[Funland] Một cái tát như trời giáng vào mặt phụ huynh có quan điểm dạy con ăn cơm không cần mời

Ducky Momo

Xe buýt
Biển số
OF-197856
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
583
Động cơ
334,181 Mã lực
Còn vài năm nữa là gần 5 họi roài. Xin góp với các cụ chuyện của chính em. Ông nhà em người Hà Tĩnh, mẹ Quảng Ngãi, cũng là dân tập kết ra Bắc năm 54. Hồi bé ông bà nhà em rất nghiêm chuyện mời, chào. Đến bữa ăn:
- Cháu mời ông bà ăn cơm
- Con mời ba mẹ ăn cơm
- Em mời anh chị ăn cơm

Ăn xong lại ngần đấy câu mời nữa. Hôm nào mà nhà đông khách thì thêm:
- Cháu mời bác ăn cơm
- Cháu mời chú ăn cơm
- Cháu mời cô ăn cơm
- Cháu mời ....
- Cháu mời ....

Đó là chuyện mời. Còn chuyện chào. Thi thoảng được mẹ đưa ra cơ quan mẹ chơi:

- Cháu chào bác Quang
- Cháu chào bác Hiền-
- Cháu chào cô X
- Cháu chào cô Y
- Cháu chào ....

Túm lại là phải chào rõ ràng tên từng cô, từng chú một. Có cô chú mới đi vào: chào cô chưa? Cô gì nào? Khổ nhất là lúc này, thằng bé mặt cứ nghệt ra vì dek nhớ tên, cô chú nào hay gặp còn nhớ, chứ ít gặp, mặt còn ko nhớ nữa là tên. Khi ra về gần như lại lặp lại mấy cái gạch đầu dòng ở trên.

Ấn tượng lúc bé của em là mệt mỏi, cảm thấy rườm rà, hình thức. Đến nỗi sau này tự em rút gọn lại thành một câu:

- Con mời cả nhà ăn cơm
- Cháu chào cá các bác các cô các chú,...

Mẹ em rất không thik điều này, nhiều lần mắng em như té tát nhưng em vẫn cứ chào mời kiểu rút gọn như trên. Và sau này, lớn lên tẹo nữa thì em không ra cơ quan mẹ chơi luôn, nhiều lúc thà bị nhốt trong nhà còn hơn

Sau này lớn lên thì em coi chuyện mời chào là phép lịch sự hơn là việc lễ nghĩa. Và em cũng chỉ dậy con em mời chào theo kiểu rút gọn như trên thôi. Quan trọng là thái độ lúc mời/chào phải nhiệt tình, thành thật, chứ ko đc qua loa, hời hợt

Với riêng gia đình nhỏ của em, em cho phép luôn con cái ăn cơm không phải mời, nhưng em luôn nhắc con ăn uống gọn gàng, ko nhét đầy mồm, nhai nhồm nhoàm, bới thức ăn, hay nhai chẹp chẹp, uống ừng ực,...

Mỗi người 1 quan điểm, mỗi nhà mỗi kiểu, dạy con mời chào lễ nghĩa cũng chẳng có gì sai, nhưng ko đến nỗi ko dạy con mời ăn thì phải đi chết đi như cụ gì đó comment ở trên
 

La già

Xe điện
Biển số
OF-16543
Ngày cấp bằng
21/5/08
Số km
2,111
Động cơ
511,763 Mã lực
Nơi ở
Gần trường bắn
Tôn trọng người khác chính là tôn trọng mình, kể cả ngay bây giờ mình vẫn dạy con là khi ra khỏi nhà hoặc đi học, đi chơi về là phải chào bố, mẹ và mọi người trong nhà. Ăn uống có thể nhất thiết không phải mời nhưng phải biết tôn trọng người lớn tuổi, ra đường không được vứt rác bừa bãi mà phải tìm thùng rác để vứt và khi đi cùng bố, mẹ thì không và không bao giờ vượt đèn đỏ để đem lại ý thức cho con cái. Như thế sau này khi các con lớn lên sẽ giữ lại được ít nhất 1 vài thói quen tốt mà chính chúng ta đem lại.
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Em người Hà Nội gốc, chuyện mời trước khi ăn và thông báo đã ăn xong là điều đương nhiên ạ, em từ bé đã được dạy như thế, vợ em cũng thế, nên đám trẻ nhà em cũng phải thế, khoanh tay khi mời đàng hoàng, sau khi người lớn tuổi nhất nói cả nhà ăn thôi thì mới được cầm đũa. Ngày đầu tụi trẻ không hiểu, em vẫn hướng dẫn cho đến khi được mới ăn, chỉ vài hôm là xong, khi ăn em giải thích để tụi trẻ biết đó là nét văn minh lịch sự, em có quan điểm phải gieo tư duy thành người lịch thiệp vào đầu chúng, để chúng học theo những thói quen tốt như vậy.
 

Ducky Momo

Xe buýt
Biển số
OF-197856
Ngày cấp bằng
8/6/13
Số km
583
Động cơ
334,181 Mã lực
Lời mời người dưới với người trên khác với lời chúc nhé. VN, người lớn, ông già bà cả ngồi lườm con cháu xem đứa nào hỗn ko mời, mình thì bề trên éo cần mời đứa nào hết. Nguyên tắc lễ nghi trên dưới của Khổng giáo thể hiện rõ. Nhà đông con cháu, trẻ con nhao nhao tranh nhau mời để được ăn trước. Đứa bé tị đứa trên vì ko mời nó, đứa trên mách đứa dưới ko mời tỏ ra mình ngoan. Nguời lớn mất công đe nẹt, nhắc nhở giải thích... Những đứa nhỏ nhất hậm hực mong nhanh lớn lên có đứa nó mời mình. Đứa ngây ngô thì vẫn thắc mắc "tại sao ông bà ko mời, tại sao bố mẹ ko mời nó...tại sao và tại sao". " Im ...ăn đi, hỏi lắm vả vỡ mồm". Nho nhã VH là thế, hỏi sao động tí là thích vả, thích tát, rủa người khác chết đi khi trái ý mình.
VH phương tây là lời chúc ngon miệng, lời tạ ơn mùa màng với Chúa Trời, đồng thời là sự ra hiệu đồng thuận bắt đầu bữa ăn, ai mời cũng như ai.
Nhiều lúc em liên tưởng ko biết cái vụ đọc diễn văn kính thưa mất 15 phút có phải cũng một phần nguyên nhân là phải mời chào quá nhiều lúc bé không? :D
 

ducbinh94

Xe tăng
Biển số
OF-101929
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
1,711
Động cơ
411,247 Mã lực
Nơi ở
Bia hơi Hà Nội
Em cũng chẳng bao giờ bắt các con mời trước khi ăn cơm. Cứ đói lên mâm là chén. Có 1 lần e đi dự sinh nhật nhà thằng em, đến bữa các cháu mời như vỗ tay
 

Chai-en

Xe tải
Biển số
OF-160206
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
224
Động cơ
350,660 Mã lực
Lời mời người dưới với người trên khác với lời chúc nhé. VN, người lớn, ông già bà cả ngồi lườm con cháu xem đứa nào hỗn ko mời, mình thì bề trên éo cần mời đứa nào hết. Nguyên tắc lễ nghi trên dưới của Khổng giáo thể hiện rõ. Nhà đông con cháu, trẻ con nhao nhao tranh nhau mời để được ăn trước. Đứa bé tị đứa trên vì ko mời nó, đứa trên mách đứa dưới ko mời tỏ ra mình ngoan. Nguời lớn mất công đe nẹt, nhắc nhở giải thích... Những đứa nhỏ nhất hậm hực mong nhanh lớn lên có đứa nó mời mình. Đứa ngây ngô thì vẫn thắc mắc "tại sao ông bà ko mời, tại sao bố mẹ ko mời nó...tại sao và tại sao". " Im ...ăn đi, hỏi lắm vả vỡ mồm". Nho nhã VH là thế, hỏi sao động tí là thích vả, thích tát, rủa người khác chết đi khi trái ý mình.
VH phương tây là lời chúc ngon miệng, lời tạ ơn mùa màng với Chúa Trời, đồng thời là sự ra hiệu đồng thuận bắt đầu bữa ăn, ai mời cũng như ai.
em yêu cụ này ghê!
Thể loại "tát vào mặt" thì có mời gập người cũng là thể loại vô văn hóa thôi. Ôm cái lễ nghĩa đậm mùi khổng giáo tưởng mình văn hóa lắm :)

Lại còn bố nào rủa "loại dậy con như thế thì chết đi, ko đáng là người VN, ko đáng sống trên đất VN" gì gì đó. Em thấy gớm guốc em chả dây. Chính những người ít học thủ cựu, kém văn hóa, không chấp nhận nổi sự khác biệt đấy lại rất hay lên gân lên cốt giảng giải về đạo đức. Những kiểu này là những kiểu săm soi vô duyên bậc nhất (kiểu "lấy chồng chưa, sao mãi chưa đẻ", vv...) :)
 

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Cụ dậy chí phải:
- Nhiều bạn trẻ ăn học đàng hoàng, đi làm gặp người đáng tuổi cha chú, mắt cứ giương lên, người ta ngại quá đành chào các bạn ấy trước.
- Vào thang máy thì loi cha loi choi, đến sau thang quá tải nó cứ coi như ko phải chuyện của mình.
- Đi ra đường, hơi tí là gây sự.
- Đi xe thì luồn lách, vi phạm luật,...
- Đi xe bus thấy người già, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, phải để phụ xe nhắc mới nhường.
- Đi siêu thị thì chả biết xếp hàng là cái gì.
Hay ra, lại đổ tại xã hội.
Vâng đúng rồi cụ, tiên học lễ, hậu học văn. Các cụ mình dạy cấm có sai bao giờ.
 

haison8x

Xe tải
Biển số
OF-354952
Ngày cấp bằng
21/2/15
Số km
314
Động cơ
258,030 Mã lực
Lời mời người dưới với người trên khác với lời chúc nhé. VN, người lớn, ông già bà cả ngồi lườm con cháu xem đứa nào hỗn ko mời, mình thì bề trên éo cần mời đứa nào hết. Nguyên tắc lễ nghi trên dưới của Khổng giáo thể hiện rõ. Nhà đông con cháu, trẻ con nhao nhao tranh nhau mời để được ăn trước. Đứa bé tị đứa trên vì ko mời nó, đứa trên mách đứa dưới ko mời tỏ ra mình ngoan. Nguời lớn mất công đe nẹt, nhắc nhở giải thích... Những đứa nhỏ nhất hậm hực mong nhanh lớn lên có đứa nó mời mình. Đứa ngây ngô thì vẫn thắc mắc "tại sao ông bà ko mời, tại sao bố mẹ ko mời nó...tại sao và tại sao". " Im ...ăn đi, hỏi lắm vả vỡ mồm". Nho nhã VH là thế, hỏi sao động tí là thích vả, thích tát, rủa người khác chết đi khi trái ý mình.
VH phương tây là lời chúc ngon miệng, lời tạ ơn mùa màng với Chúa Trời, đồng thời là sự ra hiệu đồng thuận bắt đầu bữa ăn, ai mời cũng như ai.
Lúc nhỏ e cũng suy nghĩ như này. Bữa nào chỉ có gia đình thì khỏe chỉ mời bố mẹ an cơm, mặc dù có lúc bm đang nghĩ đâu đâu chả thèm uh. Lúc nào có vài ông khách, thêm vài đứa con của khách nũa là thủ tục mời nó mệt mỏi lộn xộn kinh khủng.

Giờ e ra riêng rồi đơn giản tối đa thủ tục,
Cơ mà e thấy mấy chú bác cũng đơn giản hóa dần, về quê ăn tết, trước bữa cơm đọc kinh xong là cắn nhiệt tình
 

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
chim gặp bác có mào chào bác , chim gặp cô có ca chào cô , chim gặp em chích choè chào em . chim gặp chị áo nâu chào chị
chả nhẽ không bằng con chim à các cụ
Đang nói về chim thì em phải tưởng là "Sáo nâu" chứ chim mà gặp "chị áo nâu" là toi đấy cụ nhể :D
 
Biển số
OF-75015
Ngày cấp bằng
10/10/10
Số km
14,929
Động cơ
640,566 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội Phố
Loại bố mẹ dậy con ăn cơm không cần mời nên chết đi... vì đơn giản họ không phải là người Việt, đất Việt cũng không có đất dành cho họ và không dung thứ cho họ !
Ở VN mình đó là lễ nghĩa, sự kính trọng của người ít tuổi dành cho người lớn tuổi. Nhưng em thật đến những bữa giỗ mà mời cả nhà thì hết sừ cả mâm rồi. Mời cả nhà ăn cơm thì bị các cụ bắt bẻ, mời từng người thì :))
 

tuxedo075

Xe tải
Biển số
OF-30135
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
412
Động cơ
485,056 Mã lực
Cái gì phù hợp với xã hội đang sống thì nên theo. Ví cụ nào sống ở phương tây thì hành xử theo văn hoá phương tây. Ở Vịt theo ở Việt chứ một mình một phách ra đường ngta chửi bố mẹ ko dạy mày ah. Vô tình làm trẻ con nó băn khoan về chuẩn mực đúng hay sai.


Sent from my iPhone using Tapatalk
 

mỹ phẩm 230

Xe tải
Biển số
OF-508125
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
432
Động cơ
185,530 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
230 PHỐ LẠC TRUNG- Q HAI BÀ -HÀ NỘI
Cụ mợ nào không dậy con mời người lớn trước bữa cơm thì tuỳ , em vẫn dậy trẻ con nhà em giữ cái nếp ấy như thời xưa bố mẹ đã dậy em . Và em luôn dậy thêm trẻ con nhà em : sự kính trọng dành cho người bề trên chỉ có thiếu , chứ không bao giờ thừa .
Hơi nhầm đấy nên tôn trọng người đoàng hoàng và có tài dù ít hay nhiều tuổi.chứ cái kiểu bề trên ăn chằng *** bửa,lô đề cờ bạc đĩ điếm,bất tài,lừa lọc mà cũng tôn trọng thì trẻ nhỏ học theo và lấy đó làm chuẩn mực.hồi năm 30t tôi thuê hai bảo vệ đáng tuổi bố mình ,khi tôi trả lương có cần phải nói con trả lương bố không.mà chính tôi mới là người giúp họ có tiền trang trải trong cuộc sống.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Hơi nhầm đấy nên tôn trọng người đoàng hoàng và có tài dù ít hay nhiều tuổi.chứ cái kiểu bề trên ăn chằng *** bửa,lô đề cờ bạc đĩ điếm,bất tài,lừa lọc mà cũng tôn trọng thì trẻ nhỏ học theo và lấy đó làm chuẩn mực.hồi năm 30t tôi thuê hai bảo vệ đáng tuổi bố mình ,khi tôi trả lương có cần phải nói con trả lương bố không.mà chính tôi mới là người giúp họ có tiền trang trải trong cuộc sống.
Em xin phép bàn tí với Cụ, có gì không phải Cụ bỏ qua cho.
Quan trọng là cách Cụ trả lương, nhất là cho người lớn tuổi đáng Bố mình nó như thế nào.
Rồi cách đối nhân xử thế nữa.
Tất cả không phải tự nhiên mà có mà phải được dạy dỗ từ bé mà ra.
Đầy những thằng, em xin phép gọi là thằng vì có tí tiền đã mất dạy bố láo không coi ai ra gì đấy Cụ.
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,073
Động cơ
407,093 Mã lực
Cụ phát rồ vì cuồng Mỹ à? Mỹ trắng trước khi ăn tất cả đều phải cầu Chúa, cảm ơn chúa. Sau đó bao giờ cũng chúc mọi người Good Appetite rồi mới bắt đầu ăn nhé.

Mà chúng nó thanh cao quý phải chỗ nào?
tạ ơn chúa với bắt trẻ nhỏ khoanh tay mời nguời lớn an cơm giống nhau hả:T:T
 

doanphucgt

Xe điện
Biển số
OF-321969
Ngày cấp bằng
2/6/14
Số km
2,959
Động cơ
517,250 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
Em xin phép bàn tí với Cụ, có gì không phải Cụ bỏ qua cho.
Quan trọng là cách Cụ trả lương, nhất là cho người lớn tuổi đáng Bố mình nó như thế nào.
Rồi cách đối nhân xử thế nữa.
Tất cả không phải tự nhiên mà có mà phải được dạy dỗ từ bé mà ra.
Đầy những thằng, em xin phép gọi là thằng vì có tí tiền đã mất dạy bố láo không coi ai ra gì đấy Cụ.
Quái lạ thật, em không hiểu cụ ạ. Người ta đi bảo vệ cho ông, giữ của cho ông là đôi bên hợp tác. Sao ông lại nói ông là người giúp người ta chi trả cuộc sống này nọ nhỉ???? Ông có cho người ta và người ta có xin ông đâu???

mỹ phẩm 230 nói:
Hơi nhầm đấy nên tôn trọng người đoàng hoàng và có tài dù ít hay nhiều tuổi.chứ cái kiểu bề trên ăn chằng *** bửa,lô đề cờ bạc đĩ điếm,bất tài,lừa lọc mà cũng tôn trọng thì trẻ nhỏ học theo và lấy đó làm chuẩn mực.hồi năm 30t tôi thuê hai bảo vệ đáng tuổi bố mình ,khi tôi trả lương có cần phải nói con trả lương bố không.mà chính tôi mới là người giúp họ có tiền trang trải trong cuộc sống.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Đậm chất giáo lý của Khổng Giáo, VH Khổng Giáo có nét đẹp đặc thù nhưng đậm tính cứng nhắc, khuôn phép, trật tự...Nhưng vô hình chung nó kìm hãm đi cái khích lệ, tính phóng khoáng, khó thích nghi với thay đổi.

Khái niệm Gia phong, gia phả, gia huấn, gia pháp

Cuộc sống của gia đình dù là gia đình văn hóa không thể và không bao giờ chỉ là những ngày hội. Nó chứa đựng nhiều lo lắng, phiền muộn, ưu tư hơn là niềm vui đơn thuần. Á Đông chúng ta trước kia cho 3 điều bất hạnh: thiếu niên đăng khoa, trung niên táng thê, vãn niên táng tử. Phương Tây lại cho 3 điều bất hạnh đó là: cái chết, tuổi già và những đứa con hư. Tuổi già không thể đảo ngược, cái chết không thể tránh khỏi, nhưng phải tránh việc để con cái hư hỏng như tránh lửa. Cho nên điều cơ bản là phải giáo dục con cái, giáo dục từ khi còn nhỏ, giáo dục từ thế hệ này qua thế hệ khác để nó thành nềp nếp rồi em sẽ noi gương anh chị, con cháu sẽ noi gương ông cha. Nề nếp là điều cơ bản của tổ chức gia đình và cả dòng họ. Có nền chắc thì gia đình sẽ vững vàng trước gió bão, mưa lụt. Gia đình có nền chắc là có lối sống hợp đạo lý, là những phép tắc, lối sống hợp cách ứng xử văn hóa đã lắng đọng định hình, đã ăn sâu bắt rễ từ đời ông cha. Nếp là những lớp lang, những bậc cấp của một cái thang cứ trèo mỗi bước một cao, một trông rộng; là những cách sống chuyển tiếp của những người trong một gia đình, một gia tộc nhưng vẫn từ nền, vẫn bám nền, giữ vững nền. Một gia đình hay một gia tộc có nền nếp thường cung cấp cho xã hội và nước nhà những công dân tốt, đắc lực và đầy tài năng. Gia đình nào có nền nếp như vậy, nhân dân ta thường gọi là có gia phong.

Rõ ràng, gia phong là sắc thái văn hóa của mỗi gia đình (gia tộc) có nền nếp, có văn hóa. Muốn một gia đình, gia tộc có được gia phong như đã nói, trước hết và quan trọng hơn cả là ông bà, cha mẹ trong gia đình, gia tộc đó phải sống gương mẫu, phải làm gương cho con cháu, luôn nhắc nhở, khuyên răn con cháu sống theo gia phong. Muốn có gia phong và giữ vững gia phong, mỗi gia đình, gia tộc còn phải thực hiện gia giáo (nền giáo dục theo truyền thống của gia đình), gia lễ (nghi lễ truyền thống hay tập tục riêng trong cung cách ăn nói, ứng xử đã được gia tộc ấn định mà các thế hệ sau phải tôn trọng và gìn giữ), gia huấn (truyền dạy cho con cháu những điều hay lẽ phải phù hợp với gia đình và đạo lý của xã hội), có gia phả (để biết công đức của tổ tiên, quá trình tạo dựng dòng họ để giáo dục các thành viên trong gia đình, gia tộc)…

Mục đích của gia phong là giữ vững, tái tạo cho thế hệ mới nằm trong thành viên của gia đình, phương thức hoạt động trong cuộc sống những hình thức tư duy và ứng xử, cảm xúc và hành động trong bất cứ trường hợp nào, những điều thuộc về nền nếp của gia đình, về gia đạo, gia pháp mà nó đã hình thành, đã lắng đọng trong một thời gian lịch sử nhất định.

Rõ ràng gia phong là một vấn đề thiết yếu, một vấn đề quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho một gia đình, gia tộc có nền nếp, có văn hóa. Muốn có gia phong thì phải có được 3 điểm cơ bản sau:

Một là: Phải có gia giáo tức là một nền giáo dục theo truyền thống tốt đẹp của gia đình và bảo đảm gia đạo.

Hai là: Phải có gia lễ tức là những nghi lễ truyền thống hay tập tục riêng và những cung cách nói, ứng xử đã được người trên trong gia tộc ấn định từ trước và các thế hệ sau đó đã tôn trọng.

Ba là: Phải biết gia phả để biết công đức của tổ tiên, quá trình tạo dựng dòng họ của tổ tiên và cành nọ cành kia.

Nhưng điều quan trọng hơn là ông bà cha mẹ phải sống mẫu mực, phải luôn luôn là tấm gương cho con cháu và luôn luôn nhắc nhở con cháu, khuyên răn con cháu sống theo gia giáo, gia đạo, gia lễ và gia huấn.

Gia phả:Gia phả của các dòng họ là để ghi chép rõ nguồn gốc của tổ tiên thứ tự và ngôi, thứ các cụ, các đời, thụy, húy, năm sinh ngày mất, tuổi thọ, nơi đặt phần mộ…rồi ai gần, ai xa, chi trưởng, chi thứ…để khỏi nhầm lẫn, để con cháu biết mà xưng hô, thưa bẩm, phụng thờ. Gia phả nào cũng nói đến công đức của tổ tiên, cũng có lời khuyên dạy con cháu ăn ở sao cho hiếu thảo, đức độ mà giữ lấy nếp nhà, tức gia phong.

Người xưa nói "chim có tổ, người có tông". Mỗi người sinh ra ai mà chẳng có cội nguồn tổ tông, như dòng sông, con suối đều có ngọn nguồn của nó. Nếu như lịch sử của một dân tộc thể hiện qua những trang chính sử, thì sự hưng vong của một dòng họ có thể thấy được qua từng trang của gia phả.

Gia huấn
: Gia là những lời dạy bảo con em trong nhà về vấn đề tu nhân sống cho phải đạo làm người. Nó không chỉ là những chỉ bảo bình thường như chào thưa cha mẹ, có hiếu với cha mẹ, đi đứng, ăn uống trong nhà, đối xử với ông bà, anh chị em… mà còn có ý nghĩa rộng lớn hơn. Nó là những bài học đầu tiên về đối nhân xử thế, có tác dụng chỉ lối dẫn đường cho cả cuộc đời của con cháu, của thế hệ mai sau, không chỉ trong phạm vi đạo lý mà cả sự nghiệp nữa. Tóm lại, nó là “những bài học về luân lý, tuy bó hẹp trong môi trường gia đình nhưng có ảnh hưởng quan trọng, rộng rãi ra ngoài xã hội”.

Gia pháp: Gia pháp là phép nhà, là những điều trong gia giáo, gia đạo, gia huấn nâng lên thành những điều được coi như phép tắc luật lệ trong gia đình, gia tộc. Gia đình có gia pháp cũng như quốc gia có quốc pháp. Gia pháp duy trì kỷ cương cho gia tộc, phép tắc, kỷ luật rõ ràng và buộc con cháu phải tuân theo, để không dám làm điều sai trái, để giữ vững gia phong.
 

muoibaconcho

Xe điện
Biển số
OF-22710
Ngày cấp bằng
21/10/08
Số km
4,973
Động cơ
634,168 Mã lực
em yêu cụ này ghê!
Thể loại "tát vào mặt" thì có mời gập người cũng là thể loại vô văn hóa thôi. Ôm cái lễ nghĩa đậm mùi khổng giáo tưởng mình văn hóa lắm :)

Lại còn bố nào rủa "loại dậy con như thế thì chết đi, ko đáng là người VN, ko đáng sống trên đất VN" gì gì đó. Em thấy gớm guốc em chả dây. Chính những người ít học thủ cựu, kém văn hóa, không chấp nhận nổi sự khác biệt đấy lại rất hay lên gân lên cốt giảng giải về đạo đức. Những kiểu này là những kiểu săm soi vô duyên bậc nhất (kiểu "lấy chồng chưa, sao mãi chưa đẻ", vv...) :)
Tôn trọng sự khác biệt chính là văn hóa ứng xử. Mỗi vùng miền có cách ứng xử khác nhau trong bữa cơm và chúng ta nên tôn trọng.
Nhiều cụ cứ khác quan điểm là vả vỡ mồm, tát lật mặt như vậy thì các cụ dạy con kiểu gì? Dạy con đối xử bằng bạo lực khi người khác không cùng quan điểm? Chả trách nào mà bọn trẻ hở tí là chửi, là tát, là xiên.
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Đến những phép lịch sự tối thiểu mà các Cụ cứ cãi nhau thế này thì mệt rồi, thôi cuối tuần nghỉ ngơi cho đầu óc thư thả.
Ai muốn gì thì làm nấy đi.
Còn không thì như nhiều Cụ hay bảo ở nhà không dạy thì ra đời sẽ được đời dạy thôi.
 

Ăn mày dĩ vãng

Xe điện
Biển số
OF-26864
Ngày cấp bằng
4/1/09
Số km
4,533
Động cơ
1,012,295 Mã lực
Đừng nói là Tây hóa hay Hán hóa, việc lễ phép là việc nên làm, cứ tưởng tượng khi con cái lớn lên dẫn người yêu đến nhà, vào bữa chẳng nói chẳng rằng ụp mẹt vào bát cơm mà ăn thì các Cụ có thấy chán ko
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
có lẽ chỉ hanoi và một vài tỉnh lân cận mới vậy, e hanoi gốc của gốc nên những lời chào, hỏi han, cảm ơn và xin lỗi luôn cửa miệng, hơn 1/2 cuộc đời chả thấy hèn kém bất kể điều gì và mọi việc rất suôn sẻ, ít phải động chân động tay, động não tí thôi mà vẫn có xiền dư xài :D

e hay cho tiền tụi thợ, lúc vài ba chục, lúc dăm bảy trăm, lúc vài triệu, ít thấy lời cảm ơn của chúng nó, e thì tặc lưỡi "có lẽ chính vì thiếu 1 vài điều nhỏ nhoi đó nên tụi nó k được coi trọng, tất nhiên k coi trọng thì sao thành đạt được.

âu cũng là cái liễn, xã hội có người này người kia, phải có những lông dân thì mới có đại gia được, cụ nào biết, nắm bắt được cái hay để học, cái dở để loại bỏ, dạy dỗ con cháu thì sau này con cháu ít nhiều cũng được thơm lây, còn ngu si ít học hay bố láo ăn cắp có ai chết đâu, kệ nó đi.

các cụ bớt chửi nhau cho nhẹ đầu, e đang làm ly cafe đá ngon tóa :))
Em thích câu này của Cụ, em nghĩ công việc sự nghiệp của một người quyết định nhiều bởi nhân cách, tính cách chứ không hẳn là bằng cấp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top