Em mới mua được ít mơ. Nhờ cụ chỉ cho em cách ngâm rượu mơ với ạ, càng chi tiết càng tốt (từ liều lượng, cách làm, bla blo...) vì em chưa biết gì nay võ vẽ học đòi tý ạ,
Em định ngâm 3kg mơ cụ nhé. Đội ơn cụ.
Mơ ngâm thì em lại chưa có thực tế. Nhưng rồi cũng sẽ làm thôi. Nếu làm em vẫn có suy luận riêng và cách ko theo số đông.
Cụ gì trên có nói cách người Nhật người Tàu với mật ong. Em thì trả lời mợ ngày là : KO với mật ong/thứ khác ngoài mơ. Mợ tự hiểu mật ong cực kì ngọt, cảm nhận với đường thì có ngọt gấp 2-3 lần ko dưới. Dùng đường là tạo môi trường lên men cho hoa quả. Và với đàn ông mợ hình dung ai cũng thích "nước nói" đúng nghĩa hơn uống ngọt / nhẹ . Ở đây là tuỳ nhu cầu, em ko thích quy kết cách người khác uống. Nhưng nó cũng giống bia - người ta cần một thứ bia/diệu có thêm vị hoa quả, thực vật cho thú vị, cũng đỡ căng mà nó vẫn đầm. Đấy là lý do mấy thứ này để 1-2 năm lúc uống thì ngọt ngọt vừa phải, nhưng muốn đứng lên khỏi mâm thì ... hơi khó đấy.
Thật ra em đề cao tính nguyên bản khi sử dụng, ko lạm dụng cái gì cả. Do vậy, mơ ngâm chỉ để lấy vị + mùi của mơ, ko thần thánh hoá hay kì vọng lớn quá. Nên em làm thì sẽ ko bao giờ cho thêm mấy thứ linh tinh khác. Nếu là diệu pha đám với thuốc bắc thì đã khác , nó gồm nhiều thứ em ko nhớ hết nhưng có : thiên niên kiện, đẳng sâm, thục linh,,, Abc gì đó - bố em pha một lần cỗ nhà em rồi. Chỉ đun nóng nóng diệu một ca rồi đổ đám thuốc bắc là qua đêm có ngay một ca nước cốt vàng óng cho 60lit cay cần hãm. Làm kiểu đó nó bắt buộc gồm nhiều thứ mình mới theo - và ngâm một đêm là cấp tính . Đây mình chơi chơi thì ko cần vội, háo làm gì.
Em làm cơ bản có vài điểm chính mợ suy ngẫm xem phù hợp ko ( giống nấu ăn ):
- Trong hoa quả có nhiều nước, em luôn tìm cách rút bớt nước trước khi làm. Mơ sẽ hong nhẹ nắng 1-2 ngày cho bớt tươi. Có thể ngâm muối trước hay sau khi phơi.
- Lên màng thường là do dư nước lã, mình để chưa ráo kĩ, lau ko sạch. Giống việc rán cá bị sát là thừa muối ở cá/chảo rửa ko sạch >> lười .
- Em thường ko muốn ngâm diệu ngay vào ngày đầu mơ kèm đường, em sẽ chọn 5-10 ngày tuỳ loại quả để ngâm đường rồi mới đổ cay vào. Tỉ lệ quả : cay ứng 1kg quả : n lít cay , với em n = 3-4 luôn hợp lý, hoặc nếu loại đậm vị như mít khô, vải khô thì n = 5-6 là hơn. Vì sao ? Em thích tính thanh nhẹ của hoa quả và mùi phảng phất hơn là một cốc đường có hơi men diệu. Em đang uống diệu mà ? Giống như ngắm hoa hồng, em thích hồng trắng, hồng vàng nhạt chứ thắm đỏ như nhung em ko ham, hoa nhài em phơi thử cho vào chè rồi. Thích hơn nặng vị như hoa ngọc lan, hoa móng rồng - mùi đậm hơn nhiều mùi dứa. Phải có một suy luận cơ bản vậy mợ thấy việc mình làm nó mới có cảm xúc. Chứ ko thì mình ko cảm nhận được. Từ đó có thể làm cho rất nhiều loại quả
- Cuối là em hay ngâm dạng sổi , công thức theo tảng băng trôi : 3 nổi - 7 chìm . Tức là lên men khoảng 70% cảm thấy đường tan đều là em đổ rượu. Để lâu quả ra mùi nhiều, đổ diệu ngay thì chưa có gì chuyển hoá. Việc này em rút ra sau một lần uống nước sấu của bà chị bán nước, bà này tốt bụng tốt tính và tốt cả miệng. Nước sấu em uống bà cho riềng lát vào + sấu ngâm dạng sổi , tức là khoảng tuần là bả mang mời em rít - vì em là mối ruột bán hàng
. Em thấy nước sấu đó rất thơm mùi riềng lát và vị nước ko gắt, mùi thoang thoảng. Em chén hết mấy quả sấu mới nhăn vỏ lại và cùi còn chưa hết, uống cốc đó xong em ngẫm ra sự hợp lý khi đổ diệu vào sớm hơn bình thường. Lý do là vậy, mình muốn thanh vị hơn và nước nói vẫn đủ nặng nên chọn như thế hợp lý hơn.
Cơ bản là vậy. Em quen việc trình bày một cách đầy đủ, khách quan nên cụ mợ đọc hụt hơi thì uống giúp em một cốc nước lạnh cho hả giọng
.
Trên mạng có viết nhiều nhưng đa số i sì nhau. Nếu lên màng cái thì mợ rút ngay quả ra rửa sạch với diệu nóng/nước muối nóng. Muối sát khuẩn rất tốt. Nếu diệu có màng thì nên đun nóng nhẹ có thêm tí muối/vài lát gừng héo . Gừng để sát khuẩn, hạ mùi, lành tính nên ko độc.
Chúc mợ thành công như ý !
Hôm nào làm mợ cứ chụp lại toàn bộ ảnh các bước cho các cụ mợ phán xét, có ăn đòn mới lớn khôn được
. Muốn ngon với em luôn phải lâu.