- Biển số
- OF-61976
- Ngày cấp bằng
- 16/4/10
- Số km
- 4,863
- Động cơ
- 479,063 Mã lực
Có cầu ắt có cung, Nhà nước chỉ nên đầu tư và bảo trì cơ sở hạ tầng bao gồm đường ray, hệ thống nhà ga, hệ thống điện, hệ thống thông tin đường sắt ... thôi. Còn tàu, phương tiện bốc dỡ, các dịch vụ tại ga tàu... thì để cho các doanh nghiệp vận tải, dịch vụ khai khác trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, nhà nước chỉ thu phí cơ sở hạ tầng và bảo trì thôi. Như vậy ngân sách đỡ bị gánh nặng và không có tình trạng độc quyền, chi phí cạnh tranh có lợi cho hành khách.Vé đi tàu cao tốc shikansen bên Nhật ko hề rẻ, cháu nhớ năm 2011 sang đấy đi từ Tokyo đến osaka hơn 500 km mà đã khoảng 2tr VND rồi, cho nên nó phù hợp với đại đa số nhân dân ko cũng là một bài toán, thêm đó để đầu tư cần phải tính đến nhu cầu đi lại giữa các thành phố thông qua quy mô dân số và kinh tế của các thành phố, trong khi Việt Nam chỉ có HN và SG là tương đối còn lại đều nhỏ, k/c HN - SG lại quá xa, hệ thống tàu shikansen của nhật cũng ko dài đến như vậy.
Tàu này không phải đỗ tất cả các ga mà chỉ đỗ các ga chính như HN - Vinh - QB - Huế - ĐN - Nha Trang - SG. Song song với hệ thống này còn có đường sắt tốc độ cao nối các ga chính này với các ga nhỏ.
Khi hoàn thành đường sắt cao tốc, thì sân bay không bị quá tải, đường bộ không nhiều xe cộ như bây giờ, lưu lượng giảm xuống thì đường không bị xuống cấp, tai nạn giao thông giảm đi... Sớm uống cà phê HN, lên tàu giải trí, làm việc qua mạng Internet, ăn trưa ở SG. Ôi giấc mơ xa của nhà cháu có lẽ cả chục năm nữa mới thành hiện thực!
Chỉnh sửa cuối: