[CCCĐ] Montréal-thủ phủ tỉnh Quebec- Paris trong lòng Canada

smchi

Đi bộ
Biển số
OF-511811
Ngày cấp bằng
23/5/17
Số km
7
Động cơ
180,860 Mã lực
Tuổi
38
Thông tin về y tế bổ ích quá chị. Hai bé nhà chị đang đi học mà không được bảo hiểm miễn phí vẫn phải đóng theo năm à chị?
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Thông tin về y tế bổ ích quá chị. Hai bé nhà chị đang đi học mà không được bảo hiểm miễn phí vẫn phải đóng theo năm à chị?
Không em ơi,
Luật của Quebec là giáo dục không bỏ rơi đứa trẻ nào nên tất cả con cái của du học sinh đều được xin học trường công miễn phí nhưng bảo hiểm thì không em nhé.

Như mình đã nói là thẻ RAMQ dành cho cư dân Quebec chỉ cấp cho người lao động đến từ nước ngoài có work permit nhé.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Nhân mấy ngày tuyết rơi nhiều, em mời các cụ ngắm cảnh Tuyết năm mới!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Con phố Papineau nhà em!


 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Buồn đội U23 quá nên em gõ hầu các cụ vụ thi cử những chứng chỉ trên máy tính.

Ví dụ bên A là bọn tổ chức thi một kiểu chứng chỉ gì đó. A sẽ chịu trách nhiệm soạn ngân hàng đề, tạo từng đề cho từng giai đoạn thi, đảm bảo độ chính xác, túm lại là những vấn đề nội dung của cái đề.

Nhưng bên A không được tổ chức thi, chắc sợ kiểu vừa oánh trống vừa thổi còi. Vậy nên có 1 bên B thuê một địa điểm, chuẩn bị cơ sở vật chất là khoảng gần 20 cái máy tính đặt trong một cái phòng vừa vừa, và quan trọng nhất là nó đưa ra được quy trình bảo mật trong quá trình thi- đương nhiên quá trình này được cấp có thẩm quyền xác nhận. Và bên B nó chào hàng những bọn cung cấp nội dung các khóa thi lấy chứng chỉ. Done!

Vậy là bên A chỉ cần gửi nội dung đề thi đến, còn việc tổ chức thi sẽ do bên B đảm nhận và kết quả gửi về A rồi cấp chứng chỉ.

Đấy là dài dòng, còn bây giờ em kể chuyện em đi thi: Em học Actuary nên cần sưu tầm một loạt các chứng chỉ của Hiệp hội Actuary- bên Canada có CAS còn bên Mỹ là SOA nhưng nghe đồn là thiên hạ chuộng SOA hơn. Lệ phí cũng khoai: hai cái đầu tiên là 265 USD, còn những cái sau thì lệ phí tăng dần. Hai chứng chỉ đầu tiên là về xác suất và toán tài chính- mỗi bài thi 30 câu trắc nghiệm với 5 lựa chọn trong 3 tiếng. Kiến thức toán thì không khó lắm với em nhưng hầu như dân nói Anh, Pháp theo ngôn ngữ thứ 2 đều có vấn đề về đọc hiểu. Rất ít câu chỉ đưa ra ký hiệu như tính cái này, giải cái kia mà luôn là một bài toán trong thực tế. Nếu mình không đọc hiểu tốt thì không thể chuyển bài toán đó sang phần công thức ký hiệu để làm toán được.

Trước khi bước vào phòng thi đó thì quy trình kiểm tra chặt hơn ở sân bay: cất đồ cá nhân vào tủ ở gian ngoài, bước vào gian trong ký giờ vào, rồi bắt đầu móc túi quần, túi áo, vén ống tay áo, vén ống quần, móc túi áo túi quần ra, nếu đeo kính thì bỏ kính ra để họ quan sát xem có tài liệu gì cài trong kính không....

Rồi vào phòng thi, có cái phone để đeo vào cho tập trung rồi bắt đầu làm bài. Mỗi bài thi luôn có cả phần đề tiếng anh và pháp. Sau khi bấm xác nhận nộp bài sẽ có ngay kết quả đã qua hay trượt nhưng kết quả chính thức thì sẽ gửi về nhà sau 8 tuần. Người dự thi cần cam kết không được phát tán nội dung thi, kể cả có giỏi đến mức nhớ được đề cũng không được phép loa loa lên. Mỗi tên vào thi được phát 1 quyển nháp có màu đặc trưng cho từng loại thi khác nhau- chắc để kiểm soát xem có trao đổi nháp không. Sau khi thi xong thì họ thu hết cả nháp lẫn bút.

Điều hành cái cơ sở thi đó luôn chỉ cần 2 người- một người đón tiếp và một người kiểm tra nên em cũng định sau này nghiên cứu mở một cơ sở như thế này cũng hay lắm ợ!

Đây là cái bọn nơi em vừa thi sáng nay:

1579125453704.png
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
LỊCH SỬ QUEBEC-tóm tắt qua anh thầy!
+ 1534, Jacques Cartier đặt chân đến vùng đất này với tư cách là một nhà thám hiểm. Ông ta nhìn thấy người thổ dân, những cánh rừng bạt ngàn và đặc biệt nhất là thấy những đàn hải ly- có thể dùng để lấy da hoặc các tuyến để sản xuất thuốc hoặc nước hoa. Thời đó nước Pháp rất nghèo vì chiến tranh liên miên nên Cartier đã về báo với vua Pháp có thể xây dựng một La Nouvelle France ở ngoài nước Pháp.
+ 1605, Samuel de Champlain, là một nhà bản đồ học và là một người Thiên chúa giáo, đã đặt chân đến đây và với bản năng nghề nghiệp thì ông muốn hiểu hơn về vùng đất mới này như người thổ dân, đặc điểm tự nhiên, thổ nhưỡng...Ông đã viết thư cho vua nước Pháp để đưa ra những khả năng làm thương mại ở đây. Ông đã xây dựng thành phố Quebec vào năm 1608- đặt viên gạch đầu tiên cho La Nouvelle France. Ông hiểu rất rõ là không thể khai thác tài nguyên vùng đất mới này mà không cần người thổ dân. Vì vậy mà ông có quan hệ rất tốt với những người thổ dân nơi đây. Champlain là một con người đặc biệt và trong cuộc đời của mình ông đã 27 lần đi lại giữa nước Pháp và Quebec mà mỗi chuyến đi biển ấy kéo dài khoảng 3 tháng. Người Pháp tập trung xây dựng những thành phố lớn ven sông Sain Lawrence: 1608 là Quebec-là thành phố chính của La Nouvelle France, 1634 là Trois- Rivière và sau đó 1642 là Montréal.
+ Tại Quebec, để đề phòng người Anh tấn công thì Champlain đã xây dựng nhiều hệ thống tường thành với nhiều khẩu pháo để bảo vệ thành phố- đây cũng là thành phố duy nhất được trang bị kiểu bảo vệ này ở Bắc Mỹ. Hơn nữa vị trí địa lý rất thuận lợi của Quebec- đã được Champlain nghiên cứu kỹ với con mắt của nhà khoa học là đúng ở chỗ mà sông Saint Lawrence hẹp nhất nên có thể quan sát kẻ thù đến theo đường thủy. Nhưng tình hình lại rất khác ở Montréal: nơi có vị trí quan trọng về mặt giao thông nhưng lại là nơi có thể bị tấn công từ mọi hướng- việc xây hệ thống phòng thủ ở Montreal giống Quebec là không thể được, tại đây thì những người thổ dân thuộc tộc Mohaw, Troquoi lại thân thiện với người Anh. Chính vì lý do này mà nhà quân đội Maisonneuve cùng một người phụ nữ đặc biệt đã đến đây và là người xây dựng và phát triển thành phố này.
(còn nữa)
1579849913129.png


Đây là con Castor- Hải ly!

1579849940017.png
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
LỊCH SỬ QUEBEC- tóm tắt qua anh thầy!- phần 2
+ Champlain ý thức rất rõ mục đích của hai nước: người Pháp đến đây để khai thác tài nguyên nhưng người Anh đến đây để phát triển dân số.
+ 1701: một dấu mốc quan trọng với bản hòa ước lớn được ký kết giữa tất cả những người đứng dầu của các tộc thổ dân đến Montreal và cùng nhau cam kết hòa bình vì tất cả mọi người đều chán ghét chiến tranh. Tất cả những tộc trưởng đến Montreal đều nói tiếng Pháp và người Anh không được tham dự. Văn bản ký kết rất cute với những chữ ký là những hình vẽ linh vật của một tộc người thổ dân.
+ Từ 1701 đến 1759 thì tất cả mọi việc rất ổn, người dân sống trong hòa bình nhưng cuối cùng thì người Anh quyết định chiến đấu và họ đến Quebec theo những đường khác nhau. Champlain đã yêu cầu viện trợ từ nước Pháp nhưng khi đó nước Pháp không đủ lực nên đã quyết định từ bỏ Quebec. Và cuộc chiến đấu diễn ra đúng 12 phút để người Anh làm chủ Quebec-bởi người Pháp đã thua ngay từ ý nghĩ khi quyết định bỏ rơi Quebec.
+ Sau năm 1759 là sự đô hộ của người Anh với toàn Quebec. Tình hình khi đó rất đặc biệt: tất cả những quan chức người Pháp đều lên tàu trở về nước Pháp nên ở Quebec chỉ có những người dân lao động nghèo, không còn sự phân biệt giai cấp hay giàu nghèo nữa. Thời điểm đó cũng đã nhen nhóm cuộc cách mạng tại Mỹ. Người Anh ở Quebec bắt đầu tính toán đến khả năng người Quebec sẽ sang chiến đấu giúp người Mỹ làm cách mạng thì vị trí của người Anh tại Quebec sẽ bị đe dọa và họ đi đến thượng lượng với người Quebec.
+ Năm 1974 người Anh cho phép người Quebec 3 điều: Được nói tiếng Pháp, được tự do theo Thiên chúa giáo và được giữ những luật lệ của Quebec và đổi lại thì người Quebec sẽ tiếp tục sống trong hòa bình và không giúp người Mỹ nữa. Và người Quebec đồng ý.
+ Nhưng đúng là thật may mắn cho người Quebec bởi vào năm 1775 thì chính người Mỹ đã nảy sinh ý định chiếm đoạt những nguồn tài nguyên của Quebec nên họ đã đem quân đến Quebec. Thật là không may với những người Mỹ đã không biết người đó- họ đến Quebec vào mùa thu, người Quebec không vội vã đánh trả, họ chờ đợi và thế là khi mùa đông đến thì đoàn quân xâm lược của Mỹ tự khắc vỡ trận: tuyết phủ khắp nơi, sông thì đóng băng nên thuyền chiến vô dụng... Từ đó đến nay thì người Mỹ chưa dám nghĩ đến chuyện trở lại Quebec lần thứ hai nữa!
(còn tiếp)


1579850071801.png


1579850108568.png

Đây là trận chiến 12 phút đấy ợ!
 

nicktrongsang

Xe buýt
Biển số
OF-179790
Ngày cấp bằng
3/2/13
Số km
576
Động cơ
343,786 Mã lực
Nơi ở
HN
mợ ở VN đang làm ngành gì mà apply toán ứng dụng ạ? Mợ chia sẻ học phí trọn gói khoá cao học đc k ạ :D
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
1580455696302.png


Corona cũng đã đến Quebec, cảnh báo toàn bộ hệ thống trường học.
 

limoux

Xe buýt
Biển số
OF-710490
Ngày cấp bằng
15/12/19
Số km
693
Động cơ
94,582 Mã lực
Canada-vùng đất lạnh giá, dân cư thưa thớt nữa ...nên mùa đông cảm giác dài vô cùng và buồn thối ruột...Tôi đã từng ớ Toronto - 1 trong những TP sôi động và đông đúc của Canada mấy năm, vẫn không thể quen được với cuộc sống nơi đây, tôi thích kiểu "ồn ào phố thị" ở Việt Nam hơn...:)
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
mợ ở VN đang làm ngành gì mà apply toán ứng dụng ạ? Mợ chia sẻ học phí trọn gói khoá cao học đc k ạ :D
Hình như những thông tin này em đã chia sẻ phần đầu topic, nhưng em sẽ nói kỹ hơn để trả lời cụ.
Em là giáo viên cấp 3, đã có bằng cao học ngành xác suất thống kê học ở sư phạm Hà Nội 1, luận văn thì thầy Đinh Quang Lưu- trưởng phòng xác suất thống kê của viện Toán hướng dẫn nhưng thầy đã mất rồi.

Hồi ở đại học em có tham gia lớp đào tạo giáo viên song ngữ trong một dự án của hai chính phủ Pháp và Việt Nam với động lực năm 1996 là được học tiếng Pháp miễn phí và có 100k học bổng hàng tháng- to lắm đấy ạ vì học bổng 125% của SP 1 cũng chỉ có vài chục nghìn thôi.

Nhưng học xong, bảo vệ luận văn bằng tiếng Pháp xong mà em lại không đi xa lên Sơn Tây dạy song ngữ mà về quê dạy toán bình thường từ 2000 đến 2012 thì vượt cầu Thăng Long sang Chu Văn An dạy đến trước khi sang đây.

Vậy nên em đăng ký master toán- trường em UdeM có 4 options cho master này: toán lý thuyết, toán ứng dụng, toán công nghiệp và toán bảo hiểm-actuary thì run rủi thế nào mà em lại vớ cái toán actuary chứ ban đầu cũng chẳng biết gì cả.

Khai thật là ban đầu em đăng ký ngành khác cơ-có vẻ hot hơn nhưng sau đó khoa nó email bảo chúng tao cấp học bổng miễn trừ học phí cho mày đấy, ngành master toán cơ- chắc là chẳng có đứa nào học mà em lại nghèo nên mẹ thằng Tèo đành phải chọn để giảm bớt khó khăn kinh tế.

1580575869593.png
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
HỌC PHÍ CAO HỌC tại Université de Montréal.

Thực sự thì ban đầu em cũng tự ti lắm, mình U50 rồi, chả biết có xin học được không nên em đành chi tiền phí đăng ký dao động trên dưới 100 CAD cho mỗi trường, mỗi trường được 2 nguyện vọng. Em đăng ký UdeM- là trường của thành phố Montréal, UQAM- đây là trường của tỉnh Quebec đặt trụ sở tại các thành phố lớn trong tỉnh, gọi nôm na là trường tỉnh, trường Sherbrooke- cách Montreal gần 200km và đại học Laval- ban đầu em cứ nghĩ là nó ở ngay thành phố Laval bên cạnh Montreal, ai dè sang đây 1 năm mới biết nó ở thành phố Québec- cách Montréal khoảng 400km, đây là thủ đô của chính phủ Québec nhé.

Sau khi thanh toán tiền phí ghi danh thì khoảng 1 tháng sau đó các trường sẽ lần lượt trả lời. May mắn là UdeM trả lời sớm nhất lại đúng là trường em thích vì nó nổi tiếng hơn mà nó ở Montréal nên đông đúc chắc kiếm việc dễ hơn. Thế là em có hai nguyện vọng của UdeM để chọn, ban đầu em chọn ngành hot A nhưng sau em đổi sang B cho có học bổng.

Túm lại là:

+ Có thể nói học phí cao học ở Quebec với các trường tiếng Pháp là hợp lý nhất, UdeM nổi tiếng là cao mà cũng không ăn thua gì với các tỉnh còn lại đâu, người Việt Nam định cư từ lâu còn ngạc nhiên khi biết mức học phí của em khi mà ở chỗ họ thì master mỗi năm phải hết 40-50 nghìn CAD.

+ Nhìn chung thì bậc học cao học được chia thành 2 nửa:

Năm đầu là có 3 kỳ sẽ tập trung học các môn băt buộc hoặc lựa chọn, chương trình cao học gồm 45 credit, như của em thì 8 môn học=24 credits phải học xong trong năm đầu tiên, nghĩa là mỗi kỳ phải qua 2-3 môn. Học phí cho mỗi kỳ học từ 2-3 môn này là khoảng gần 10 nghìn CAD, trong đó phần học phí cứng là khoảng 7200 CAD. Nếu được học bổng miễn trừ học phí-gọi là bourse C thì chính là miễn cái phần cứng đấy ạ, chứ không có miễn hết đâu. Vì vậy mỗi kỳ học thì em phải đóng thêm khoảng hơn 2000 CAD.

Năm sau dành cho luận văn, thực tập, viết báo cáo, ví dụ như em là thực tập thì 3 kỳ của năm thứ 2 là: kỳ đầu là đi thực tập, kỳ 2 là ngồi viết báo cáo và nộp- trong kỳ 2 luôn nhé, kỳ 3 là correction tức là ngồi đợi ban bánh khảo chấm và xem họ có yêu cầu sửa chữa gì không.
Nếu không phải sửa hoặc sửa xong trong kỳ đó thì sau 6 kỳ là ra trường vừa xinh 2 năm. Học phí cho 3 kỳ của năm 2 này yêu lắm, chỉ khoảng 500 CAD co mỗi kỳ thôi.

Vậy nên tổng cộng tiền đóng góp cho trường để có cái master là khoảng 30.000 CAD. Nhưng đó là tiền minh bạch nhé, không phải chi bất kỳ một đồng nào cho giáo sư hướng dẫn đâu. Em sẽ kể case của em kỹ hơn!

Trường em đây, em bị cái là mê trường này nên toàn tìm ảnh của nó!

1580577005990.png
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
CÂU CHUYỆN CỦA EM tại UdeM

Kể ra thì có người sẽ bảo em khoe, nhưng kệ, ai nghĩ sao cũng được còn em cứ có gì nói thế.
Ờ, mà phải có gì thì mới có cái để nói chứ nhỉ?

Chuyện học của em dài ghê lắm vì em nhiều lời mà, nói mãi cũng khó mà hết được nhưng em chia sẻ phần khung chính trước, sau đó nói đến tiểu tiết sau:

Kỳ mùa thu 2018, em đăng ký 3 môn với nền tảng là kiến thức đại học, cao học từ 1995 đến 2000 rơi rụng sạch sẽ, chưa kể là quá lạc hậu so với nền giáo dục ở Canada thời điểm 2018. Ban đầu tiếng chưa tốt vì tiếng Pháp của Quebec nó khác Pháp chuẩn, lơ lớ lại có nhiều từ đọc khác nên nghe bập bõm, câu được câu chăng. Vấn đề của em là cái phần dẫn dắt bài toán thực tế ra phương trình thì em không tốt nhưng kỹ năng giải phương trình thì xịn nên nó làm em vẫn hơi hơi tự tin. Ai dè, đến lúc đi thi mới trắng mắt ra vì không thể nào chuyển bài toán thành phương trình mà giải nên ngậm bút ợ.
Cũng may mắn mà em loay hoay tìm cách, hỏi han, học nhóm,...nói chung là khá hoạt bát nên cũng qua được 3 môn kỳ đầu tiên tuy kết quả không tệ nhưng cũng không cao.

Với kết quả đó em nghĩ là họ cắt học bổng của em rồi nên em quyết định là xơi luôn 5 môn còn lại trong kỳ mùa đông 2019 để định tiết kiệm một kỳ. Bạn em ngỡ ngàng nghĩ em điên đến nơi rồi. Bà phụ trách cao học lắc đầu ngán ngẩm bảo mày còn hai đứa con đấy, liều liệu. Nhưng em đã quyết roài. Đầu luôn căng ra để tìm cách học, cách vượt qua nhưng bài tập nhóm lớn nhỏ. Ví dụ cho các cụ thấy, có con bé Marie bạn em, dân có thẻ xanh rồi, lại có master bên Bỉ rồi và kỳ này nó đăng ký có 2 môn thôi, sau hơn 1 tháng thi giữa kỳ kém quá, bài tập nhóm lần 1 cũng kém và nó đành bỏ môn đó. Ấy vậy mà em qua đấy, diệu kỳ luôn, lại còn có ngay hai con A to tướng.

Sướng với kết quả đó nên em định mùa hè sẽ nghỉ ngơi, dành thời gian để tìm thực tập cho kỳ mùa thu. Xác định thế nên em thấy thầy chuyên ngành Actuary- đã dạy bọn em cái môn mà con bé Marie kể bên trên phải bỏ đấy- có dạy 2 môn actuary trong hè nên em email xin ông ấy cho em tham dự để em học thêm về chuyên ngành Actuary, ông ấy đồng ý và add em vào lớp. Để thể hiện là em nghiêm túc và cũng là để ép em học nghiêm chỉnh, em còn xin ông ấy cho em tham dự cả thì giữa kỳ lẫn cuối kỳ của 2 môn ấy cơ. Ấy thế mà lại ngon nhé, em làm luôn 2 con A+ cho hai môn dù chỉ để đấy chứ có được tính đâu.

Nhưng sự đời thật lạ, ngày 25.5 em có email cho ông ấy bảo là tôi đang tìm thực tập nhưng nếu tôi không tìm được thì ông giúp tôi nhé. Thế là ông ấy bảo có thể đưa cho em 1 chủ đề để làm thực tập nghiên cứu tại khoa do ông ấy hướng dẫn. Em nghĩ đúng 10 phút rồi trả lời okie luôn. Ông ấy cảnh báo là vì ông ấy đang có 5 sinh viên cả tiến sĩ lẫn cao học rồi nên xác định là ông ấy không có nhiều thời gian cho em đâu. Và theo lời ông ấy em liên hệ với khoa để đăng ký thực tập- dù lúc đó đã khá muộn rồi, thường là sinh viên phải đăng ký từ cuối tháng 4 cho kỳ mùa hè bắt đầu từ đầu tháng 5. Nhưng ông ấy mới là lý do chính, em ngồi nhà gõ email cho bà phụ trách, rồi email cho ông tổng phụ trách chương trình và ông ấy tự gọi điện trao đổi với ông thầy em. Chả hiểu họ nói gì nhưng sau đó ông tổng phụ trách bảo em là okie, mày bắt đầu đi, thực tập nghiên cứu từ 27.5 nhé.

Đấy, thế là em bắt đầu chặng thứ 2 tại kỳ thứ 3 khi mà chặng 1 em đã gói 8 môn trong 2 kỳ- nếu các cụ biết là bà phụ trách lần đầu gặp em còn sợ em không xong 8 môn trong 3 kỳ. Còn ông thầy Maciej yêu quý của em còn bày cho em một cách mà chỉ cần học 7 môn trong năm đầu và bớt lại một môn học ở năm thứ 2 mà vẫn đảm bảo yêu cầu của khoa.

Kết lại là chả có gì là không thể, chỉ cần biết bạn phải làm gì!
Chuyện thực tập em kể sau nhé!
1580578689042.png
 

Guadeloupe

Đi bộ
Biển số
OF-714564
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1
Động cơ
82,310 Mã lực
Tuổi
41
Hai ngày cuối tuần nằm nhà tránh Corona, mình đọc 1 lèo hết 24 trang của bạn. Cảm giác đầu tiên là vô cùng ngưỡng mộ. Mình cũng là nữ, cũng tầm tuổi như bạn, cũng dân Francophone, cũng đi nước ngoài vài lần rồi nhưng thực sự chưa bao giờ có tâm thế tự tin như bạn khi đặt chân ra nước ngoài. Hồi ở Bỉ, có con đường đi học từ KTX ra trường thôi, đi hàng tháng rồi mà nhiều lần vẫn hoang mang là có đi nhầm không ấy. Mình rất hi vọng kế hoạch định cư của bạn thành công và hi vọng có dịp quay lại Québec để được xin bạn chỉ giáo tiếp. Chúc bạn và gia đình bạn năm mới an vui, hạnh phúc.
 

SlugSlug

Đi bộ
Biển số
OF-715212
Ngày cấp bằng
7/2/20
Số km
1
Động cơ
81,810 Mã lực
Tuổi
38
CÂU CHUYỆN CỦA EM tại UdeM

Kể ra thì có người sẽ bảo em khoe, nhưng kệ, ai nghĩ sao cũng được còn em cứ có gì nói thế.
Ờ, mà phải có gì thì mới có cái để nói chứ nhỉ?

Chuyện học của em dài ghê lắm vì em nhiều lời mà, nói mãi cũng khó mà hết được nhưng em chia sẻ phần khung chính trước, sau đó nói đến tiểu tiết sau:

Kỳ mùa thu 2018, em đăng ký 3 môn với nền tảng là kiến thức đại học, cao học từ 1995 đến 2000 rơi rụng sạch sẽ, chưa kể là quá lạc hậu so với nền giáo dục ở Canada thời điểm 2018. Ban đầu tiếng chưa tốt vì tiếng Pháp của Quebec nó khác Pháp chuẩn, lơ lớ lại có nhiều từ đọc khác nên nghe bập bõm, câu được câu chăng. Vấn đề của em là cái phần dẫn dắt bài toán thực tế ra phương trình thì em không tốt nhưng kỹ năng giải phương trình thì xịn nên nó làm em vẫn hơi hơi tự tin. Ai dè, đến lúc đi thi mới trắng mắt ra vì không thể nào chuyển bài toán thành phương trình mà giải nên ngậm bút ợ.
Cũng may mắn mà em loay hoay tìm cách, hỏi han, học nhóm,...nói chung là khá hoạt bát nên cũng qua được 3 môn kỳ đầu tiên tuy kết quả không tệ nhưng cũng không cao.

Với kết quả đó em nghĩ là họ cắt học bổng của em rồi nên em quyết định là xơi luôn 5 môn còn lại trong kỳ mùa đông 2019 để định tiết kiệm một kỳ. Bạn em ngỡ ngàng nghĩ em điên đến nơi rồi. Bà phụ trách cao học lắc đầu ngán ngẩm bảo mày còn hai đứa con đấy, liều liệu. Nhưng em đã quyết roài. Đầu luôn căng ra để tìm cách học, cách vượt qua nhưng bài tập nhóm lớn nhỏ. Ví dụ cho các cụ thấy, có con bé Marie bạn em, dân có thẻ xanh rồi, lại có master bên Bỉ rồi và kỳ này nó đăng ký có 2 môn thôi, sau hơn 1 tháng thi giữa kỳ kém quá, bài tập nhóm lần 1 cũng kém và nó đành bỏ môn đó. Ấy vậy mà em qua đấy, diệu kỳ luôn, lại còn có ngay hai con A to tướng.

Sướng với kết quả đó nên em định mùa hè sẽ nghỉ ngơi, dành thời gian để tìm thực tập cho kỳ mùa thu. Xác định thế nên em thấy thầy chuyên ngành Actuary- đã dạy bọn em cái môn mà con bé Marie kể bên trên phải bỏ đấy- có dạy 2 môn actuary trong hè nên em email xin ông ấy cho em tham dự để em học thêm về chuyên ngành Actuary, ông ấy đồng ý và add em vào lớp. Để thể hiện là em nghiêm túc và cũng là để ép em học nghiêm chỉnh, em còn xin ông ấy cho em tham dự cả thì giữa kỳ lẫn cuối kỳ của 2 môn ấy cơ. Ấy thế mà lại ngon nhé, em làm luôn 2 con A+ cho hai môn dù chỉ để đấy chứ có được tính đâu.

Nhưng sự đời thật lạ, ngày 25.5 em có email cho ông ấy bảo là tôi đang tìm thực tập nhưng nếu tôi không tìm được thì ông giúp tôi nhé. Thế là ông ấy bảo có thể đưa cho em 1 chủ đề để làm thực tập nghiên cứu tại khoa do ông ấy hướng dẫn. Em nghĩ đúng 10 phút rồi trả lời okie luôn. Ông ấy cảnh báo là vì ông ấy đang có 5 sinh viên cả tiến sĩ lẫn cao học rồi nên xác định là ông ấy không có nhiều thời gian cho em đâu. Và theo lời ông ấy em liên hệ với khoa để đăng ký thực tập- dù lúc đó đã khá muộn rồi, thường là sinh viên phải đăng ký từ cuối tháng 4 cho kỳ mùa hè bắt đầu từ đầu tháng 5. Nhưng ông ấy mới là lý do chính, em ngồi nhà gõ email cho bà phụ trách, rồi email cho ông tổng phụ trách chương trình và ông ấy tự gọi điện trao đổi với ông thầy em. Chả hiểu họ nói gì nhưng sau đó ông tổng phụ trách bảo em là okie, mày bắt đầu đi, thực tập nghiên cứu từ 27.5 nhé.

Đấy, thế là em bắt đầu chặng thứ 2 tại kỳ thứ 3 khi mà chặng 1 em đã gói 8 môn trong 2 kỳ- nếu các cụ biết là bà phụ trách lần đầu gặp em còn sợ em không xong 8 môn trong 3 kỳ. Còn ông thầy Maciej yêu quý của em còn bày cho em một cách mà chỉ cần học 7 môn trong năm đầu và bớt lại một môn học ở năm thứ 2 mà vẫn đảm bảo yêu cầu của khoa.

Kết lại là chả có gì là không thể, chỉ cần biết bạn phải làm gì!
Chuyện thực tập em kể sau nhé!
View attachment 4318730
Câu chuyện của chị đáng khâm phục quá. Xin chúc chị mọi điều tốt đẹp! (đáng khâm phục đến mức mình phải đăng ký tài khoản để bravo đấy ạ)
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Hai ngày cuối tuần nằm nhà tránh Corona, mình đọc 1 lèo hết 24 trang của bạn. Cảm giác đầu tiên là vô cùng ngưỡng mộ. Mình cũng là nữ, cũng tầm tuổi như bạn, cũng dân Francophone, cũng đi nước ngoài vài lần rồi nhưng thực sự chưa bao giờ có tâm thế tự tin như bạn khi đặt chân ra nước ngoài. Hồi ở Bỉ, có con đường đi học từ KTX ra trường thôi, đi hàng tháng rồi mà nhiều lần vẫn hoang mang là có đi nhầm không ấy. Mình rất hi vọng kế hoạch định cư của bạn thành công và hi vọng có dịp quay lại Québec để được xin bạn chỉ giáo tiếp. Chúc bạn và gia đình bạn năm mới an vui, hạnh phúc.
Chào bạn
Vậy có khi cũng tuổi ấy chứ. Mình ban đầu cũng lo lắng ghê lắm, nhưng không thể nói ra cái lo lắng của mình vì nếu vậy mọi người sẽ bàn lùi. Mình cứ tiến thôi, gặp khó khăn thì giải quyết. Cơ bản là mình cũng ôm hai con đi rất nhiều nơi, rất nhiều nước theo kiểu đi bụi ấy, cứ tự lên chương trình rồi đi khám phá thôi.

Bên này chỉ có ba mẹ con nên luôn động viên nhau, luôn thực hiện những biện pháp đề phòng cho sức khỏe hay an toàn. Hai con trai nên mình hay đẩy chúng nó ra ngoài, tham gia các hoạt động.

Có điều hay là giờ đây chúng nó yêu Montreal quá mất rồi, bảo về Việt Nam cũng không chịu!
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
Cảm ơn cụ đã khen, có điều trên thực tế không phải lúc nào cũng như cụ nghĩ!
Mợ cho em cười tý hí hí :D :D :D:D
Nhà êm đoạn đầu giống mợ phết. Cuối 2016 đổi hc rồi làm visa visitor 1 loạt 2 vc 10 năm, 2 đứa nó 5 năm. Hè 2017 cũng bay qua Vancouver đầu tiên chơi ở đó mấy hôm. Sau đó bay Halifax thăm người nhà mấy ngày, từ Halifax đi tầu tới Quebec chơi mấy bữa. Từ QC bắt tầu tiếp đi Montreal từ đó mới thuê xe ô tô tự lái lang thang mấy ngày tại chỗ và xuôi đi thủ đô...một chuyến đi thú vị.
Giờ em cũng ko học mà chả định cư gì đc nên đành nộp học phí cho con học c3 ở Halifax. Chiều nay mưa băng giá nên chả đi đâu đc nằm đọc bài của mợ, hay quá nên leo vào góp tý hình với chữ cho vui ạ.
20200207_094238.jpg
 

duongcua03

Xe tăng
Biển số
OF-103898
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
1,569
Động cơ
408,330 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó trên cõi mạng.
CÂU CHUYỆN CỦA EM tại UdeM

Kể ra thì có người sẽ bảo em khoe, nhưng kệ, ai nghĩ sao cũng được còn em cứ có gì nói thế.
Ờ, mà phải có gì thì mới có cái để nói chứ nhỉ?

Chuyện học của em dài ghê lắm vì em nhiều lời mà, nói mãi cũng khó mà hết được nhưng em chia sẻ phần khung chính trước, sau đó nói đến tiểu tiết sau:

Kỳ mùa thu 2018, em đăng ký 3 môn với nền tảng là kiến thức đại học, cao học từ 1995 đến 2000 rơi rụng sạch sẽ, chưa kể là quá lạc hậu so với nền giáo dục ở Canada thời điểm 2018. Ban đầu tiếng chưa tốt vì tiếng Pháp của Quebec nó khác Pháp chuẩn, lơ lớ lại có nhiều từ đọc khác nên nghe bập bõm, câu được câu chăng. Vấn đề của em là cái phần dẫn dắt bài toán thực tế ra phương trình thì em không tốt nhưng kỹ năng giải phương trình thì xịn nên nó làm em vẫn hơi hơi tự tin. Ai dè, đến lúc đi thi mới trắng mắt ra vì không thể nào chuyển bài toán thành phương trình mà giải nên ngậm bút ợ.
Cũng may mắn mà em loay hoay tìm cách, hỏi han, học nhóm,...nói chung là khá hoạt bát nên cũng qua được 3 môn kỳ đầu tiên tuy kết quả không tệ nhưng cũng không cao.

Với kết quả đó em nghĩ là họ cắt học bổng của em rồi nên em quyết định là xơi luôn 5 môn còn lại trong kỳ mùa đông 2019 để định tiết kiệm một kỳ. Bạn em ngỡ ngàng nghĩ em điên đến nơi rồi. Bà phụ trách cao học lắc đầu ngán ngẩm bảo mày còn hai đứa con đấy, liều liệu. Nhưng em đã quyết roài. Đầu luôn căng ra để tìm cách học, cách vượt qua nhưng bài tập nhóm lớn nhỏ. Ví dụ cho các cụ thấy, có con bé Marie bạn em, dân có thẻ xanh rồi, lại có master bên Bỉ rồi và kỳ này nó đăng ký có 2 môn thôi, sau hơn 1 tháng thi giữa kỳ kém quá, bài tập nhóm lần 1 cũng kém và nó đành bỏ môn đó. Ấy vậy mà em qua đấy, diệu kỳ luôn, lại còn có ngay hai con A to tướng.

Sướng với kết quả đó nên em định mùa hè sẽ nghỉ ngơi, dành thời gian để tìm thực tập cho kỳ mùa thu. Xác định thế nên em thấy thầy chuyên ngành Actuary- đã dạy bọn em cái môn mà con bé Marie kể bên trên phải bỏ đấy- có dạy 2 môn actuary trong hè nên em email xin ông ấy cho em tham dự để em học thêm về chuyên ngành Actuary, ông ấy đồng ý và add em vào lớp. Để thể hiện là em nghiêm túc và cũng là để ép em học nghiêm chỉnh, em còn xin ông ấy cho em tham dự cả thì giữa kỳ lẫn cuối kỳ của 2 môn ấy cơ. Ấy thế mà lại ngon nhé, em làm luôn 2 con A+ cho hai môn dù chỉ để đấy chứ có được tính đâu.

Nhưng sự đời thật lạ, ngày 25.5 em có email cho ông ấy bảo là tôi đang tìm thực tập nhưng nếu tôi không tìm được thì ông giúp tôi nhé. Thế là ông ấy bảo có thể đưa cho em 1 chủ đề để làm thực tập nghiên cứu tại khoa do ông ấy hướng dẫn. Em nghĩ đúng 10 phút rồi trả lời okie luôn. Ông ấy cảnh báo là vì ông ấy đang có 5 sinh viên cả tiến sĩ lẫn cao học rồi nên xác định là ông ấy không có nhiều thời gian cho em đâu. Và theo lời ông ấy em liên hệ với khoa để đăng ký thực tập- dù lúc đó đã khá muộn rồi, thường là sinh viên phải đăng ký từ cuối tháng 4 cho kỳ mùa hè bắt đầu từ đầu tháng 5. Nhưng ông ấy mới là lý do chính, em ngồi nhà gõ email cho bà phụ trách, rồi email cho ông tổng phụ trách chương trình và ông ấy tự gọi điện trao đổi với ông thầy em. Chả hiểu họ nói gì nhưng sau đó ông tổng phụ trách bảo em là okie, mày bắt đầu đi, thực tập nghiên cứu từ 27.5 nhé.

Đấy, thế là em bắt đầu chặng thứ 2 tại kỳ thứ 3 khi mà chặng 1 em đã gói 8 môn trong 2 kỳ- nếu các cụ biết là bà phụ trách lần đầu gặp em còn sợ em không xong 8 môn trong 3 kỳ. Còn ông thầy Maciej yêu quý của em còn bày cho em một cách mà chỉ cần học 7 môn trong năm đầu và bớt lại một môn học ở năm thứ 2 mà vẫn đảm bảo yêu cầu của khoa.

Kết lại là chả có gì là không thể, chỉ cần biết bạn phải làm gì!
Chuyện thực tập em kể sau nhé!
View attachment 4318730
Mợ 1996 bắt đầu học ĐH thì có lẽ chỉ Up40 tý teo! Vợ e U40 hịn mờ tốt nghiệp từ 94 cơ.
Nhưng nói gì thì nói có lẽ cả đội giáo viên lẫn bạn học cùng ở UdeM với mợ phải ngả mũ phong: Thánh học cho mợ. ;;) :x
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top