- Biển số
- OF-197856
- Ngày cấp bằng
- 8/6/13
- Số km
- 577
- Động cơ
- 334,181 Mã lực
Còn vài năm nữa là gần 5 họi roài. Xin góp với các cụ chuyện của chính em. Ông nhà em người Hà Tĩnh, mẹ Quảng Ngãi, cũng là dân tập kết ra Bắc năm 54. Hồi bé ông bà nhà em rất nghiêm chuyện mời, chào. Đến bữa ăn:
- Cháu mời ông bà ăn cơm
- Con mời ba mẹ ăn cơm
- Em mời anh chị ăn cơm
Ăn xong lại ngần đấy câu mời nữa. Hôm nào mà nhà đông khách thì thêm:
- Cháu mời bác ăn cơm
- Cháu mời chú ăn cơm
- Cháu mời cô ăn cơm
- Cháu mời ....
- Cháu mời ....
Đó là chuyện mời. Còn chuyện chào. Thi thoảng được mẹ đưa ra cơ quan mẹ chơi:
- Cháu chào bác Quang
- Cháu chào bác Hiền-
- Cháu chào cô X
- Cháu chào cô Y
- Cháu chào ....
Túm lại là phải chào rõ ràng tên từng cô, từng chú một. Có cô chú mới đi vào: chào cô chưa? Cô gì nào? Khổ nhất là lúc này, thằng bé mặt cứ nghệt ra vì dek nhớ tên, cô chú nào hay gặp còn nhớ, chứ ít gặp, mặt còn ko nhớ nữa là tên. Khi ra về gần như lại lặp lại mấy cái gạch đầu dòng ở trên.
Ấn tượng lúc bé của em là mệt mỏi, cảm thấy rườm rà, hình thức. Đến nỗi sau này tự em rút gọn lại thành một câu:
- Con mời cả nhà ăn cơm
- Cháu chào cá các bác các cô các chú,...
Mẹ em rất không thik điều này, nhiều lần mắng em như té tát nhưng em vẫn cứ chào mời kiểu rút gọn như trên. Và sau này, lớn lên tẹo nữa thì em không ra cơ quan mẹ chơi luôn, nhiều lúc thà bị nhốt trong nhà còn hơn
Sau này lớn lên thì em coi chuyện mời chào là phép lịch sự hơn là việc lễ nghĩa. Và em cũng chỉ dậy con em mời chào theo kiểu rút gọn như trên thôi. Quan trọng là thái độ lúc mời/chào phải nhiệt tình, thành thật, chứ ko đc qua loa, hời hợt
Với riêng gia đình nhỏ của em, em cho phép luôn con cái ăn cơm không phải mời, nhưng em luôn nhắc con ăn uống gọn gàng, ko nhét đầy mồm, nhai nhồm nhoàm, bới thức ăn, hay nhai chẹp chẹp, uống ừng ực,...
Mỗi người 1 quan điểm, mỗi nhà mỗi kiểu, dạy con mời chào lễ nghĩa cũng chẳng có gì sai, nhưng ko đến nỗi ko dạy con mời ăn thì phải đi chết đi như cụ gì đó comment ở trên
- Cháu mời ông bà ăn cơm
- Con mời ba mẹ ăn cơm
- Em mời anh chị ăn cơm
Ăn xong lại ngần đấy câu mời nữa. Hôm nào mà nhà đông khách thì thêm:
- Cháu mời bác ăn cơm
- Cháu mời chú ăn cơm
- Cháu mời cô ăn cơm
- Cháu mời ....
- Cháu mời ....
Đó là chuyện mời. Còn chuyện chào. Thi thoảng được mẹ đưa ra cơ quan mẹ chơi:
- Cháu chào bác Quang
- Cháu chào bác Hiền-
- Cháu chào cô X
- Cháu chào cô Y
- Cháu chào ....
Túm lại là phải chào rõ ràng tên từng cô, từng chú một. Có cô chú mới đi vào: chào cô chưa? Cô gì nào? Khổ nhất là lúc này, thằng bé mặt cứ nghệt ra vì dek nhớ tên, cô chú nào hay gặp còn nhớ, chứ ít gặp, mặt còn ko nhớ nữa là tên. Khi ra về gần như lại lặp lại mấy cái gạch đầu dòng ở trên.
Ấn tượng lúc bé của em là mệt mỏi, cảm thấy rườm rà, hình thức. Đến nỗi sau này tự em rút gọn lại thành một câu:
- Con mời cả nhà ăn cơm
- Cháu chào cá các bác các cô các chú,...
Mẹ em rất không thik điều này, nhiều lần mắng em như té tát nhưng em vẫn cứ chào mời kiểu rút gọn như trên. Và sau này, lớn lên tẹo nữa thì em không ra cơ quan mẹ chơi luôn, nhiều lúc thà bị nhốt trong nhà còn hơn
Sau này lớn lên thì em coi chuyện mời chào là phép lịch sự hơn là việc lễ nghĩa. Và em cũng chỉ dậy con em mời chào theo kiểu rút gọn như trên thôi. Quan trọng là thái độ lúc mời/chào phải nhiệt tình, thành thật, chứ ko đc qua loa, hời hợt
Với riêng gia đình nhỏ của em, em cho phép luôn con cái ăn cơm không phải mời, nhưng em luôn nhắc con ăn uống gọn gàng, ko nhét đầy mồm, nhai nhồm nhoàm, bới thức ăn, hay nhai chẹp chẹp, uống ừng ực,...
Mỗi người 1 quan điểm, mỗi nhà mỗi kiểu, dạy con mời chào lễ nghĩa cũng chẳng có gì sai, nhưng ko đến nỗi ko dạy con mời ăn thì phải đi chết đi như cụ gì đó comment ở trên