- Biển số
- OF-156066
- Ngày cấp bằng
- 9/9/12
- Số km
- 2,247
- Động cơ
- -3,806 Mã lực
Cụ nào KDCN món này không ạ cho các cụ dễ lựa chọn.
1 ấm 1 chén ntn bn bácEm cũng bập vào môn ấm chén
Trà Đại Hồng Bào
Trà Long Tỉnh
Trà Thiết Quan Âm
Trước khi uống phải tráng ấm tráng chén cũng rất hay.
Thiết Quan Âm có hương vị rất đặc biệt. Đúng là danh trà.
Thỉnh thoảng rảnh rỗi hoặc ae đến chém thì em mới uống bằng Gaiwan.
Thường thì cứ 1 ấm 1 chén.
Ơn giời còn gái gúRượu, chè, cờ bạc e tránh xa.
e hòng chỗ buôn rượu lậu?Em vào hóng các cao nhân
Khoảng 900K cụ ah.1 ấm 1 chén ntn bn bác
cụ ơi, ống trà thái nguyên nên chọn ấm tử sa nào thì phù hợp! mong cụ chỉ giáoEm cũng có thời gian chơi trà và ấm tử sa, cũng có ít kiến thức chia sẻ cùng các cụ:
Đất tử sa có nhiều không, xin thưa là còn nhiều, bên Nghi Hưng chính quyền cấm khai thác công khai, nhưng thực tế là ngoài thị trường bán đầy, các cụ mua loại nào cũng có, tất nhiên đất đẹp, hiếm thì giá cao. Chưa kể các nghệ nhân cũng tích trữ rất nhiều.
Chọn ấm tử sa thế nào? Trước hết là chất đất: chu nê, tiểu hồng nê, tử nê, đáy tào thanh, đoàn nê, lục nê, giáng ba nê... Mỗi loại trà pha với một loại đất sẽ cho một vị khác nhau. Ví dụ như Phổ Nhĩ sống nếu pha vào ấm chu nê sẽ cho vị ngọt nhẹ, vẫn còn chát nhẹ, nhưng mùi hăng lên rõ, do chu nê có lỗ khí khổng rất nhỏ, còn nếu pha vào đáy tào thanh (thuộc tử nê) thì vị ngọt rất sâu, nhưng mùi thì mất đi nhiều, vào đoàn nê cũng vậy. Shan Tuyết nếu pha ấm chu nê thì còn khá chát, nhưng nếu pha ấm đoàn nê hay tiểu hồng nê thì rất dịu... Quan trọng phải là trà ngon, ấm tốt không làm cho trà phẩm thấp thành phẩm cao được.
Sau đó là dáng ấm, nói chung ấm có thân và nắp cao thì lưu hương trà mạnh hơn ấm thấp, như Tư Đình thì hợp với những dòng trà hương, còn lại các cụ tìm dáng ấm sao cho hợp với công năng sử dụng cũng như gu thẩm mĩ của mình. Về nắp khít thì đa số ấm thời nay đều đạt được nhờ quá trình chỉnh khẩu, nghĩa là chỉnh độ khít sau khi nung sơ rồi mới nung tiếp, nhưng điều này không quá quan trọng, vì nhiều ấm rất đắt tiền nắp cũng chẳng khít.
Một điều quan trọng ảnh hưởng đến giá cả ấm tử sa là chế tác. Ấm bán thủ (các chi tiết của ấm được trợ khuôn, còn sau đó gắn với nhau bằng tay) thì khá rẻ do công chế tác ít, nhưng người chơi lâu năm ít chuộng bằng toàn thủ, nghĩa là tất cả các chi tiết ấm từ thân, quai, vòi, nắp đều làm bằng tay không có trợ khuôn. Nói thẳng ấm toàn thủ nhìn nó có hồn, và tất nhiên nghệ nhân cũng chọn đất đẹp để làm.
Dưới đây là chiếc ấm toàn thủ mang tên Thạch Biều dáng cao, đất chu nê Tiểu Môi Diêu của em.
Kiếm ấm vài củ và hồng trà là thưởng thức ok ko cụ. Cụ mua hồng trà đắt ko ? Nếu 1 tháng thỉnh thoảng uống thì 1 hộp trà có còn hương vị. Em gà món trà tàu nàyDòng em nó phụt mạnh lắm cụ ạ, mà em này chất chu nê, pha hồng trà rất dịu ngọt.
Bác uống trà Thái Nguyên, (thuộc dòng lục trà) thì ấm đoàn nê là số 1, ngoài ra thì tiểu hồng nê cũng rất ngon.cụ ơi, ống trà thái nguyên nên chọn ấm tử sa nào thì phù hợp! mong cụ chỉ giáo
Cụ vào Facebook tìm Hùng Tử Sa nhé.các cụ có chỗ nào mua THiết Quan Âm hoặc Long TỈnh, hoặc OoLong Taiwan chuẩn không ạ ?
Loại này giá vài tramk thì em quan tâm chứ hơn em chả để ý làm giềThi thoảng cũng uống cafe, nhưng ko ham lắm!
Nay muốn chuyển sang nghiên cứu trà và ẤM TỬ SA, mong các cao thủ chia sẻ, e mơ hồ món này ah!
P/s : ảnh em mượn đâu đó
Cụ đúng là "Cao Trà" rồiCâu hỏi của cụ hơi chung chung
Em cũng mê ấm này nên có tìm hiểu 1 chút xin chia sẻ cùng cụ:
Ấm Tử sa chủ yếu sản xuất ở Nghi Hưng -TQ. Nó được làm từ các loại đất có màu sắc như sau:
1. Tử sa màu nâu tím hoặc tím đen (loại phổ biến)
2. Hồng sa (màu đỏ nhạt)
3. Lục sa (khá hiếm)
4. Đoàn sa(màu vàng): Là loại có hàm lượng thạch anh + khoáng chất cao nhất.
5. Chu sa (màu đỏ bóng)
Tuy nhiên sắc độ màu của đất còn phụ thuộc vào cả nhiệt độ khi nung ấm, nung ấm ở nhiệt cao màu sắc sẽ khác khi nung ở nhiệt độ thấp.
Một chiếc ấm tốt phải đảm bảo được những yếu tố sau: nắp không mớm nước, ấm nghiêng 90 độ không rơi nắp, vòi rót mạnh, thẳng, tròn dòng, khó tắc, miệng không gây khó khăn cho việc thay trà và thau rửa ấm, quai ấm phải dễ cầm, thoải mái.
Với một chiếc ấm bất kì (ấm tử sa hay ấm trà loại khác cũng thế) thì cũng cần xem xét cẩn thận những tiêu chí cơ bản về công năng. Bởi một chiếc ấm tốt đầu tiên phải khiến cho người dùng thoải mái, tiện dụng.
Thực tế có rất nhiều ấm đẹp rất cầu kỳ hoa mỹ như giả gốc cây, con thú, lá cây, hoa quả… Nhưng nó chỉ thích hợp để sưu tập và trưng bày. Những ấm pha trà tốt nhất thường có hình dáng đơn giản, dễ thao tác, thành ấm đồng đều, giúp ổn định và cân bằng nhiệt độ trong ấm.
Ấm tốt có các đặc điểm sau:
– Bề mặt ấm phải đồng đều, không có dấu hiệu phồng rộp, có hạt nhưng sờ vào cảm giác mịn màng.
– Lòng ấm có những vết thẳng xuất phát từ tâm lòng ấm.
– Có thể có thêm những lạc khoản, chữ viết tay trong lòng ấm (dấu hiệu này không quá quan trọng).
– Lưới vòi bên trong ngay ngắn, lỗ của lưới tròn.
– Miệng vòi và lỗ chính giữa của lưới bên trong lòng ấm tạo có thể thấy nhau khi nhìn thẳng (có trên ấm tốt).
– Chi tiết trang trí thể hiện sự cẩn thận của người làm ấm.
– Giấy chứng nhận của nghệ nhân kèm theo ấm (chứng minh xuất xứ của ấm). Càng nghệ nhân nổi tiếng thì ấm càng đắt.
Ấm không tốt là có các đặc điểm sau:
– Trong lòng ấm và trên nắp ấm có những đường tròn đồng tâm, đây là dấu hiệu thường thấy trên ấm Đài Loan (tất nhiên ấm Đài Loan vẫn có ấm tốt nhưng ít vì thế cần biết chắc chắn trước khi lựa chọn).
– Da ấm có những nốt phồng rộp hoặc gồ ghề (điều này chứng tỏ hoặc là đất kém hoặc người làm rất vụng về);
– Lưới của vòi ấm làm không ngay ngắn, những lỗ đục không tròn (khiến cho vòi rót không thẳng, dễ tắc).
– Miệng ấm không chỉnh chu, da ấm có dấu hiệu của việc tác động cơ học (đánh bằng giấy ráp hoặc bằng bột cát tạo độ mịn cho da ấm).
– Bề mặt cho thấy sự không đồng đều về chất liệu (có thể do thành ấm chất khác áo ấm chất khác)
Khi mới mua ấm nên đun ấm trong nước sôi từ 2.5 -3h. Để loại bỏ các tạp chất trong ấm trước khi sử dụng. Cháu cầu kì hơn sau bước đó còn luộc tiếp 2h với mía chẻ nhỏ, sau đó lại luộc tiếp ấm với loại trà mình định pha chừng 2h nữa rồi mới vớt ấm ra để ráo nước lau khô rồi mới sử dụng. Các bước luộc ấm đó dân Trà hay gọi là: Khai ấm - Dưỡng ấm và Tái sinh ấm.
Trong quá trình sử dụng thì lau khô ấm bằng vải mềm sẽ làm ấm trà mau chóng có lớp cao trà bóng sáng. Không cọ rửa ấm, chỉ làm sạch bằng nước nóng. Mỗi ấm tử sa Nghi Hưng chỉ nên pha với một loại trà
Cháu khoe cái ấm nhỏ của cháu có thể rót nước nghiêng 90 độ mà ko rơi nắp + cháu chỉ thích đơn giản với cái dáng Thạch Biều này: Nhược thuỷ tam thiên - duy ẩm nhất Biều
Ở nhà em có một cái ấm như thế này (em được người bạn TQ tặng) được mấy năm rồi nhưng em chỉ để trong tủ trưng bày chưa dùng lần nào vì không có chén đông bọ.Em cũng có thời gian chơi trà và ấm tử sa, cũng có ít kiến thức chia sẻ cùng các cụ:
Đất tử sa có nhiều không, xin thưa là còn nhiều, bên Nghi Hưng chính quyền cấm khai thác công khai, nhưng thực tế là ngoài thị trường bán đầy, các cụ mua loại nào cũng có, tất nhiên đất đẹp, hiếm thì giá cao. Chưa kể các nghệ nhân cũng tích trữ rất nhiều.
Chọn ấm tử sa thế nào? Trước hết là chất đất: chu nê, tiểu hồng nê, tử nê, đáy tào thanh, đoàn nê, lục nê, giáng ba nê... Mỗi loại trà pha với một loại đất sẽ cho một vị khác nhau. Ví dụ như Phổ Nhĩ sống nếu pha vào ấm chu nê sẽ cho vị ngọt nhẹ, vẫn còn chát nhẹ, nhưng mùi hăng lên rõ, do chu nê có lỗ khí khổng rất nhỏ, còn nếu pha vào đáy tào thanh (thuộc tử nê) thì vị ngọt rất sâu, nhưng mùi thì mất đi nhiều, vào đoàn nê cũng vậy. Shan Tuyết nếu pha ấm chu nê thì còn khá chát, nhưng nếu pha ấm đoàn nê hay tiểu hồng nê thì rất dịu... Quan trọng phải là trà ngon, ấm tốt không làm cho trà phẩm thấp thành phẩm cao được.
Sau đó là dáng ấm, nói chung ấm có thân và nắp cao thì lưu hương trà mạnh hơn ấm thấp, như Tư Đình thì hợp với những dòng trà hương, còn lại các cụ tìm dáng ấm sao cho hợp với công năng sử dụng cũng như gu thẩm mĩ của mình. Về nắp khít thì đa số ấm thời nay đều đạt được nhờ quá trình chỉnh khẩu, nghĩa là chỉnh độ khít sau khi nung sơ rồi mới nung tiếp, nhưng điều này không quá quan trọng, vì nhiều ấm rất đắt tiền nắp cũng chẳng khít.
Một điều quan trọng ảnh hưởng đến giá cả ấm tử sa là chế tác. Ấm bán thủ (các chi tiết của ấm được trợ khuôn, còn sau đó gắn với nhau bằng tay) thì khá rẻ do công chế tác ít, nhưng người chơi lâu năm ít chuộng bằng toàn thủ, nghĩa là tất cả các chi tiết ấm từ thân, quai, vòi, nắp đều làm bằng tay không có trợ khuôn. Nói thẳng ấm toàn thủ nhìn nó có hồn, và tất nhiên nghệ nhân cũng chọn đất đẹp để làm.
Dưới đây là chiếc ấm toàn thủ mang tên Thạch Biều dáng cao, đất chu nê Tiểu Môi Diêu của em.