[ATGT] Mới học lái- lần đầu ra đường trường

NDT78

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-83720
Ngày cấp bằng
25/1/11
Số km
997
Động cơ
420,802 Mã lực
Côn đã cắt rồi thì làm sao máy kéo được xe nữa nhỉ ?
Ý cụ dht muốn diễn tả khi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn mà cụ. Không cắt côn sẽ làm cho xe chết máy ngay tức khắc, nếu cắt côn quán tính của xe vẫn còn, nguy cơ tai nạn tăng. Em thấy xe mt ưu điểm hơn at ở điểm này. Mt chạm vào vật cản nếu đè côn thì chỉ òa ga, mà nếu kô đè côn thì chết máy ngay, chứ at cứ còn ga là còn phi.
 

2fast2fear

Xe tăng
Biển số
OF-17680
Ngày cấp bằng
20/6/08
Số km
1,370
Động cơ
520,150 Mã lực
Em thì: Đi thành phố đi chậm, tắc đường thì phanh + côn luôn. Đi nhanh + đường dài.. cứ phanh đã (vì nhả ga ra sức kéo lại của máy cũng hỗ trợ việc hãm tốc độ roài) roài tùy xem có đạp côn nếu cần thiết. Nói chung là tùy thôi, đi sao cho xe không giật, không chết máy, an toàn là ô kê chứ chả dập khuôn 100% lý thuýet được đâu ợ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ý cụ dht muốn diễn tả khi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra tai nạn mà cụ. Không cắt côn sẽ làm cho xe chết máy ngay tức khắc, nếu cắt côn quán tính của xe vẫn còn, nguy cơ tai nạn tăng. Em thấy xe mt ưu điểm hơn at ở điểm này. Mt chạm vào vật cản nếu đè côn thì chỉ òa ga, mà nếu kô đè côn thì chết máy ngay, chứ at cứ còn ga là còn phi.
Nếu ko đạp côn, tình hình có thể nguy hiểm hơn đó cụ. Vì là tình huống khẩn cấp, đôi khi chân phanh lại nhầm vào chân ga. Nếu cắt côn thì coi như không tạo tình huống "xe điên", còn ko cắt côn, nó cũng chẳng khác AT nhầm chân là mấy.
 

ktvb4

Xe hơi
Biển số
OF-52760
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
133
Động cơ
453,719 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng mới có bằng lái được 2 tháng, có bằng cái là em làm chuyến đi Vĩnh Phúc và 2 chuyến đi Quảng Ninh nên giờ ra đường cũng không thấy run. Lúc học trong bãi thì các thầy hay hét CÔN - PHANH vì trong bãi tập mình đi tốc độ rất chậm nên với h/s mới nếu không CÔN trước thì sẽ chết máy >> lúc thi sẽ bị - điểm. Lúc đi ra đường trường thì đến chỗ nào đường gồ ghề mà đang chạy 60-80 thì thầy bảo RÀ PHANH GIẢM TỐC ĐÊ chứ không yêu cầu cắt côn cụ ạ. Rất may sau khi có bằng ra đi thực tế em chỉ bị tật côn trước phanh sau mỗi lượt đi của chuyến Vĩnh Phúc thôi sau đó là em sửa phanh đến khi xe sắp gằn gằn giật giật mới cắt côn dồn số. E cảm thấy sau khi sửa được thì lái xe nó êm ái và an toàn hơn khá nhiều cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

hhc88

Xe tải
Biển số
OF-81545
Ngày cấp bằng
31/12/10
Số km
252
Động cơ
416,480 Mã lực
Nơi ở
Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
cháu được thầy dạy là: lúc đang ở tốc độ cao hoặc số cao thì phải phanh trước, lúc nào chạm hẳn lại rồi mới côn để về số, nếu k sẽ rất nhanh bị mòn côn và tạo cảm giác hẫng khó chịu cho người ngồi cùng. chỉ lúc nào đi số thấp 1 hoặc 2 hoặc đi chậm mới quan tâm đến côn ạ
 

longtroc1974

Xe buýt
Biển số
OF-85400
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
577
Động cơ
414,851 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
Đến xanh cỏ đi đỏ mái
Nhà cháu cũng là lái mới toê. Đúng là các thầy dạy sai làm ngừoi ta bị cái tật là côn trước hoặc côn + phanh đồng thời.
Nhà cháu đang tập để sửa ah. Nhà cháu ví dụ đang đi số 3, rà phanh trước đến 1 lúc tốc độ chậm lại xe bắt đấu khự khự, là nhà cháu côn và về số :).
Là kụ hiểu sai chứ ko phải thầy kụ dạy sai, kụ bò số 1 trong bãi ( khoảng 10-20 cây chuối trên 1h) mà phanh trước khi cắt côn thì chết máy là cái chắc, khi kụ đi đường trường thì lại khác ( >30 cây chuối trên 1h) kụ mà cắt côn trước khi ra phanh thì xe lao đi theo quán tình kụ dừng xe được cũng hơi oải, mà 2B nhẩy vào mũi xe cụ cụ cắt côn xong thì oạch rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

SHTP

Xe buýt
Biển số
OF-104496
Ngày cấp bằng
29/6/11
Số km
723
Động cơ
403,378 Mã lực
Là kụ hiểu sai chứ ko phải thầy kụ dạy sai, kụ bò số 1 trong bãi ( khoảng 10-20 cây chuối trên 1h) mà phanh trước khi cắt côn thì chết máy là cái chắc, khi kụ đi đường trường thì lại khác ( >30 cây chuối trên 1h) kụ mà cắt côn trước khi ra phanh thì xe lao đi theo quán tình kụ dừng xe được cũng hơi oải, mà 2B nhẩy vào mũi xe cụ cụ cắt côn xong thì oạch rồi
Chính xoác!
 

kentung

Xe đạp
Biển số
OF-54682
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
22
Động cơ
449,950 Mã lực
Đúng là cái món côn phanh này nhiều bác phải sửa lại sau khi có bằng. Các thầy dạy không sai vì đấy là phương án tốt nhất cho người mới lái. Sau khi lái thực tế thì phải chủ động sửa là sẽ quen dần thôi.
 

codate

Xe tăng
Biển số
OF-90832
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
1,288
Động cơ
417,540 Mã lực
Nơi ở
Ghế lái vợ 2
Đúng là cái món côn phanh này nhiều bác phải sửa lại sau khi có bằng. Các thầy dạy không sai vì đấy là phương án tốt nhất cho người mới lái. Sau khi lái thực tế thì phải chủ động sửa là sẽ quen dần thôi.
thầy ko dạy sai nhưng dạy ko đủ, cái đó thầy phải nói ở ngoài chứ ạ. E ko biết các bác học thế nào nhưng em học thì khá đầy đủ và tiết kiệm
 

kiateck

Xe tải
Biển số
OF-109952
Ngày cấp bằng
22/8/11
Số km
328
Động cơ
393,840 Mã lực
đúng là mới ra đừong ai cũng run , nhưng kinh nghiệm em là đi 1 mình 1 xe , đi chậm và cung đường mình hơi quen không nhiều xe ,vừa đi vừa tự rú t kinh nghiệm là chuẩn nhất ạ
 

ThienRacer

Xe buýt
Biển số
OF-110496
Ngày cấp bằng
26/8/11
Số km
741
Động cơ
397,800 Mã lực
thầy dạy ko có sai đâu
mới học đi chậm, thì tất nhiên là phải đạp côn trc rồi mới phanh là đúng roài!!

nhưng nếu đang đi đường trg khoảng 60km/h mà bác ngắt côn thì rất hại côn (mặc dù có tiết kiệm xăng hơn chút ít)
tốt nhất khi đến đèn đỏ là giảm về 40-50 km/h về số Mo rùi già phanh thui (vừa tiết kiệm xăng, vừa đỡ hại côn)

mà bác nào quen ngắt côn trc thì nên thay đổi nhé!
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Côn & phanh luôn phải kết hợp nhịp nhàng,nhiều ít,nhanh chậm :

1-Phanh tất nhiên làm giảm tốc xe.
2-Côn tất nhiên để cắt lực kéo (Có 2 loại lực kéo : kéo cho xe chạy tới & kéo ghì xe chạy chậm lại)của máy với xe.

3-Đạp chết phanh cho xe giảm tốc đột ngột tránh gây tai nạn thì không đạp 1 tí côn nào :Lợi dụng dù trong tích tắc phanh thêm bằng máy được tí nào hay tí nấy!Máy nó chết không còn là điều quan tâm.
4-Đạp phanh cho xe giảm tốc từ từ thì tích tắc cuối cùng ngắt côn nhanh (Không cho máy chết),tay vào số phù hợp với vận tốc lúc đó.

1+2+3+4=>Về nguyên tắc thì luôn luôn phanh trước côn sau dù là trong bất kỳ trường hợp nào.Nếu làm ngược lại,xe sẽ trôi,không lợi dụng được phanh thêm bằng máy!

Với người mới lái,việc lúng túng không ngắt côn kịp gây chết máy,vì vậy thầy có thể dạy ngắt côn trước trong 1 vài trường hợp nào đó.Nhưng đây là 1 hành động không đúng,tác hại lâu dài là học viên dễ lúng túng giữa côn & phanh cái nào trước=>Tai nạn dễ sảy ra hơn là 1 tài xế biết chắc chắn là cứ phải phanh trước dù trong bất kỳ tình huống nào!!!Còn côn thì phải sau nhiều hay ít,nhanh hay chậm thì chỉ để chuyển số sao cho đồng tốc =>xe không giật nhồi & không làm cho chết máy mà thôi!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Côn & phanh luôn phải kết hợp nhịp nhàng,nhiều ít,nhanh chậm :
-Đạp chết phanh cho xe giảm tốc đột ngột tránh gây tai nạn thì không đạp 1 tí côn nào :Lợi dụng dù trong tích tắc phanh thêm bằng máy được tí nào hay tí nấy!Máy nó chết không còn là điều quan tâm.
-Đạp phanh cho xe giảm tốc từ từ thì tích tắc chót ngắt côn nhanh (Không cho máy chết),tay vào số phù hợp với vận tốc lúc đó.

+Phanh tất nhiên làm giảm tốc xe.
+Côn tất nhiên để cắt lực kéo (Có 2 loại lực kéo : kéo cho xe chạy tới & kéo ghì xe chạy chậm lại)của máy với xe.

=>Về nguyên tắc thì luôn luôn phanh trước côn sau dù là trong bất kỳ trường hợp nào.Nếu làm ngược lại,xe sẽ trôi,không lợi dụng được phanh thêm bằng máy!
Nhưng với người mới lái,việc lúng túng không ngắt côn kịp gây chết máy,vì vậy thầy có thể dạy ngắt côn trước trong 1 vài trường hợp nào đó.Nhưng đây là 1 hành động không đúng,tác hại lâu dài là học viên dễ lúng túng giữa côn & phanh cái nào trước=>Tai nạn dễ sảy ra hơn là 1 tài xế biết chắc chắn là cứ phải phanh trước dù trong bất kỳ tình huống nào!!!Còn côn thì phải sau nhiều hay ít,nhanh hay chậm thì chỉ để chuyển số sao cho đồng tốc =>xe không giật nhồi & không làm cho chết máy mà thôi!!!
Cái tác phong phanh bằng máy chỉ tác dụng khi đổ đèo thôi cụ. Còn bình thường, xe trôi ở số 0 với tốc độ 30-40, em đạp phanh một phát, đứng im luôn, chỉ rê ko đáng kể, mà phanh bằng máy nó vẫn rê, như vậy đạp phanh có đạp côn hay ko đạp côn, xe vẫn dừng theo ý muốn. Phanh dầu trợ lực thì đâu cần phanh bằng máy khi tình huống khẩn cấp. Mà cứ thói quen đạp côn sau, cẩn thận có khi nhầm phanh / ga lại còn tai hại hơn đó cụ .
Phanh bằng máy chỉ có tác dụng khi đổ đèo, thời gian phanh kéo dài, nếu chỉ phanh ko mà ko có lực máy, má phanh sẽ nóng và cháy, nó trơ thổ địa ra thì lúc đó mới là mất phanh.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Cái tác phong phanh bằng máy chỉ tác dụng khi đổ đèo thôi cụ. Còn bình thường, xe trôi ở số 0 với tốc độ 30-40, em đạp phanh một phát, đứng im luôn, chỉ rê ko đáng kể, mà phanh bằng máy nó vẫn rê, như vậy đạp phanh có đạp côn hay ko đạp côn, xe vẫn dừng theo ý muốn. Phanh dầu trợ lực thì đâu cần phanh bằng máy khi tình huống khẩn cấp. Mà cứ thói quen đạp côn sau, cẩn thận có khi nhầm phanh / ga lại còn tai hại hơn đó cụ .
Phanh bằng máy chỉ có tác dụng khi đổ đèo, thời gian phanh kéo dài, nếu chỉ phanh ko mà ko có lực máy, má phanh sẽ nóng và cháy, nó trơ thổ địa ra thì lúc đó mới là mất phanh.
1-Hì,xe trôi ở số 0 (Mo)lúc này máy hoàn toàn không kéo hay ghì xe,tương tự như ngắt côn hoàn toàn rồi mới đạp phanh.Phanh lúc này chỉ làm giảm tốc riêng cái xe mà thôi.
2-Còn phanh có số thì ngoài giảm tốc cái xe,còn phải giảm tốc cái máy.
1+2=>trên lý thuyết thì (1) có lợi thế hơn (2)!Nhưng thực tế thì chưa nhà chế tạo oto nào làm hệ thống đạp phanh thì đồng thời ngắt côn luôn,còn đạp côn thì không ảnh hưởng tới phanh để cho phù hợp với (1)(Cơ cấu này rất dễ chế tạo)!!!Vì sao vậy???Vì xe càng có máy lớn,càng có tải trọng lớn thì khi phanh đang có số càng thấy ảnh hưởng rõ rệt của máy phụ kéo ghì lại trong khi phanh.Em nhớ không lầm thì gần đây có 1 số nhà chế tạo máy oto chế thêm cơ cấu đóng mở xupbap gì đó,hỗ trợ cho việc khi phanh có số thì máy tự động đóng mở xupbap sao đó mục đích để tăng lực kéo ghì xe lại.


Hì hì hì,còn việc đạp nhầm phanh / ga thì lại là 2 cái bàn đạp của hệ khác rồi mà bác.


Em dự sai gì xin các bác cứ thật lòng chỉ bảo!Chúng ta vào đây để học hỏi nhau mà!!! :)
 
Chỉnh sửa cuối:

byallmean

Xe đạp
Biển số
OF-95950
Ngày cấp bằng
19/5/11
Số km
38
Động cơ
400,760 Mã lực
Đúng là mới tập thì khó bỏ tật cắt côn. Em mới ra đường được 2 buổi thầy giáo cho phi đường trường lên tam đảo toàn cắt côn trước khi phanh. Giờ đọc mới biết mình làm sai. xe thì đời 91 - 92 gì đó chạy một lúc nóng rà côn nhiều nóng khét lẹt. Không biết có bỏ được tật cắt côn sớm ko nữa
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1-Hì,xe trôi ở số 0 (Mo)lúc này máy hoàn toàn không kéo hay ghì xe,tương tự như ngắt côn hoàn toàn rồi mới đạp phanh.Phanh lúc này chỉ làm giảm tốc riêng cái xe mà thôi.
2-Còn phanh có số thì ngoài giảm tốc cái xe,còn phải giảm tốc cái máy.
1+2=>trên lý thuyết thì (1) có lợi thế hơn (2)!Nhưng thực tế thì chưa nhà chế tạo oto nào làm hệ thống đạp phanh thì đồng thời ngắt côn luôn,còn đạp côn thì không ảnh hưởng tới phanh để cho phù hợp với (1)(Cơ cấu này rất dễ chế tạo)!!!Vì sao vậy???Vì xe càng có máy lớn,càng có tải trọng lớn thì khi phanh đang có số càng thấy ảnh hưởng rõ rệt của máy phụ kéo ghì lại trong khi phanh.Em nhớ không lầm thì gần đây có 1 số nhà chế tạo máy oto chế thêm cơ cấu đóng mở xupbap gì đó,hỗ trợ cho việc khi phanh có số thì máy tự động đóng mở xupbap sao đó mục đích để tăng lực kéo ghì xe lại.


Hì hì hì,còn việc đạp nhầm phanh / ga thì lại là 2 cái bàn đạp của hệ khác rồi mà bác.


Em dự sai gì xin các bác cứ thật lòng chỉ bảo!Chúng ta vào đây để học hỏi nhau mà!!! :)
Xe số sàn cũng có thể nhầm phanh với ga, nhưng do có côn đỡ nên nó ít gây nguy hiểm. Cụ nếu để ý cũng có các tai nạn xe số sàn mà dự tình huống hoàn toàn là nhầm phanh với ga. Bản thân em ngày xưa hướng dẫn một người bạn đi xe số sàn, thế mà có lúc bị nhầm không thể nào hãm được, may mà em chồm được tay lái nên lái ra chỗ đoạn thẳng và cũng tập trong bãi nếu không thì hậu quả khó lường.
Vấn đề là: không phải lúc nào cũng phải phanh trước rồi mới côn, nhất là trong phố đường đông và không đi được nhanh. Còn ngoài đường lộ hoặc cao tốc, đương nhiên là chẳng bao giờ em để chân trái ở chân côn cả, cần giảm tốc là ngớt ga hoặc rà phanh. Chỉ sử dụng chân côn khi đi qua ngã ba,ngã tư hoặc tình huống không thể chạy nhanh.
Còn đổ đèo thì đương nhiên là phải phanh bằng máy, vì việc phanh kéo dài sẽ làm má phanh nóng và bị cháy. Nguyên tắc đổ đèo là : lên số nào, xuống số đó. Xe AT cũng có mấy nấc giữ số như D1, D2 hoặc L1, L2 cần dùng khi đổ đèo.
 

codate

Xe tăng
Biển số
OF-90832
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
1,288
Động cơ
417,540 Mã lực
Nơi ở
Ghế lái vợ 2
.
Còn đổ đèo thì đương nhiên là phải phanh bằng máy, vì việc phanh kéo dài sẽ làm má phanh nóng và bị cháy. Nguyên tắc đổ đèo là : lên số nào, xuống số đó. Xe AT cũng có mấy nấc giữ số như D1, D2 hoặc L1, L2 cần dùng khi đổ đèo.
em xin bổ xung là: lên số nào xuống số đó, nếu đường đẹp và thời tiết thuận lợi có thể + thêm 1 số
 

luckyboy

Xe container
Biển số
OF-63878
Ngày cấp bằng
12/5/10
Số km
8,181
Động cơ
518,000 Mã lực
Nơi ở
Liên Chiểu - Đà Nẵng
theo kinh nghiệm chút ít của em thì em xử lý khi muốn dừng bất cứ ở đâu để dừng đc an toàn thì em chuyển từ chân ga sang phanh và bắt đầu rà phanh cho đến xe có cảm giác dựt dựt thì nhanh chân âm hết côn và về số thích hợp. Vì khi dừng như vậy xe sẽ hãm lại theo lực gìm của của động cơ. chứ kiểu âm hết côn trước xong phanh em thấy cứ nguy hiểm thế nào ấy ạ. Lúc mới đầu em học lái em cũng bị mấy cái trường hợp y như cụ, còn cả bị cái vấn đề nhìn không hết gương để lùi nữa, không biết cụ chủ giờ đã nhìn chuẩn chưa :D Và tất nhiên là cụ nên chạy đúng tốc độ không nên đi nhanh trong TP nhá :)
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em xin bổ xung là: lên số nào xuống số đó, nếu đường đẹp và thời tiết thuận lợi có thể + thêm 1 số
Vâng, em cũng hay áp dụng cái này, nhưng luôn luôn thận trọng. Có những chỗ rất dốc, khi xuống bắt buộc phải số 1, muốn cộng thành số 2 cũng không được .
 

codate

Xe tăng
Biển số
OF-90832
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
1,288
Động cơ
417,540 Mã lực
Nơi ở
Ghế lái vợ 2
Vâng, em cũng hay áp dụng cái này, nhưng luôn luôn thận trọng. Có những chỗ rất dốc, khi xuống bắt buộc phải số 1, muốn cộng thành số 2 cũng không được .
vâng, nếu là 4 -7 chỗ mà cụ phải bò số 1 thì cái dốc đó cũng phải tầm 12 - 15 độ (cực kì nguy hiểm) đúng ko ạ. Cứ cái tầm đi đèo như trên Bảo Hà thì em đổ dốc số 1 hoặc 2 cho lành :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top