Hóa ra là ở một số xã hội, vì thiên nhiên bị tàn phá hàng ngày, nên người có tiền đầu tư làm du lịch, tạo việc làm cho vài ngàn công nhân, đem lại hàng trăm tỷ đồng tiền thuế cho nhà nước thì được phép can thiệp vào lõi rừng quốc gia, miễn là phá ít hơn dân là được. Còn lại kệ pháp luật, bởi cơ quan hành pháp còn có bảo vệ được môi trường đâu. Dân còn chặt rừng đầy ra đấy thì cả khu Tam Đảo 2 đó nhằm nhò gì.Chị Trang cũng viết báo theo kiểu dùng ngôn từ cảm tính, hoa ngôn xảo ngữ đánh vào cảm xúc của độc giả, còn thì tuyệt nhiên chả có số liệu nào.
Nói Sun phá rừng, thì đơn giản nhất là cứ đưa ra diện tích rừng bị Sun phá, xong so sánh với diện tích rừng hàng năm vẫn đang bị dân phá, xem ông nào phá nhiều hơn.
Ví dụ như Bà Nà nhé, tổng diện tích doanh nghiệp được giao là 813 ha, phần lớn trong số này vẫn để nguyên trạng rừng, diện tích xây dựng và bê tông hóa thực sự đâu đó dưới 20 ha. Đánh đổi lại là hàng ngàn công ăn việc làm và hàng trăm tỷ tiền thuế hàng năm cho ngân sách.
Trong một diễn biến khác:
Ở Quảng Nam, ngay cạnh Bà Nà từ năm 2006 - 2017, toàn tỉnh Quảng Nam xảy ra 1.295 vụ lâm tặc phá rừng, lấn chiếm đất rừng, gây thiệt hại với tổng diện tích trên 1.512 ha (trong đó năm 2015 bị tàn phá nhiều nhất với trên 273 ha).
Ở Tây Nguyên:
Theo thống kê, trong 5 năm tính đến năm 2013, ở Tây Nguyên diện tích rừng bị mất đến hơn 130.000 ha. Bao gồm 107.400 ha rừng tự nhiên và 22.200 ha rừng trồng.
Đấy, chị Trang méo dám dẫn số liệu ra, vì dẫn ra thì cái việc chị lu loa lên là Sun phá rừng nó thành lố bịch và hài hước đến nhường nào.
Nói thẳng ra là phát triển kinh tế du lịch chắc chắn phải có tác động đến môi trường. Nhưng làm có kiểm soát và có hiệu quả bù lại về các mặt kinh tế và đời sống, thì còn tốt hơn nhiều để dân tự phá. Còn nếu không, lên rừng hái lượm mà sống, cần gì làm kinh tế.
Chỉ khổ vài chục năm sau, những thế hệ kế tiếp sẽ lại bỏ ra hàng đống tiền và bao nhiêu sức người để có lại được môi trường sống tốt hơn. Đáng tiếc luật bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường ở Việt Nam vẫn luôn bị coi thường.