[Funland] Mở tiệc ở hành lang Chung cư

Theo các cụ có nên tổ chức tiệc ở hành lang chung cư?


  • Tổng bình chọn
    570

emdanghoclai

Xe tải
Biển số
OF-62518
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
328
Động cơ
442,590 Mã lực
Website
www.facebook.com
Để có thể tổ chức 01 buổi liên hoan như trong hình là không phải đơn giản. Không đơn giản là vì để thống nhất được cả tầng là rất khó. Cũng giống như ở thớt này. Có trên 50% là đồng ý. Có tới 40% là phản đối và 10% không có ý kiến. Nên, nhìn thấy họ tổ chức được như thế này là một điều đáng trân trọng. Vì họ đã thống nhất được cả tầng. Cả tầng cùng nhau làm chung 1 việc. Mỗi người được phân công lo chung một việc. Điều này là đáng khen ngợi những người đã tổ chức được bữa tiệc này. Không phải đơn giản một chút nào. Còn các bạn "tác giả bài báo" chắc chưa bao giờ đi làm việc cộng đồng, ít làm việc thiện nguyện nên hay ngồi để "bới vết tìm sâu".

Ngày xưa, các cụ nhà ta rất giỏi. Huy động được toàn bộ nhân dân đi đào đường, phá bom mìn, ủng hộ cách mạng...
Ngày nay, các cụ/ mợ nhà ta thì "tớ với bạn là bạn thân" nhưng "thân ai nấy lo".

Ai cũng bảo ý thức tham gia giao thông của người dân kém. Em đi đến các đoạn như ở cầu Đôi đại Mỗ, gần xưởng của em, em thấy tắc đường, các bên thì ai cũng muốn tranh nhau lên. Em phải dừng xe, lên để giải phóng đường để xe lưu thông, thỉnh thoảng vẫn được mọi người qua đường cảm ơn. Đấy, ai cũng thấy sự thực là như thế, nhưng có ai tự nguyện thay đổi nó đâu vì thân ai nấy lo, tự do cá nhân là muôn năm.

Nên các sinh hoạt cộng đồng, cho dù chỉ là đang nhen nhóm lại cái gọi là "tình làng nghĩa xóm" thì chúng ta nên ủng hộ đã. Chứ đừng dập tắt nó ngay. Vì thực sự chúng ta có muốn tổ chức cũng chẳng tổ chức được như thế đâu.
 

Mr Phanh

Xe buýt
Biển số
OF-350120
Ngày cấp bằng
10/1/15
Số km
744
Động cơ
271,950 Mã lực
Nơi ở
Làng Giếng Chùa
Các cụ cứ nói 1 năm 365 ngày tổ chức 1-2 lần có sao đâu, nếu cứ cổ xúy cái việc này thì không phải 1-2 lần đâu, em tạm tính nhóe: 20/10, NOEN, Tết Tây, Tết Ta (tất niên), Tết Ta (Chúc mừng năm mới), 08/3, 30/4 và 1/5 (gộp 2 ngày vào 1 bữa), 1/6, Rằm tháng 7, Rằm tháng 8 (có thể gộp cả ngày 2/9). Kê ra có vẻ suy diễn và hơi cả nghĩ nhưng VN thường là vậy, cái gì cũng quá trớn để đến khi xẩy ra va chạm, cấm đoán, tai nạn, ... mới lôi dây kinh nghiệm ra rút. Các cụ cứ đánh tráo khái niệm, theo em việc ăn uống chả liên quan gì đến tình nghĩa xóm giềng cả, thậm trí rượu vào lời ra có khi còn tai hại hơn.
Có sự đồng tình với cụ:
Việc hàng xóm gặp gỡ liên hoan mỗi dịp lễ tết là nên, là cần thiết. Nhưng cũng không nên lạm dụng hàng lang chung cư để tiệc tùng. Về lâu dài nên có nơi tổ chức đàng hoàng hơn, lịch sự hơn. Cái này sắp tới biết đâu sẽ có trong chương trình nghị luận của Hội làng Thủ đô. Dân ta cũng muốn lắm nhưng ai quan tâm tới sân chơi cho trẻ nhỏ, người già? Nơi sinh hoạt tập thể cho chung cư e rằng còn khá xa vời.
 
Chỉnh sửa cuối:

emdanghoclai

Xe tải
Biển số
OF-62518
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
328
Động cơ
442,590 Mã lực
Website
www.facebook.com
Các cụ cứ nói 1 năm 365 ngày tổ chức 1-2 lần có sao đâu, nếu cứ cổ xúy cái việc này thì không phải 1-2 lần đâu, em tạm tính nhóe: 20/10, NOEN, Tết Tây, Tết Ta (tất niên), Tết Ta (Chúc mừng năm mới), 08/3, 30/4 và 1/5 (gộp 2 ngày vào 1 bữa), 1/6, Rằm tháng 7, Rằm tháng 8 (có thể gộp cả ngày 2/9). Kê ra có vẻ suy diễn và hơi cả nghĩ nhưng VN thường là vậy, cái gì cũng quá trớn để đến khi xẩy ra va chạm, cấm đoán, tai nạn, ... mới lôi dây kinh nghiệm ra rút. Các cụ cứ đánh tráo khái niệm, theo em việc ăn uống chả liên quan gì đến tình nghĩa xóm giềng cả, thậm trí rượu vào lời ra có khi còn tai hại hơn.
Cụ muốn tổ chức cụ cũng không làm được đâu. Chỉ có ở tầng nào đó có người tương đối có uy tín, có tính tập thể, gọi ngắn là "thủ lĩnh" thì mới được. Cụ chỉ cần làm cho em thử một việc thôi ạ: Mời các gia đình trong tầng đến họp mặt xem họ có đến không? Hay khi cụ vừa gõ cửa người ta đã đuổi cụ ra khỏi nhà giống các cụ comment ở trên: Đồ nhà quê, bần nông, răng vẩu, đi ra khỏi nhà tôi ngay??? Nên các cụ cứ quá lo xa. Nó chẳng khác nào câu chuyện mất con gà mẹ, đi kiện đòi phải đền bù cả gà con chưa đẻ.
 
Biển số
OF-298555
Ngày cấp bằng
14/11/13
Số km
4,599
Động cơ
343,386 Mã lực
Cụ muốn tổ chức cụ cũng không làm được đâu. Chỉ có ở tầng nào đó có người tương đối có uy tín, có tính tập thể, gọi ngắn là "thủ lĩnh" thì mới được. Cụ chỉ cần làm cho em thử một việc thôi ạ: Mời các gia đình trong tầng đến họp mặt xem họ có đến không? Hay khi cụ vừa gõ cửa người ta đã đuổi cụ ra khỏi nhà giống các cụ comment ở trên: Đồ nhà quê, bần nông, răng vẩu, đi ra khỏi nhà tôi ngay??? Nên các cụ cứ quá lo xa. Nó chẳng khác nào câu chuyện mất con gà mẹ, đi kiện đòi phải đền bù cả gà con chưa đẻ.
Cụ chả chịu đọc kỹ còm của em giề cả L-)
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,991
Động cơ
935,811 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
1. Nói chung là khu nào không đồng thuận được thì sẽ chả bao giờ có được những buổi giao lưu thế này. Còn chỗ nào thống nhất được với nhau thì sẽ làm được, thế thôi. Cả năm cũng chỉ có vài lần, không phải ngày nào cũng tổ chức. Và việc suy diễn của các cụ về thói quen abc xyz nọ kia chỉ là ngụy biện.

2. Sống trong cộng đồng, cư dân ắt sẽ có những điều chỉnh trong cuộc sống của mình cho phù hợp, có cách điều chỉnh tích cực, cũng có những cách tiêu cực. Đương nhiên như thế nào là tích cực, là tiêu cực thì còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Có người điều chỉnh bằng cách tham gia, có người điều chỉnh bằng cách vắng mặt. Và có người điều chỉnh bằng cách chuyển nhà, xin thưa là cách này chỉ dành cho cực ít người có điều kiện, tiền chỉ là con số mà thôi.

3. Ai không thích giao lưu, không đồng ý với việc tổ chức tiệc ở hành lang khu mình ở thì có thể nói thẳng là tôi không thích, các ông các bà đừng làm ồn ào. Như thế chả ai dám làm cả. Và như thế mới là cách làm đúng của người thẳng thắn, đàng hoàng. Và khi đã đồng ý để cho mọi người tổ chức, mặc dù không tham gia thì đương nhiên là phải vui vẻ chấp nhận việc ồn ào bất tiện đó trong vòng vài tiếng đồng hồ. Thích nói thích, không thích thì nói không.

4. Trên quan điểm cá nhân, em sẽ không tôn trọng những trường hợp ngoài mặt bằng lòng nhưng trong bụng chửi thầm rồi lên mạng rủa xả, mong cho người ta gặp cháy, gặp tai ương, cá biệt còn có cụ mong người ta chết để mang ra hành lang kéo nhị. Em cho rằng đấy là đạo đức giả.
 

xakep2

Đi bộ
Biển số
OF-388097
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
4
Động cơ
238,920 Mã lực
Tuổi
33
Thế từ bây giờ trở đi các chung cư cao cấp nên dành một diện tích 100m2 làm phòng sinh hoạt chung mỗi tầng - thay vì 10 căn hộ mỗi tầng - chỉ có xây dựng 9 căn thôi ( 1 căn làm phòng sinh hoạt chung )
Trẻ con có chỗ để vui chơi riêng mỗi tầng - các hộ gia đình có chỗ tụ tập. Ngày thường tập thể dục - liên hoan - hiếu - hỷ ra đó.
Em đảm bảo Cụ nào xây nhà chung cư thiết kế như vậy - đảm bảo đắt hàng :D
Không có vấn đề sinh hoạt ở hành lang.
Có phòng sinh hoạt cộng đồng nhưng ko thích, thích bạ đâu ị đấy cơ, có nhà vệ sinh ko thích, thích ị ngoài đồng cơ.

Em sinh ra ở nông thôn, may mắn đc nhà nước cho đi du học, cũng học đc 1 số điều văn minh, tuy nhiên lấy vợ vẫn bị vợ sửa nhiều, tuy có đôi khi phật ý nhưng thấy đúng.

Đó là xu thế văn minh của nhân loại, giống như xu thế ở chung cư đặc biệt đối với những nước đất chật, người đông, xu thế đó ko thể cưỡng lại đc.
 

emdanghoclai

Xe tải
Biển số
OF-62518
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
328
Động cơ
442,590 Mã lực
Website
www.facebook.com
Tiện đây, em cũng chia sẻ với các cụ về văn hóa tình làng nghĩa xóm:

Ngày xưa em còn nhỏ, khi các nhà trong họ hàng có đám cưới, hay đám ma. Mình luôn lấy lý do là bận học hành hay công việc nên đến bữa mới đến. Nhưng sau, được các ông anh giảng giải cho hiểu và từ thực tế khi nhà mình có việc mới hiểu được là các cụ nhà ta suy nghĩ không sai.

Nhà người ta có đám hiếu (người thân họ mất), mình đợi đến lúc phúng viếng mới đến. Đến khi nhà mình có đám hiếu (người thân nhà mình mất) họ cũng đến lúc phúng viếng họ mới đến. Vậy: Lúc người thân nhà mình nằm xuống, ai đi mua quan tài, ai lo nấu nướng, ai lo dựng bạt, ai đi đào huyệt hay thuê dịch vụ nhà tang lễ, ai đi báo cho họ hàng gần xa biết đến phúng viếng, ai lo khăn trở, ai đi mời thầy cúng... Nên khi họ hàng có việc hiếu hay hỷ, dù mình có bận trăm công ngàn việc mình cũng phải về thật sớm. Làng xóm có việc hiếu hỉ, mình cũng phải "lượn qua, lượn lại" xem họ có cần mình giúp đỡ gì không? Vì khi nhà mình có việc, họ hàng thì ở xa không giúp được mình thì có hàng xóm họ sang giúp. Mỗi người một tay, lúc đó các cụ mợ mới thấm được câu "tình làng nghĩa xóm" nó quý giá đến mức nào.
 

Thuy Khue

Xe đạp
Biển số
OF-377291
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
32
Động cơ
246,080 Mã lực
Tuổi
63
Túm lại :Hãy có lòng tự trọng đừng để người khác khinh, đừng sống theo kiểu AQ, hãy nâng cao ý thức bỏ dần thói quen tùy tiện đi, đừng để ảnh hưởng đến người khác. Nhiều cụ cứ bảo việc làm của mình ko ảnh hưởng đến người khác, có đấy ảnh hưởng đến cả nước vì nước khác nó khinh bọn Việt Nam . Không phải cứ nhậu ở hành lang mới là gắn kết tình nghĩ hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau có nhiều cách gắn kết lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,683
Động cơ
-163,088 Mã lực
Chuyện bà chị vợ em cách đây 5 năm chán chung cư nên mua đất và làm nhà ở 1 ngõ khu Hoàng Quốc Việt vơi tổng đầu tư khoảng 13-14 tỷ 60m2 đất. Nhà em khuyên về Mỹ Đình mua 1 căn biệt thự Song lập nhỏ nhỏ khoảng 150m2 khoảng 18 tỷ - 20 tỷ nhưng không nghe vì " thèm ăn gói xôi, mua cọng hành mớ rau phải đi xa lắm".

Giờ mỗi lần họ hàng đến chơi thì để xe ô tô cực ngại vì mặt tiền nhà phố chỉ để đc 1 xe còn phải đi gửi đi bộ xa nên ai cũng ngại đến tụ tập. Mỗi lần xuống khu nhà em ở MĐ tụ tập thì cứ tiếc là không nghe em về MĐ từ sớm mà đầu tư nhiều tiền vào cái nhà kia quá nên tiếc không dám đổi. Giờ vợ chồng đều đi ô tô cả nên suy nghĩ khác hẳn ngày xưa, cần 1 không gian thoáng đãng rộng rãi chứ không phải nhu cầu gói xôi, bát bún, chén trà hay mớ rau cọng hành nữa.

Có lẽ sự phát triển của ý thức và tư duy sẽ thay đổi theo thu nhập và tầm nhìn, nếp nghĩ của từng gia đình cụ nhể!
Chủ nghĩa duy vật biện chứng :D
Đói thối mồm thì sợ đ.éo gì chết cụ ơi, như em đây leo lên uây Tàu là ngồi cmn lên luật giao thông đường bộ, cứ vỉa hè em táng, đèn vàng em phi, cam lộ làm đ.éo gì được em - giờ cao điẻm mà :))
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,991
Động cơ
935,811 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Tiện đây, em cũng chia sẻ với các cụ về văn hóa tình làng nghĩa xóm:

Ngày xưa em còn nhỏ, khi các nhà trong họ hàng có đám cưới, hay đám ma. Mình luôn lấy lý do là bận học hành hay công việc nên đến bữa mới đến. Nhưng sau, được các ông anh giảng giải cho hiểu và từ thực tế khi nhà mình có việc mới hiểu được là các cụ nhà ta suy nghĩ không sai.

Nhà người ta có đám hiếu (người thân họ mất), mình đợi đến lúc phúng viếng mới đến. Đến khi nhà mình có đám hiếu (người thân nhà mình mất) họ cũng đến lúc phúng viếng họ mới đến. Vậy: Lúc người thân nhà mình nằm xuống, ai đi mua quan tài, ai lo nấu nướng, ai lo dựng bạt, ai đi đào huyệt hay thuê dịch vụ nhà tang lễ, ai đi báo cho họ hàng gần xa biết đến phúng viếng, ai lo khăn trở, ai đi mời thầy cúng... Nên khi họ hàng có việc hiếu hay hỷ, dù mình có bận trăm công ngàn việc mình cũng phải về thật sớm. Làng xóm có việc hiếu hỉ, mình cũng phải "lượn qua, lượn lại" xem họ có cần mình giúp đỡ gì không? Vì khi nhà mình có việc, họ hàng thì ở xa không giúp được mình thì có hàng xóm họ sang giúp. Mỗi người một tay, lúc đó các cụ mợ mới thấm được câu "tình làng nghĩa xóm" nó quý giá đến mức nào.
Họ đi thuê hết cụ ơi.:D
 

VTG01

Xe tải
Biển số
OF-388274
Ngày cấp bằng
22/10/15
Số km
278
Động cơ
240,920 Mã lực
Tuổi
52
Chưa kể toàn d

Thế này em hiểu là nếu ông nào không ăn ở bữa tiệc hành lang đó thì xác định cơm mẹ nấu luôn là sẽ bị "loại" ra khỏi làng chung cư, sống chết kệ tụi bay đừng nhờ và gì hết, hết gạo ráng xuống siêu thị mà mua đừng phiền ông.
Như vậy là phải theo "bầy" hả cụ :D
 

emdanghoclai

Xe tải
Biển số
OF-62518
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
328
Động cơ
442,590 Mã lực
Website
www.facebook.com
Có phòng sinh hoạt cộng đồng nhưng ko thích, thích bạ đâu ị đấy cơ, có nhà vệ sinh ko thích, thích ị ngoài đồng cơ.

Em sinh ra ở nông thôn, may mắn đc nhà nước cho đi du học, cũng học đc 1 số điều văn minh, tuy nhiên lấy vợ vẫn bị vợ sửa nhiều, tuy có đôi khi phật ý nhưng thấy đúng.

Đó là xu thế văn minh của nhân loại, giống như xu thế ở chung cư đặc biệt đối với những nước đất chật, người đông, xu thế đó ko thể cưỡng lại đc.
Ở quê mẹ em - Đại Đồng - Thạch Thất - Hà Nội (quê cụ Khuất Việt Hùng), khi nhà có đám hiếu (người nhà mất), nếu hàng xóm cận kề mà chưa nâng bát ăn thì tất cả đám chưa ai được ăn.

Quan điểm của các cụ xưa là: Nhất cận lân, nhì cận thân. Người hàng xóm cận kề là người quan trọng nhất của mỗi nhà. Họ chưa bưng bát cơm để ăn thì tất cả những người trong đám chưa ai được ăn. Vì việc này là việc hiếu, nên họ quan niệm thế để mà răn dạy con cháu, sống là phải có tình làng nghĩa xóm, sống là phải "bán anh em xa, mua láng giềng gần", sống để làm sao cho hàng xóm họ yêu quý. Chứ họ mà ghét thì họ không đến bữa ăn của đám hiếu đó thì gia chủ sẽ bị chê là sống bạc tình bạc nghĩa, sống chắc bẩn tính nên hàng xóm họ khinh.

Ngày nay, dần dần các phong tục tập quán cũng được làm đơn giản hóa đi để cho đỡ phiền hà. Nhưng cái cốt lõi văn hóa Việt chúng ta vẫn phải nên giữ. Các cụ đi Tây sống, nhưng các cụ không có cái văn hóa trong cội rễ con người nên bị họ chỉnh, dạy mà các cụ không giải thích được cái hay của văn hóa người Việt là các cụ còn chưa đạt. Văn hóa của Việt Nam mình phải giữ gìn và tự hào. Tây có cái hay cái dở. Mình cũng có nhiều cái thâm thúy của mình.
 

longlinh2324

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373604
Ngày cấp bằng
14/7/15
Số km
327
Động cơ
251,000 Mã lực
Ở quê mẹ em - Đại Đồng - Thạch Thất - Hà Nội (quê cụ Khuất Việt Hùng), khi nhà có đám hiếu (người nhà mất), nếu hàng xóm cận kề mà chưa nâng bát ăn thì tất cả đám chưa ai được ăn.

Quan điểm của các cụ xưa là: Nhất cận lân, nhì cận thân. Người hàng xóm cận kề là người quan trọng nhất của mỗi nhà. Họ chưa bưng bát cơm để ăn thì tất cả những người trong đám chưa ai được ăn. Vì việc này là việc hiếu, nên họ quan niệm thế để mà răn dạy con cháu, sống là phải có tình làng nghĩa xóm, sống là phải "bán anh em xa, mua láng giềng gần", sống để làm sao cho hàng xóm họ yêu quý. Chứ họ mà ghét thì họ không đến bữa ăn của đám hiếu đó thì gia chủ sẽ bị chê là sống bạc tình bạc nghĩa, sống chắc bẩn tính nên hàng xóm họ khinh.

Ngày nay, dần dần các phong tục tập quán cũng được làm đơn giản hóa đi để cho đỡ phiền hà. Nhưng cái cốt lõi văn hóa Việt chúng ta vẫn phải nên giữ. Các cụ đi Tây sống, nhưng các cụ không có cái văn hóa trong cội rễ con người nên bị họ chỉnh, dạy mà các cụ không giải thích được cái hay của văn hóa người Việt là các cụ còn chưa đạt. Văn hóa của Việt Nam mình phải giữ gìn và tự hào. Tây có cái hay cái dở. Mình cũng có nhiều cái thâm thúy của mình.
Máy ko cho rót.
Đồng ý với cụ. Các cụ cứ lôi cái văn hóa Tây vào dọa, cháu thấy các nước phát triển là những nước giữ đc văn hóa gốc gác rất tốt
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,509
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Xin lỗi cụ Tùng chứ nói như ông này mà gặp nông dân mắt toét như em phệt nhau là các chắc. Th ằng này chắc 3 họ 9 đời nó làm chí thức, thanh lịch.
Em ở măt đất đây mà nhìn cảnh các cụ cc vui vẻ hoà đồng em thấy thèm qúa. Trước đây em hay ghé nhà cậu em ở cc, cư dân tầng ý đều công chức, địa vị thì chưa chắc cái th ằng cụ trích bài đã bằng đâu, thế mà họ vẫn " nhếch nhác" ngồi hành lang đấu thôi. Trong khu thì bọn trẻ chơi với nhau vui lắm nhà nào cũng như nhà cụ thichlabup đưa ảnh ở trên.
Ý kiến của riêng em các cụ cứ ném gạch vô tư ah.
Cám ơn cụ. Cái bài em trích dẫn thì em chỉ đồng ý về quan điểm lối sống, chứ cách dùng từ miệt thị của tác giả em cũng không ưng.
Cá nhân em, đã từng ở CC và nhà đất, em không ủng hộ cách tổ chức tiệc kiểu này. Lý do: 1/ An toàn PCCC, sử dụng sai công năng thiết kế của tòa nhà. 2/Gây ảnh hưởng đến các hộ dân khác ở các tầng trên/tầng dưới.
 

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,970
Động cơ
519,665 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Dạ em ko khép kín ạ. Em cũng có tình cảm nhưng tình cảm em nó chọn lọc ạ. Với lại nhiều cụ chỉ nhìn lướt qua cái ảnh mà ko đọc lời tiêu đề của cụ chủ. Em tin rằng bất luận thì cái việc ăn uống thế kia nó phạm nội quy chung cư là cái chắc.
Cái vi phạm khó chịu nhất là cho cc làm vp công ty, nếu có 10 hộ thì 9 nhà còn lại ko đồng ý thì pháp luật cũng không làm được. Ở xứ Vịt này có đến cả nghìn luật nhưng cuối cùng vẫn dùng cái luật bất thành văn, ai cũng biết thế nhưng cũng ko làm gì được.
Thực thế khu nhà em chẳng phải cao cấp cũng ko phải thấp thì 1 năm cũng có vài lần liên hoan nhậu nhẹt như 20/10, tết dương, tết âm,... Chắc tầm 3-4 lần, còn lại là tiệc nhẹ cho các cháu ngày 1/6, trung thu,...
Độ tuổi tb ở cc hiện nay là trên dưới 40, công việc rất bận và chỉ gặp nói chuyện vào cuối tuần (nếu có giao lưu) thì sinh hoạt tập thể những đợt thế này là cơ hôi thực sự để gắn kết làng xóm. Đàn ông Vn ngồi với nhau ko có chén rượu, cốc bia,... thì ko mấy người mở lòng đâu, và quan trọng hơn ai cũng có nhu cầu giao lưu xả stress. Lúc này lúc kia rủ nhau đi xem bóng, đá bóng, uống trà,...
Không ai tự vỗ ngực là mình không bao giờ có chuyện gì bất trắc, những lúc khó khăn dù ít hay nhiều có sự thân tình và giúp đỡ nhau của hàng xóm hay bạn bè là điều quý lắm thay.
Các cụ đừng biện minh rằng các khu cao cấp ko có liên hoan. Họ có thể diễn ra theo hình thức này hay cách khác, còn việc ko tổ chức được có lẽ là họ ko có ai cầm đầu hay đủ tích cực để đứng ra.
Và lý do cuối cùng để liên hoan tại hành lang là vì con nhỏ, ra quán thì ai trông chúng cho bố mẹ ăn, chơi, giao lưu... :)
 

MinMin

Xe hơi
Biển số
OF-201827
Ngày cấp bằng
13/7/13
Số km
167
Động cơ
322,990 Mã lực
Các cụ cãi nhau làm gì, biết chấp nhận cùng 1 vấn đề nhưng nhiều cách nhìn nhận khác nhau, và quan điểm mỗi người khác nhau đi. Em thì nghĩ không ảnh hưởng đến ai thì mình thích làm gì cứ làm. Đấy mới là "tự do cá nhân" chứ!
 

Quickie

Xe tăng
Biển số
OF-18754
Ngày cấp bằng
18/7/08
Số km
1,376
Động cơ
513,230 Mã lực
Tiện đây, em cũng chia sẻ với các cụ về văn hóa tình làng nghĩa xóm:

Ngày xưa em còn nhỏ, khi các nhà trong họ hàng có đám cưới, hay đám ma. Mình luôn lấy lý do là bận học hành hay công việc nên đến bữa mới đến. Nhưng sau, được các ông anh giảng giải cho hiểu và từ thực tế khi nhà mình có việc mới hiểu được là các cụ nhà ta suy nghĩ không sai.

Nhà người ta có đám hiếu (người thân họ mất), mình đợi đến lúc phúng viếng mới đến. Đến khi nhà mình có đám hiếu (người thân nhà mình mất) họ cũng đến lúc phúng viếng họ mới đến. Vậy: Lúc người thân nhà mình nằm xuống, ai đi mua quan tài, ai lo nấu nướng, ai lo dựng bạt, ai đi đào huyệt hay thuê dịch vụ nhà tang lễ, ai đi báo cho họ hàng gần xa biết đến phúng viếng, ai lo khăn trở, ai đi mời thầy cúng... Nên khi họ hàng có việc hiếu hay hỷ, dù mình có bận trăm công ngàn việc mình cũng phải về thật sớm. Làng xóm có việc hiếu hỉ, mình cũng phải "lượn qua, lượn lại" xem họ có cần mình giúp đỡ gì không? Vì khi nhà mình có việc, họ hàng thì ở xa không giúp được mình thì có hàng xóm họ sang giúp. Mỗi người một tay, lúc đó các cụ mợ mới thấm được câu "tình làng nghĩa xóm" nó quý giá đến mức nào.
Quan điểm tình làng nghĩa xóm là một quan điểm rất nhân văn, rất đáng quý, em hoàn toàn ủng hộ.

Tuy nhiên nếu cụ vẫn sống ở quê thì không có gì để nói, nhưng khi cụ sống ở đô thị, tình làng nghĩa xóm đã ít nhiều có sự thay đổi để phù hợp với cuộc sống công nghiệp đặc thù của đô thị.

Khi cụ ở quê, cuộc sống nhà nông chủ yếu là tự cung tự cấp, cần rất nhiều sức lao động, cụ cũng cần đẻ nhiều con để có sức lao động. Thế rồi có việc gì như đám cưới chẳng hạn, cụ cần họ hàng bà con cô bác - tạm gác bỏ việc đồng áng - sang phụ giúp mổ trâu bò lợn gà, đun nước sôi, vặt lông, chặt xào nấu, ra vườn hái rau thơm, lá chanh v.v.. một mình cụ không làm được nên cụ phải cần như thế.
Ngược lại ở ngoài đô thị, không ai có thể bỏ công việc của mình để đi giúp nhau như vậy, ông lái tàu không thể xin nghỉ để về giúp hàng xóm khi có chuyện, mà kể cả một cái đám hiếu cũng chẳng cần phải nhờ vả gì nhiều khi mà có dịch vụ cho cả tro vào lọ đóng nắp lại rồi. Cuộc sống công nghiệp nên suy nghĩ nó cũng phải thay đổi theo là vì thế.

Theo quan điểm triết học thì sự phát triển của ý thức luôn có độ trễ nhất định - và đó chính là nguyên nhân của những luồng ý kiến khác nhau trong chủ đề của thớt này.
 
Biển số
OF-377855
Ngày cấp bằng
15/8/15
Số km
315
Động cơ
247,610 Mã lực
Tuổi
34
cứ dọn dẹp sạch sẽ đâu đấy thì nhà cháu thấy ok mà. cả năm cũng có vài lần thôi chứ có phải liên miên đâu ạ :D
 

emdanghoclai

Xe tải
Biển số
OF-62518
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
328
Động cơ
442,590 Mã lực
Website
www.facebook.com
Ở quê có tâm lý chung là nếu mình không đi giúp người ta thì về sau không ai đi giúp mình (vì ít tiên rồi dịch vụ chả có nhiều) đây là mối quan hệ có đi có lại, tâm lý có vay có trả -đám cưới xong giữ phong bì ghi số tiền ai mừng thế nào sau này trả lại đúng như thế. Hà Nội lại khác, công việc bận rộn thu nhập cao, cái gì cũng có thể thuê dịch vụ cho tiện và chuyên nghiệp. Nói chung dân Hà Nội có tính độc lập và tự chủ cao, không thích rằng buộc mấy vụ vay trả. PS: Nói gì thì nói em rất khoái xem mấy màn hát rồi nhảy đám cưới ở quê, không biết có phải nhảy giúp hay là hát giúp không chứ mình thấy ...vui :D
Ok cụ, cái này theo giáo lý nhà phật thì gọi là: Gieo nhân nào thì gặp quả nấy - Thuyết nhân quả. Mình có tốt với người thì người sẽ tốt lại với mình thôi ạ. Việc gửi phong bì trong tiệc cưới xuất phát từ việc ngày xưa dân mình nghèo khó. Để làm đám cưới phải tốn kém rất nhiều. Nên mỗi người trong bữa tiệc đến giúp chủ nhà một chút gọi là "mừng" nhưng thực tế là "gửi một chút gọi là giúp đỡ trong lúc có công việc". Không nhất thiết phải ở quê hay Hà Nội, mình cứ đối xử tốt với những người xung quanh, rồi sẽ có người đối tốt, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn. Cụ mà không đến đám cưới bạn bè, thì đến lúc cụ cưới cũng chẳng ai đến đám cưới của cụ. Chẳng nhẽ cụ lại đi thuê "dịch vụ cho thuê người ăn đám cưới" đến cho tiện.

Thêm nữa, các cụ có câu: Lá rụng về cội. Tức là lúc già, sắp chết, thường các cụ nhà ta hay về quê để sống và muốn được chết tại quê cha đất tổ. Khổ nỗi: Lúc các cụ khỏe mạnh các cụ cậy tiền, các cụ về quê coi khinh "bần nông, răng vẩu" nên khi nằm xuống, chẳng ai đến đưa tang, muốn chôn vào ruộng người ta người ta cũng không cho. Đó gọi là: Chết không có chỗ mà nằm.

Các cụ/ mợ hay nói: Cụ này tử tế hay Mợ này tử tế.
Tử là chết, Tế là lễ tế, là người đến phúng, đưa tang. Sống để làm sao khi nằm xuống có nhiều người thương tiếc đến tiễn biệt, đưa tang. Nên các cụ nhà ta vẫn nói: Nhìn đám tang của ai đó là họ biết khi sống họ sống như thế nào. Đám ma có nhiều người người đến viếng, có nhiều người đưa tiễn ra mộ là đám tang của người "Tử tế". Cái này các cụ có tiền cũng không mua được. Giống như đám tang cụ Võ Nguyên Giáp ấy ạ. Các cụ có thể ý kiến: Chết là hết, quan tâm gì ai đưa tiễn. Không, người chết thì đã chết, nhưng còn các con cháu họ đang sống, bố mẹ khi sống đã sống tốt, được nhiều người kính trọng, đó là niềm tự hào của con cháu, là tấm gương để họ sống mỗi ngày một tốt hơn.

Còn vụ màn nhảy ở quê thì em thấy nó hơi lai căng, chẳng hay ho gì, ai cũng có thời nông nổi, tâm lý mỗi tuổi mỗi khác. Nên cũng chẳng khắt khe gì. Để chúng nhảy nhô nhảy nhào lúc cho vui, giống như kiểu diễn trò hài kịch. Nhìn ngắm thấy vui là được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top