1. Cụ nói "suy luận" của người khác là "suy diễn" nhưng không chỉ ra được tính thiếu căn cứ hay luận điểm sai để chỉ ra "suy luận" đó là "suy diễn".Thôi dẫn luật cũng đã dài, em xin phép nói thế này:
1- Em tôn trọng suy luận của cụ. Còn ý em là luật không nên suy diễn, có sao nói vậy, câu từ phải chặt chẽ và chính xác.
2- Nếu cụ có dẫn chứng cụ thể về quy định không được đi ở phần đường ngược chiều thì cứ đưa ra, ko nên gài kiểu A = B => C làm gì.
3- Em xin phép được dẫn chứng về phần đường quy định: 3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
Không có luật nào có thể đáp ứng được yêu cầu đọc là hiểu mà không cần phải "suy luận". Mà đã phải "suy luận" thì không bao giờ ai cũng suy luận giống ai. Nhưng suy luận đúng (hay được coi là đúng) chỉ có một.
2. Cụ cứ đòi dẫn chứng nhưng khi có dẫn chứng có thể "suy luận" (cái mà cụ thừa nhận đọc ai cũng biết) ra quy định "không được tùy tiện đi vào phần đường ngược chiều" thì cụ không chịu. Yêu cầu phải có câu chữ chính xác như phần đường dành cho xe thô sơ có khi lại chính là yêu cầu suy diễn.
3. Cụ nghĩ "phần đường quy định" là "phần đường" có tên là "quy định" nên mới cho rằng phải dẫn chứng thế mới là chứng về phần đường quy định.
Tóm lại khi có "suy luận" kiểu "A = B => C" mà không chỉ ra được chỗ sai thì không thể nói đó là "suy diễn".