- Biển số
- OF-21989
- Ngày cấp bằng
- 4/10/08
- Số km
- 210
- Động cơ
- 498,242 Mã lực
Hôm qua có cái Hội nghị trực tuyến phổ biến nội dung của cái Quy chuẩn "Buồn" này mà không thấy mời Công ty Cổ phần OTV Truyền thông.
Nếu mời thì Bộ biết trả lời ra răng về mấy cục sạn to đùng trong QC mới đây?Hôm qua có cái Hội nghị trực tuyến phổ biến nội dung của cái Quy chuẩn "Buồn" này mà không thấy mời Công ty Cổ phần OTV Truyền thông.
Cảm ơn kụ nhé.Cảm ơn phản hồi của cụ. Em nghĩ thế này:
1. Bản thân thuật ngữ "tải trọng toàn bộ xe cho phép" trong QC41/2016 đã phải sử dụng đến thuật ngữ "khối lượng chuyên chở cho phép theo GCN kiểm định" ra để định nghĩa, thì đương nhiên cái thuật ngữ "khối lượng chuyên chở cho phép theo GCN kiểm định" không thể gọi là "một cụm từ khác không có trong luật" như cụ nói được.
Còn vì sao lại đẻ ra thuật ngữ "tải trọng toàn bộ xe cho phép" mà không dùng đến thì em không rõ, hoặc có thể nó được dùng đâu đó trong quy chuẩn mà ta chưa xem kỹ.
2. Vụ Nghệ An: xe đó có: "tải trọng bản thân xe nhỏ hơn con số ghi trên biển cấm", đồng thời "xe lại chạy rỗng, không chở hàng".
Theo QC41/2012: Chỉ cấm các xe có tổng trọng lượng (trọng lượng xe cộng hàng) vượt quá con số ghi trong biển nên xe không vi phạm. (trọng lượng xe cộng hàng ở đây chẳng ghi rõ hàng theo giấy đăng kiểm hay hàng thực tế trên xe nên có thể coi đây là hàng thực tế trên xe).
Theo QC41/2016, các thông số trên không liên quan đến nội dung cấm của biển 106b ghi 2,5T, vì biển 106b ghi 2,5T quan tâm đến "khối lượng chuyên chở cho phép theo GCN kiểm định", nếu xe năng 1 tấn nhưng "khối lượng chuyên chở cho phép theo GCN kiểm định" là 3,5 tấn thì dù có không chở gì vẫn bị phạt như thường.
Bài 1- Cái mặt mẹt cô đơn...
Trước ngày 1-11-2016, trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, người ta hay gặp cái mặt mẹt cô đơn đứng trơ trọi trên lề đường như này.
Nhưng, từ sau ngày 1-11-2016, luật nói rằng "cái mặt mẹt cô đơn không được phép là FA lâu hơn nữa".
QC mới quy định, cái mặt mẹt cô đơn kiểu này phải chọn 1 trong 2 phương án:
- Hoặc là trèo lên giá long môn, lên cần vươn mà ngồi, để cho bàn dân thiên hạ nhìn thấy cái bản mặt của mình, để họ còn cảnh giác né, tránh (xem Hình #2)
- Hoặc phải mau chóng rủ một mặt mẹt nữa giống như mình, sang đứng trên lề bên trái của chiều xe chạy, mà "chào ông đi qua, chào bà đi lại, chúng con đứng 2 đứa, mỗi đứa đứng một bên, chứ không phải một mình đâu ạ" (xem Hình #3)
Xin được nhắc lại, với cái mặt mẹt ấy, luật mới bắt buộc không được đứng đường một mình nữa, nếu đó là đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên (xem trích luật tại Hình #1 bên dưới).
---------------
Giải thích:
1- Quy chuẩn cũ (QC41/2022):
Liên quan đến việc gắn biển báo trên những đường xe chạy với tốc độ cao và có nhiều làn đường, trong Quy chuẩn cũ chỉ gợi ý "CÓ THỂ" treo biển ở phía trên phần xe chạy; "CÓ THỂ" đặt biển hướng dẫn cho từng làn đường và biển được treo trên giá long môn.
Vì Quy chuẩn chỉ gợi ý là "có thể treo biển ở phía trên", nên khi nào Sở Gtcc muốn treo biển ở trên cao thì treo, vì lý do gì đó họ không muốn treo biển ở trên cao, mà chỉ treo ở dưới đất thì ... dân cũng phải chịu.
Ví dụ, trên Đại lộ Thăng long, họ gắn biển hạn chế tốc độ gắn trên giá long môn cho các kụ nhìn, mát ga chạy 100 km/h. Đến đoạn gần hầm chui Big C họ lại hạ tốc độ xuống còn 80 rồi 60 bằng các biển đặt trên lề bên phải đường (xem Hình #1)
Rất nhiều kụ chủ quan, lại bị xe tải ở làn bên phải che mất biển, thế là lọt bẫy. Một cái bẫy hợp pháp. Dân đen biết kêu ai, trách ai đây?
Vì bên Gtcc có thể dựa vào quy định tại điểm 17.6 của QC41/2012 để chứng minh việc họ đặt biển dưới lề đường hoàn toàn không sai quy chuẩn 41/2012.
2- Quy chuẩn mới (QC41/2016):
Nhưng với QC41/2016 thì "Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn.
Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy".
Như vậy, kể từ khi QC41/2016 có hiệu lực, tại các đường có từ 2 làn xe cho mỗi chiều di chuyển, Đại lộ Thăng long là ví dụ, Sở Gtcc Hn có nghĩa vụ phải đặt biển báo lên giá long môn, hay cần vươn (xem Hình #2). Hoặc ít nhất, họ phải đặt thêm biển nhắc lại ở bên trái của chiều xe chạy (xem Hình #3).
Sau 1-11-2016, Gtcc không được quyền chỉ đặt một biển ở dưới lề đường bên phải (như trên Hình #1) như trước nữa.
---------------
Hình minh hoạ
Hình #1: Trích luật
Hình #2: Cách cắm biển theo QC41/2016, phương án 1
Hình #3: Cách cắm biển theo QC41/2016, phương án 2
Clip: xxx bắn tốc độ ngay sau biển 60. Vị trí dừng phạt xe cách đó khoảng 300m
.
CCCM cho e hỏi có ai biết vụ Nghệ an xử đến đâu rồi?Cảm ơn kụ nhé.
1- Nhà cháu xem lại trong QC mới thì thấy kụ phân tích ý 1- đúng.
QC cũ tính cả trọng lượng xác xe + trọng lượng hàng (hàng thực chở). Nhưng trong QC mới lại chỉ tính khối lượng CCCP (cho phép chở, như ghi trong Giấy kiểm định) nhưng lại không tính trọng lượng xác xe trong con số để cấm.
2- Vụ Nghệ an, đúng ra xxx phải áp dụng cách tính như nêu trong QC41/2012 để kết luận xe tải không vi phạm.
Nhưng trên thực tế, họ lại viện dẫn một công văn của Tỉnh hướng dẫn cách tính như trong QC41/2016 chưa có hiệu lực, phủ nhận cách tính trong QC41/2012 đang có hiệu lực khi đó. Vì áp dụng cách tính sai luật hhuw vậy, nên đã biến hành vi đúng luật của công dân (tính theo QC41/2012) thành hành vi vi phạm, nên bị họ kiện, kụ à.
.
Bài viết này kết thúc sau 6 bài giới thiệu chung.Quy chuẩn này "BUỒN THẬT" rùi hay sao mà không thấy ai còm nữa nhỉ?