Theo quan điểm cá nhân của cháu, cụ đang mắc lỗi suy diễn không có căn cứ khi tranh luận. Cháu không hiểu cụ lấy cơ sở ở đâu mà nói cháu là trường hợp thất bại đặc biệt, chồng abc ... và cháu không biết thông cảm và chia sẻ với chồng.
Thế này nhé, xuất phát của cuộc tranh luận này bắt đầu từ quan điểm là trong gia đình khi có một người đưa ra quan điểm trong gia đình hiện nay như thế này:
**************************************
Gia đình sự nghiệp cái nào cũng quan trọng
- Chồng / vợ ai chịu trách nhiệm phần nào cũng đươc (tùy vào khả năng, hoàn cảnh và cái nào có lợi hơn)
- Đã là gia đình thì phải biết hy sinh, bớt nghĩ đến cái tôi riêng
Trong thực tế :
1. nhiều : chồng sự nghiệp + vợ gia đình
2. ít : chồng + vợ cùng chia sẻ cả 2
3. rất ít : vợ sự nghiệp + chồng gia đình
Do thực tế như vậy nên thông thường chồng coi trọng sự nghiệp hơn còn vợ coi trọng gia đình hơn (chồng đã phải hy sinh những giây phút gần gũi bên vợ con và vợ phải hy sinh quyền được làm việc, giao tiếp với XH -> công bằng )
XH ngày càng phát triển thì khoảng cách (1) và (2) càng gần tuy nhiên đừng cố bắt chước cho bằng chị bằng em mà k căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, khả năng thực tế của bản thân và cân nhắc lợi / hại.
Cháu nêu quan điểm thế này:
Cháu thấy từ xưa đến nay chủ yếu là chia sẻ kinh tế giữa vợ và chồng thôi, ít mợ được chồng nuôi không lắm trừ phi mợ ấy đẹp. Còn thì cháu thấy công thức có vẻ như thế này ạ:
1. Nhiều:
i. Kinh tế: vợ chồng chia sẻ, chồng có thể kiếm nhiều hơn tí, vợ có thể kiếm ít hơn tí nhưng khó có thể bỏ đi vai trò một người.
ii. Gia đình: việc nhà, chăm con, dạy và chơi với con chủ yếu người vợ, người chồng về thường nghĩ đến việc lớn trong lúc đợi cơm
2. Ít: Chồng lo chủ yếu về kinh tế, vợ lo gia đình con cái và hưởng phước chồng
3. Rất ít: Giống mục 3 của cụ
hay là do cháu là tầng lớp bình dân nên cháu chỉ gặp đại đa số trường hợp mục 1, chia sẻ kinh tế giữa vợ chồng
P/s: cái này chẳng phải là bình đẳng giới mà sự thật là số lượng ông chồng có khả năng nuôi khỏe 1 vợ 2 con với các điểu kiện đầy đủ lại về không cằn nhằn vợ, tôn trọng vợ, và gia đình chồng ko bỉ bôi mày ăn bám con tao... là hiếm.
Khi có 1 ông chồng như thế thì chị em phụ nữ tội gì đi làm, ở nhà chăm con, làm đẹp tiêu tiền cho nó sướng. Khổ nỗi đa phần chệ em chân không đủ dài để kiếm được ổng đại gia thì đành phải lăn lộn ra đời kiếm tiền nuôi thân vậy
****************************************
Trong những câu trả lời của cháu thì cháu nêu rất rõ, đấy là sự đúc rút ra từ các trường hợp mà cháu chứng kiến, bản thân, bạn bè, đồng nghiệp, người quen... Thì gia đình chủ yếu là hai trụ cột kinh tế, khó có thể bỏ đi vai trò một người. Tầng lớp cháu giao du chủ yếu có dải thu nhập từ 15-25 triệu. Tât nhiên cũng có những trường hợp vài triệu và trường hợp vài trăm triệu nhưng những trường hợp đó coi như cháu loại khỏi mẫu khảo sát này vì cháu cho là nó không đại diện cho đa số. OK?
Cháu chưa có một lời nào phàn nàn hay bất kỳ nhận xét nào về thu nhập của chồng để mợ rút ra kết luận là phàn nàn chồng kiếm ít hay nhiều. Cháu chỉ muốn nói rằng, trong trường hợp lý tưởng của tầng lớp bình dân (theo như cháu nghĩ thu nhập 20M là bình dân) thì chỉ một người đi làm là không đủ nhu cầu cho một gia đình.
Tiếp theo, cháu muốn nói đến luận điểm cụ đưa ra có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, có 3M thì tiêu 3M. 20M thì tiêu 20M: Ở đây, cháu đồng ý 1 phần về quan điểm của cụ, nhưng nếu trong trường hợp người vợ có khả năng/mong muốn ra ngoài kiếm thêm tiền để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn thì tại sao không thử? Thử chưa chắc đã thành công (như mợ chủ thớt tự nhân đến nay vẫn chưa thành công) nhưng nếu không thử quả là đáng tiếc đúng không? Xã hội vận động và phát triển nhờ những con người dám nghĩ, dám làm, dám thử và dám thất bại.
Cũng như cháu lấy ví dụ cụ nhé, nhu cầu cơ bản để tồn tại thì chỉ cần cơm ngày 1 bữa, quần áo hai bộ, có chỗ chui ra chui vào, con chỉ cần gửi những chỗ để có thể gọi là tồn tại được. Nếu cụ bằng lòng với điều đó thì sao cụ phải đêm phải suy nghĩ vắt tay lên trán nghĩ