Hôm nào em cũng về lục tủ của mẹ em chắc khảo cổ được khối thứ hay. Em nhớ có cả giấy khai sinh của ông ngoại em viết bằng tiếng Pháp, giấy chứng nhận bắc đẩu bội tinh của cụ ngoại em được tặng, cụ em trước cũng tham gia gì đó ở sở kiến trúc Hà nội ấy.
Ngay cả việc giở đống ảnh F1 nhà mình chụp hồi từ hồi bé ra xem, mới có tầm 20 năm mà đã thấy thú vị lắm rồi, mợ Lông nhỉ?
Đằng này khi xem lại những chứng tích của cha ông mình, nó như đưa ngược mình về để hình dung quãng thời gian lịch sử đó thì nhà cháu thấy rất hấp dẫn cuốn hút và gây tò mò cho bất cứ ai.
Nhà cháu hiện lưu giữ đc sổ hưu của ô ngoại nhà cháu đc CQ Pháp chi trả sau khi về hưu những năm đầu 195x:
Nhạc sỹ Phạm Duy,1 người rất đa tài,giỏi nhiều lĩnh vực, ô có 1 năm (quãng 1936-1937) học ở trường Kỹ nghệ thực hành,lúc đó ô ngoại nhà cháu làm giáo viên ở đó. Tuy ko học ở khoa sửa chữa ô tô nhưng sau này tg đã cách nhau đến gần 1/2 thế kỷ,ngồi viết hồi ký mà ns PD vẫn còn nhớ đến qua lời tả ngắn ngủi này:
Sau khi về hưu,ông cụ có tg rảnh rỗi nên ngồi viết sách. Ô ngoại nhà cháu là dân kỹ thuật,quê Phủ Lý nhưng lên Hải phòng và HN dạy nghề,cũng giống với tình trạng dân lên HN nhập cư sinh sống và làm việc như các cm ở tỉnh đến HN hiện nay.
Quyển sách đc tái bản lần thứ 2 năm 1956, lần nhất thì ko rõ năm nào. HN thời đó 4b cũng không phải là hiếm:
Thời đó kể cả lương hưu thì với số xèng này đủ nuôi cả gđ lẫn người giúp việc. Bên ngoại nhà cháu khá đông a chị e. Tuy nhiên sau khi CM vào tiếp quản thủ đô,mọi chế độ đc hưởng của công chức làm cho Phớp đều bị cắt hết,cộng với cảnh gđ bị chia li (2 ng bác của nhà cháu di cư năm 54) rồi CCRĐ nên ô cụ phát bệnh và mất năm 1957. Thời gian này bên ngoại nhà cháu cực kỳ khó khăn,tất cả bị cào bằng trở về con số 0 tròn trĩnh.