- Biển số
- OF-7
- Ngày cấp bằng
- 20/5/06
- Số km
- 2,624
- Động cơ
- 609,245 Mã lực
- Nơi ở
- AumyGara
- Website
- aumyauto.com
Sau bài vàng anh của em em nhận được nhiều thắc mắc, cảnh báo về việc độn thêm miếng spacer
khi lắp vào nó ảnh hưởng thế nào đến vận hành, an toàn, kết cấu chịu lực, góc lái....
nên mở thread này để mời các bác cùng bàn luận
Spacer là một miếng kim loại đệm vào giữa tăng bua và la zăng mục đích làm tăng độ rộng vết bánh xe, tăng sự ổn định theo phương ngang, tăng khả năng chống lật khi vào cua và làm cho chiếc xe trông ngầu hơn... nó cũng thường được sử dụng để chống cạ khi ta thay đổi kích thước lốp, lắp lốp quá cỡ, quá béo
ở nước ngoài nó được làm bằng hợp kim nhôm có cường độ chịu lực cao, với ưu điểm là rất cứng và nhẹ nhưng ở ta làm vậy rất khó nên em làm bằng 1 tấm thép đặc tiện theo đúng tiêu chuẩn bằng máy tiện CNC dày 3cm
sau khi lắp vào thì nó thế này
độ dầy mỏng của spacer phụ thuộc vào mục đích khi độn và khả năng chịu lực cho phép của từng loại xe (cái này em chưa tìm thấy ở bất cứ tài liệu nào ) có thể vài ly cho đến hàng chục cm
Những thay đổi sau khi lắp :
1. Độ chịu lực, chuyền động
Tạm bỏ qua kết cấu thép chế tạo spacer và coi 5 con bu lông đủ cường độ chịu lực thì sau khi lắp ta có thể coi spacer và chiếc mâm là 1 khối điều này tương đương ta đã thay bộ mâm khác với offset âm hơn so với nguyên bản đúng bằng độ dày spacer (offset = khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe)
ở xe em offset đang là 45 giờ còn 15
Như vậy thì
- Lực tác dụng lên đầu trục là không đổi ???
- Các cơ cấu truyền động cũng không đổi
- Cơ cấu phanh cũng không có gì thay đổi
- Chỉ có lực chịu uốn ở 5 cánh (nan hoa) của mâm là lớn hơn (hơn bao nhiêu thì chưa tính được, nhưng em chắc chắn rằng các bác khi thay mâm đúc cũng không hề biết những cái nan mỏng manh kia chịu lực được đến cỡ nào và làm bằng vật liệu gì, xuất xứ từ đâu, có đủ chịu lực cho xe mình không... hehe AQ tí để thêm phần yên tâm)
2. Hệ thống lái - Thước lái không phải chỉnh
- Góc lái không thay đổi
- Toe => Độ chụm/xòe của bánh xe theo phương thẳng đứng ko thay đổi
- Bán kính vòng cua R không thay đổi
- vậy chỉ có đường kính vết bánh khi quay 1 vòng là thay đổi tăng lên chút ít
Sau 1 tuần chạy thử em đã mở ra kiểm tra thấy mọi thứ đều chắc chắn không vấn đề gì
chỉ có xe hơi yếu hơn chút do lốp thay từ 235/70R16 =>275/70R16
Diameter lệch 7,07%
Chỉ số offset ở trang này không hiểu nó so sánh thế nào bác nào giải thích hộ em với
khi lắp vào nó ảnh hưởng thế nào đến vận hành, an toàn, kết cấu chịu lực, góc lái....
nên mở thread này để mời các bác cùng bàn luận
Spacer là một miếng kim loại đệm vào giữa tăng bua và la zăng mục đích làm tăng độ rộng vết bánh xe, tăng sự ổn định theo phương ngang, tăng khả năng chống lật khi vào cua và làm cho chiếc xe trông ngầu hơn... nó cũng thường được sử dụng để chống cạ khi ta thay đổi kích thước lốp, lắp lốp quá cỡ, quá béo
ở nước ngoài nó được làm bằng hợp kim nhôm có cường độ chịu lực cao, với ưu điểm là rất cứng và nhẹ nhưng ở ta làm vậy rất khó nên em làm bằng 1 tấm thép đặc tiện theo đúng tiêu chuẩn bằng máy tiện CNC dày 3cm
sau khi lắp vào thì nó thế này
độ dầy mỏng của spacer phụ thuộc vào mục đích khi độn và khả năng chịu lực cho phép của từng loại xe (cái này em chưa tìm thấy ở bất cứ tài liệu nào ) có thể vài ly cho đến hàng chục cm
Những thay đổi sau khi lắp :
1. Độ chịu lực, chuyền động
Tạm bỏ qua kết cấu thép chế tạo spacer và coi 5 con bu lông đủ cường độ chịu lực thì sau khi lắp ta có thể coi spacer và chiếc mâm là 1 khối điều này tương đương ta đã thay bộ mâm khác với offset âm hơn so với nguyên bản đúng bằng độ dày spacer (offset = khoảng cách từ đường chính giữa mâm đến bề mặt tiếp xúc của mâm với trục bánh xe)
ở xe em offset đang là 45 giờ còn 15
Như vậy thì
- Lực tác dụng lên đầu trục là không đổi ???
- Các cơ cấu truyền động cũng không đổi
- Cơ cấu phanh cũng không có gì thay đổi
- Chỉ có lực chịu uốn ở 5 cánh (nan hoa) của mâm là lớn hơn (hơn bao nhiêu thì chưa tính được, nhưng em chắc chắn rằng các bác khi thay mâm đúc cũng không hề biết những cái nan mỏng manh kia chịu lực được đến cỡ nào và làm bằng vật liệu gì, xuất xứ từ đâu, có đủ chịu lực cho xe mình không... hehe AQ tí để thêm phần yên tâm)
2. Hệ thống lái - Thước lái không phải chỉnh
- Góc lái không thay đổi
- Toe => Độ chụm/xòe của bánh xe theo phương thẳng đứng ko thay đổi
- Bán kính vòng cua R không thay đổi
- vậy chỉ có đường kính vết bánh khi quay 1 vòng là thay đổi tăng lên chút ít
Sau 1 tuần chạy thử em đã mở ra kiểm tra thấy mọi thứ đều chắc chắn không vấn đề gì
chỉ có xe hơi yếu hơn chút do lốp thay từ 235/70R16 =>275/70R16
Diameter lệch 7,07%
Chỉ số offset ở trang này không hiểu nó so sánh thế nào bác nào giải thích hộ em với