòa giải lần 01 không thành thì sẽ tiến hành tiếp hòa giải lần 02 với những việc mà lần 01 chưa giải quyết được.
Nếu hòa giải thành thì lúc đó sẽ có kết luận của thẩm phán và có dấu của tòa án xác nhận việc các bên đã hòa giải thành. Không tiếp tục tiến hành kiện nữa và cả hai bên cùng phải thực hiện nội dung của hòa giải. Các bác muốn đọc biên bản hòa giải thành thì nó sẽ khác các biên bản hòa giải khác là có kết luận của thẩm phán. Còn hòa giải không thành thì nó chỉ ghi nhận lại ý kiến của nguyên đơn và bị đơn sau khi kết thúc phiên hòa giải. Cụ chỉ đúng duy nhất một điểm đó là kết quả hòa giải thành sẽ có dấu của tòa án. Trong khi đó văn bản nêu ở trên chưa phải là biên bản hòa giải thành cụ ạ.
Trong trường hợp phiên tòa được mở vào tháng 03 vừa rồi có nghĩa là hòa giải không được và lúc đó cả hai bên ra tòa. Và phán quyết của tòa là phán quyết cuối cùng. 02 bên có quyền kháng cáo trong vòng 15 ngày, nếu như các điều kiện kháng cáo phù hợp thì tòa sẽ mở phiên phúc thẩm. Phiên xử phúc thẩm này sẽ do thẩm phán khác phụ trách tiếp nhận hồ sơ chứ ko phải thẩm phán của phiên xử sơ thẩm. Xử phúc thẩm chỉ khác một điều là không có hòa giải nữa mà thẩm phán tiếp nhận hồ sơ và quyết định ngày xét xử phúc thẩm.
Xét về khía cạnh luật pháp, trong quá trình thời gian kháng cáo này, hai bên nguyên đơn và bị đơn có thể tự thỏa thuận với nhau lại, có thể rút đơn kiện để nhận lấy nhưng điều kiện có lợi hơn nếu nhận thấy kết quả phúc thẩm ko có lợi cho mình, vì kết quả của phiên phúc thẩm có thể giống hoặc khác phiên sơ thẩm. Và nếu nguyên đơn có những chứng cứ bổ xung có thể cung cấp cho phiên xử phúc thẩm để có kết quả khác đi. Và cuối cùng thì thẩm phán cũng là người ra phán quyết cuối cùng. Đối với các án dân sự thì không có thủ tục Giám đốc thẩm. Chỉ đến phúc thẩm là thi hành án. Và các bên có nghĩ vụ thực hiện những phán quyết của tòa án.
Đó là các kỹ thuật trong việc áp dụng quy định về luật tố tụng để làm sao có lợi cho thân chủ mà các luật sư thường nắm rất rõ. Luật sư ở VN thì khó có thể đối trắng thay đen được bởi nhiều lý do, chủ đề đấy là chủ đề không bàn luận và em cũng ko bao giờ bàn luận.