- Biển số
- OF-476518
- Ngày cấp bằng
- 12/12/16
- Số km
- 699
- Động cơ
- 715,046 Mã lực
- Tuổi
- 35
Nét thuần phong mỹ tục nên phát huy ạ.
nhà đông hoặc ăn cỗ để mỏi miệng àTrc đây e thấy hay mời từng ng từ trên xuống dưới giò có mỗi câu : Mời cả nhà xơi cơm
Em dân gốc Bắc, đẻ và lớn lên ở trong Nam (Bình Định) rồi lại làm "rể" Bắc cũng được 15 niên rùi. Ăn uống cùng ông bà già ruột cũng không có văn hóa mời, sau này ra Bắc sinh sống cũng không mời, bây giờ đến đời các F1 em cũng không câu nệ việc mời. Mới đầu lấy vợ, về nhà vợ ăn cơm cũng trình bày từ đầu là nhà con trong Nam không có văn hóa mời, ông bà thông cảm. Ông bà bên vợ cũng quen, bây giờ con cháu qua nhà ăn cơm với ông bà cũng không nhắc. Đúng như cụ nó chỉ đơn giản những câu: "thôi ăn cơm đi"; "cả nhà ăn cơm"; "đến giờ ăn rồi, ăn thôi"Nam Bộ thì không mời cụ thể từng người/vai như ngoài bắc.
Cái mời trong Nam rất đơn giản, chỉ cần một người nói "nào ăn đi", "ăn đi", "bắt đầu đi"... là tất cả cùng ăn. Câu nói đó coi như lời mời cả mâm cho nhau rồi.
Có khi chỉ cần người cuối cùng (nếu cần đủ mâm) vào là mọi người tự cầm đũa ăn, không cần mời hay hiệu lệnh gì cả. Tự hiểu ý là ăn thôi.
Ăn xong cũng không phép cơm như ngoài bắc, thay vào đó có thể chỉ ngắn gọn "em xong rồi", "no quá"... là bỏ chén(bát) xuống, cũng có khi ăn xong tự cầm bát mang ra bồn rửa là mọi người hiểu người đó đã ăn xong.
Khi nhậu bia thì mỗi người có ly riêng, một người hô Dzô,là cầm lên cùng uống.
Nhậu rượu đế thì phổ biến là cả mâm dùng 1 ly nhỏ, từng người một uống xong sẽ chuyển ly cho người sau. Ai uống kém có thể xin bỏ vòng, mọi người cũng nhắc nhưng ít khi thấy ép là phải uống công bằng.
Em nghĩ rang chuyện mời cơm/phép cơm ở các vùng miền có thể khác nhau nhưng không nên so sánh là hay hơn hay xấu hơn - đơn giản đó chỉ là đặc điểm vùng miền.
Ngày nay nam bắc hòa nhập văn hóa lẫn nhau rất nhiều, các thói quen cũng ít nhiều thay đổi. Ví dụ như ngoài bắc khi uống bia giờ cũng hô Dzô, Dzô, tết thì dùng từ lì xì thay cho mừng tuổi, trong nam thì có xu hướng gọi mẹ thay cho má. Nhiều gia đình trong bữa ăn cũng mời cơm theo kiểu bắc.
Trước thì người nam không ăn (ít ăn) thịt chó, nhưng sau 1954 thì đã có những quán thịt chó mở ra theo những ngườ bắc di cư.
Nay thì thịt chó có mặt ở khắp mọi nơi, dù không phổ biến nhiều như ngoài bắc.
Và văn hóa giao thông cũng đang kém dần đi.
Ko phải, cái khó chịu của em là : Bạn nhỏ mời e qua ăn, okie. Nhưng mẹ bạn nhỏ bạn nhỏ ko cho làm thì bạn nhỏ cũng động tay vào mà làm cùng chứ ngồi sai bảo thế. Kiểu như cùng làm ý, e đc mời sang chứ cũng ko phải osinKhổ thân! Thôi về với em, ngay cả tắm mợ cũng chẳng cần phải động tay...
Những người và gia đình giữ tục này đều cho rằng nó thể hiện sự kính trọng của người bé với người lớn, nên giữ.
Nhưng cũng có người cho rằng không mời cũng không thể hiện sự bất kính, không tôn trọng người trên ạ.
Có những trường hợp các cháu bé không quen với tục đó khi ăn với người ngoài lớn tuổi (không phải người nhà) và không mời thì lại bị các cụ đánh giá là không tôn trọng người trên, không lễ phép, trong khi các cháu hoàn toàn không có ý đó. Thậm chí các cụ còn đánh giá cả về cách giáo dục, văn hóa ứng xử của cả bố mẹ, gia đình cháu bé.thì đúng rồi vậy ai cho thế nào thì cứ làm thế đó thôi , mang ra đây bàn mỉa nhau làm gì , lại còn hỏi có bỏ hay ko
nhập gia tùy tục bố mẹ cho cháu đến phải nhắc , nhà mình sắp đến ăn khác ở nhà đến đó ăn uống là phải mời người lớn tuổi thế bố mẹ ko biết mở mồm ra mà dạy àCó những trường hợp các cháu bé không quen với tục đó khi ăn với người ngoài lớn tuổi (không phải người nhà) và không mời thì lại bị các cụ đánh giá là không tôn trọng người trên, không lễ phép, trong khi các cháu hoàn toàn không có ý đó. Thậm chí các cụ còn đánh giá cả về cách giáo dục, văn hóa ứng xử của cả bố mẹ, gia đình cháu bé.
Những trường hợp như thế các cụ nói thẳng còn biết mà trình bày, nhiều cụ để bụng rồi đi nói khắp nơi về cách giáo dục của bố mẹ.
Gang ló mời dư lày : Cháu mời các cụ chịch ngon chym ạ !hỏi cụ Gangnam xem mời ntn
Con xin cảm tạ Chúa đã nuôi dưỡng chúng con, ban cho chúng con lương thực hằng ngày. Xin Chúa nhắc nhở chúng con nghĩ tưởng đến những người nghèo đói và chia sẻ cơm áo với họ. Xin Chúa ban phước cho lương thực nầy, dùng nó bồi bổ thân thể chúng con, cho chúng con sống vui để phục vụ Ngài. Chúng con cầu nguyện trong danh Chúa Giê-su. A-men.Kính thưa các cụ, các mợ!
Cá nhân em thấy truyền thống Việt Nam, đặc biệt là ở Bắc Bộ, khi dùng bữa (ăn cơm), người ít tuổi hơn thường mời người lớn tuổi hơn trước khi ăn (cháu mời ông bà ăn cơm, con mời bố mẹ ăn cơm, con mời cả nhà ăn cơm...).
CCCM cho em hỏi phương Tây, miền Nam có mời khi ăn không? CCCM đánh giá thế nào về truyền thống này, ta có nên giữ hay không?
Em đã đội mũ bảo hiểm và sẵn sàng tiếp thu ý kiến dưới các góc độ khác nhau ạ.
Bây giờ F1 nhà em không mời là chết với gấu nhà em ngay !Nhà em đến bữa ăn cơm mà ko mời thì chết với các cụ ngay. Lớn bé đều phải nhớ hết.