[Funland] Miễn dịch cộng đồng: Hiểu thế nào cho đúng?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
346
Động cơ
167,195 Mã lực
Em vừa xem ti vi thấy bảo Pháp, Đan Mạch rồi Mỹ đều đang xem xét sẽ nới lỏng các lệnh hiện tại và khôi phục kinh tế. Không biết như vậy có nghĩa là mở lại hàng không hay chưa.
Có vẻ nó mở cho người đi làm trước cụ ạ. Nó sẽ dùng test nhanh tìm kháng thể, ông nào có kháng thể miễn dịch rồi (tức là nhiễm rồi khỏi rồi mà chả biết) thì cho đi làm. Ông nào chưa nhiễm thì dùng đủ kiểu khác như là đo nhiệt độ hàng ngày trước khi vào công sở, rồi thì giám sát di động điện thoại để nếu có ca F0 nào là xem dữ liệu vị trí điện thoại để tóm sạch F1, F2 các loại luôn. Chắc sẽ nhả từ từ từng nhóm từng nhóm đi làm kiểu đó. Còn hàng không thì chắc phải sau khi bọn kia đi làm trở lại, cách xét nghiệm kháng thể này có vẻ có hiệu quả và ổn thì mới áp dụng sang hàng không để mở cửa biên giới. Em dự thế.
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Con số này của cụ là có thống kê không hay cụ tự nghĩ ra. Nếu tự tưởng tượng thì giải tán. Thớt này tranh luận trên cơ sở khoa học chứ không phải lớp học viết truyện viễn tưởng.
Thực tế là năm ngoái del có virus thì chết còn nhiều hơn năm nay có virus. Del hiểu toang ở đâu?
Toán học thôi cụ, có gì khó hiểu đâu mà tự tưởng tượng. Đây nhé:
Số người chết Q1 2020 = số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid (vì các lí do khác như tai nạn, bệnh tim, ung thư, v..v...) + số người chết vì covid = Số người chết Q1 2019 - 20,000 (1)
Tính đến 31/3/2020, tại Ý đã thông báo có 12,428 người chết vì covid, thay số vào (1) ở trên.
=> Số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid + 12,428 = Số người chết Q1 2019 - 20,000
=> Số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid = Số người chết Q1 2019 - 20,000 - 12,428
=> Số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid = Số người chết Q1 2019 - 32,428
Đấy cụ, toán học là cơ sở khoa học căn bản nhất rồi. Chỉ cần ngồi suy nghĩ cộng trừ nhân chia một chút là ra thôi.

Cụ nói không hiểu toang ở đâu chứng tỏ cụ không hiểu bản chất của tổng số người chết. Người chết có nhiều lí do (do tuổi già, do tai nạn, do bệnh tật, v..v...). Thêm nữa, trong đó có những lí do không làm ảnh hưởng nhiều và lâu đến xã hội. Q1 2019 Ý có thể có nhiều người chết hơn, nhưng họ chết vì những lí do "bình thường" nên đất nước và hệ thống y tế của Ý hoàn toàn chịu được (bằng chứng rõ ràng là Q1 năm ngoái Ý không hề rơi vào hoàn cảnh như hiện giờ). VD như một người chết vì tai nạn giao thông, hoặc chết tại nhà vì tuổi già sẽ ảnh hưởng xã hội ít hơn rất nhiều so với một người phải vật lộn tại bệnh viện vì ung thư chẳng hạn.
Covid thì khác, do số lượng lây lan quá mạnh nên dẫn đến cảnh như hiện giờ: em vừa nói ở bài trước rồi, nhưng em xin nhắc lại - bệnh viện quá tải, bệnh nhân phải nằm ngoài trời vì không còn giường và phòng bệnh, các bác sĩ phải làm thêm giờ rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ - bằng chứng rõ ràng là đã có hơn 2,000 nhân viên y tế nhiễm covid, do thiếu thốn trang thiết bị nên phải nghiến răng chọn giữa cứu ai và bỏ ai với số lượng lớn (chứ không phải 1, 2 ca riêng lẻ). Nếu cụ không nghĩ Ý toang, cụ có thể nói cho em biết, tình hình của Ý phải đến mức nào mới được coi là toang trong mắt cụ?

Em (và nhiều người khác) không chỉ phán "toang" hay "không toang" dựa trên tổng số người chết, bởi vì có quá nhiều yếu tố liên quan đến tổng số người chết. VD như nếu số người chết vì các lí do khác giảm nhiều hơn số người chết vì covid thì tổng số người chết sẽ giảm, nhưng điều này không có nghĩa covid không đáng sợ, nhất là khi sự thực rõ ngay trước mắt là số người nhiễm bệnh và chết vì covid đủ lớn để hệ thống y tế của Ý bị ảnh hưởng nặng nề. Cách nhận xét rõ nhất là dựa trên tình hình của đất nước đang bàn - và tình hình của Ý thì, như em nói, toang rồi. Nếu cụ nghĩ tình hình như vậy chưa gọi là toang thì theo ý cụ, tình cảnh của họ phải đến mức nào mới toang? Chính phủ Ý phải công bố tình trạng khẩn cấp và cách ly cả nước nghiêm ngặt (nghiêm hơn VN hiện giờ) trong khi điều ấy ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và xã hội của họ, không chính phủ nào muốn làm vậy cả. Ừ thì cụ có thể tin rằng dân ngu cu đen, hoặc các đối thủ chính trị thích phóng đại covid lên để bôi xấu nhóm cầm quyền, nhưng ở đây những người cầm quyền ở Ý đưa ra quyết định cách ly mạnh - cụ nghĩ nếu covid không đáng sợ tại sao họ lại làm thế? Đừng nên rúc đầu trong cát cho rằng tin tức, báo cáo gì cũng là "fake news" cụ ạ.

Kể cả nếu chỉ nói về số liệu thì cụ nên để ý: nếu không có covid thì số người chết trong Q1 2020 của Ý sẽ giảm so với Q1 2019 khoảng 32,000 người - nhưng do covid nên con số này chỉ giảm có 20,000. Con số 12,000 người chết vì covid này (~7% số người chết trong toàn Q1 2020) theo cụ có đáng kể không? Cụ nên nhớ đây không phải là sự trao đổi giữa hoặc (A) chết thêm 12,000 người vì covid nhưng ít người chết vì các lí do khác hoặc (B) không ai chết vì covid nhưng nhiều người chết vì lí do khác. Số người chết vì các lí do khác giảm thì không có covid cũng sẽ giảm, còn 12,000 người tử vong vì covid này là cộng thêm vào, chứ không liên quan gì nhiều với các lí do khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,286
Động cơ
74,257 Mã lực
Toán học thôi cụ, có gì khó hiểu đâu mà tự tưởng tượng. Đây nhé:
Số người chết Q1 2020 = số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid (vì các lí do khác như tai nạn, bệnh tim, ung thư, v..v...) + số người chết vì covid = Số người chết Q1 2019 - 20,000 (1)
Tính đến 31/3/2020, tại Ý đã thông báo có 12,428 người chết vì covid, thay số vào (1) ở trên.
=> Số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid + 12,428 = Số người chết Q1 2019 - 20,000
=> Số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid = Số người chết Q1 2019 - 20,000 - 12,428
=> Số người chết trong Q1 2020 nếu không có covid = Số người chết Q1 2019 - 32,428
Đấy cụ, toán học là cơ sở khoa học căn bản nhất rồi. Chỉ cần ngồi suy nghĩ cộng trừ nhân chia một chút là ra thôi.

Cụ nói không hiểu toang ở đâu chứng tỏ cụ không hiểu bản chất của tổng số người chết. Người chết có nhiều lí do (do tuổi già, do tai nạn, do bệnh tật, v..v...). Thêm nữa, trong đó có những lí do không làm ảnh hưởng nhiều và lâu đến xã hội. Q1 2019 Ý có thể có nhiều người chết hơn, nhưng họ chết vì những lí do "bình thường" nên đất nước và hệ thống y tế của Ý hoàn toàn chịu được (bằng chứng rõ ràng là Q1 năm ngoái Ý không hề rơi vào hoàn cảnh như hiện giờ). VD như một người chết vì tai nạn giao thông, hoặc chết tại nhà vì tuổi già sẽ ảnh hưởng xã hội ít hơn rất nhiều so với một người phải vật lộn tại bệnh viện vì ung thư chẳng hạn.
Covid thì khác, do số lượng lây lan quá mạnh nên dẫn đến cảnh như hiện giờ: em vừa nói ở bài trước rồi, nhưng em xin nhắc lại - bệnh viện quá tải, bệnh nhân phải nằm ngoài trời vì không còn giường và phòng bệnh, các bác sĩ phải làm thêm giờ rất nhiều, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của họ - bằng chứng rõ ràng là đã có hơn 2,000 nhân viên y tế nhiễm covid, do thiếu thốn trang thiết bị nên phải nghiến răng chọn giữa cứu ai và bỏ ai với số lượng lớn (chứ không phải 1, 2 ca riêng lẻ). Nếu cụ không nghĩ Ý toang, cụ có thể nói cho em biết, tình hình của Ý phải đến mức nào mới được coi là toang trong mắt cụ?

Em (và nhiều người khác) không chỉ phán "toang" hay "không toang" dựa trên tổng số người chết, bởi vì có quá nhiều yếu tố liên quan đến tổng số người chết. VD như nếu số người chết vì các lí do khác giảm nhiều hơn số người chết vì covid thì tổng số người chết sẽ giảm, nhưng điều này không có nghĩa covid không đáng sợ, nhất là khi sự thực rõ ngay trước mắt là số người nhiễm bệnh và chết vì covid đủ lớn để hệ thống y tế của Ý bị ảnh hưởng nặng nề. Cách nhận xét rõ nhất là dựa trên tình hình của đất nước đang bàn - và tình hình của Ý thì, như em nói, toang rồi. Nếu cụ nghĩ tình hình như vậy chưa gọi là toang thì theo ý cụ, tình cảnh của họ phải đến mức nào mới toang? Chính phủ Ý phải công bố tình trạng khẩn cấp và cách ly cả nước nghiêm ngặt (nghiêm hơn VN hiện giờ) trong khi điều ấy ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và xã hội của họ, không chính phủ nào muốn làm vậy cả. Ừ thì cụ có thể tin rằng dân ngu cu đen, hoặc các đối thủ chính trị thích phóng đại covid lên để bôi xấu nhóm cầm quyền, nhưng ở đây những người cầm quyền ở Ý đưa ra quyết định cách ly mạnh - cụ nghĩ nếu covid không đáng sợ tại sao họ lại làm thế? Đừng nên rúc đầu trong cát cho rằng tin tức, báo cáo gì cũng là "fake news" cụ ạ.

Kể cả nếu chỉ nói về số liệu thì cụ nên để ý: nếu không có covid thì số người chết trong Q1 2020 của Ý sẽ giảm so với Q1 2019 khoảng 32,000 người - nhưng do covid nên con số này chỉ giảm có 20,000. Con số 12,000 người chết vì covid này (~7% số người chết trong toàn Q1 2020) theo cụ có đáng kể không? Cụ nên nhớ đây không phải là sự trao đổi giữa hoặc (A) chết thêm 12,000 người vì covid nhưng ít người chết vì các lí do khác hoặc (B) không ai chết vì covid nhưng nhiều người chết vì lí do khác. Số người chết vì các lí do khác giảm thì không có covid cũng sẽ giảm, còn 12,000 người tử vong vì covid này là cộng thêm vào, chứ không liên quan gì nhiều với các lí do khác.
Liên tha liên thiên, số người chết ở Ý đa phần là người già và có bệnh nền sẵn, 50% là có từ 2 bệnh nền trở lên.
Nếu 1 người trên 80 tuổi vừa bị ung thư, vừa bị tiểu đường mà qua đời thì đó cũng là lý do chết tự nhiên.
Bây giờ cũng người đó bị dính con virus vào thì quy là chết do virus, sao ko quy là chết do ung thư hay tiểu đường?
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Liên tha liên thiên, số người chết ở Ý đa phần là người già và có bệnh nền sẵn, 50% là có từ 2 bệnh nền trở lên.
Nếu 1 người trên 80 tuổi vừa bị ung thư, vừa bị tiểu đường mà qua đời thì đó cũng là lý do chết tự nhiên.
Bây giờ cũng người đó bị dính con virus vào thì quy là chết do virus, sao ko quy là chết do ung thư hay tiểu đường?
Liên tha liên thiên gì hả cụ? Cụ chịu khó đọc và nghiên cứu các thông tin trước khi post bài nhé. Ý không tính những người chết vì comorbidity (những bệnh đi cùng covid ở những bệnh nhân covid) là chết vì covid cụ ạ. Chỉ những người có thể sống nếu không nhiễm covid, nhưng lại chết sau khi nhiễm covid, mới tính là chết vì covid thôi. Vì vậy nên nhiều chuyên gia mới cho rằng số ca tử vong vì covid tại các quốc gia thực tế cao hơn số lượng báo cáo. Chẳng phải mỗi Ý, nhiều nước khác cũng vậy - vd như Mỹ rất gần đây (24/3) mới yêu cầu tính chết vì các lí do khác trong khi mắc covid là chết vì covid.

VD như trường hợp của cụ, một cụ già trên 80 tuổi, ung thư giai đoạn cuối và tiểu đường, trong khi chờ chết thì nhiễm covid, nếu chết thì Ý sẽ không tính là chết vì covid. Nhưng một cụ già trên 80 tuổi, tiểu đường, nhưng không có dấu hiệu gì đáng lo về sức khỏe, nhiễm covid và chết thì sẽ tính là chết vì covid nhé.

Trừ khi cụ đang nói rằng các bác sĩ của Ý không đủ trình độ để phân biệt được chết vì covid hay bệnh nền, nếu không thì lập luận của cụ không có cơ sở lắm :) Ơ mà cụ chưa trả lời cho em ý chính về tình hình tại ý nhé (chứ không phải số liệu tổng số phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau) - đó mới là lý do thế giới nhận xét rằng Ý toang.
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,286
Động cơ
74,257 Mã lực
Liên tha liên thiên gì hả cụ? Cụ chịu khó đọc và nghiên cứu các thông tin trước khi post bài nhé. Ý không tính những người chết vì comorbidity (những bệnh đi cùng covid ở những bệnh nhân covid) là chết vì covid cụ ạ. Chỉ những người có thể sống nếu không nhiễm covid, nhưng lại chết sau khi nhiễm covid, mới tính là chết vì covid thôi. Vì vậy nên nhiều chuyên gia mới cho rằng số ca tử vong vì covid tại các quốc gia thực tế cao hơn số lượng báo cáo. Chẳng phải mỗi Ý, nhiều nước khác cũng vậy - vd như Mỹ rất gần đây (24/3) mới yêu cầu tính chết vì các lí do khác trong khi mắc covid là chết vì covid.

VD như trường hợp của cụ, một cụ già trên 80 tuổi, ung thư giai đoạn cuối và tiểu đường, trong khi chờ chết thì nhiễm covid, nếu chết thì Ý sẽ không tính là chết vì covid. Nhưng một cụ già trên 80 tuổi, tiểu đường, nhưng không có dấu hiệu gì đáng lo về sức khỏe, nhiễm covid và chết thì sẽ tính là chết vì covid nhé.

Trừ khi cụ đang nói rằng các bác sĩ của Ý không đủ trình độ để phân biệt được chết vì covid hay bệnh nền, nếu không thì lập luận của cụ không có cơ sở lắm :) Ơ mà cụ chưa trả lời cho em ý chính về tình hình tại ý nhé (chứ không phải số liệu tổng số phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau) - đó mới là lý do thế giới nhận xét rằng Ý toang.

Cơ quan y tế có trụ sở tại Rome đã kiểm tra hồ sơ y tế của khoảng 18% ca tử vong do Covid-19 tại Italy và phát hiện ra rằng chỉ có 3 bệnh nhân hoặc 0,8% trong tổng số những tử vong không có tiền sử bệnh lý.

Gần một nửa số bệnh nhân mắc ít nhất 3 bệnh trước đó và khoảng 1/4 mắc 1 hoặc 2 bệnh nền.

Trong đó, hơn 75% bệnh nhân đã tử vong bị huyết áp cao, 35% mắc bệnh tiểu đường và 1/3 trong số đó bị bệnh tim.

Độ tuổi trung bình của những người tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 ở Italy là 79,5
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Cơ quan y tế có trụ sở tại Rome đã kiểm tra hồ sơ y tế của khoảng 18% ca tử vong do Covid-19 tại Italy và phát hiện ra rằng chỉ có 3 bệnh nhân hoặc 0,8% trong tổng số những tử vong không có tiền sử bệnh lý.

Gần một nửa số bệnh nhân mắc ít nhất 3 bệnh trước đó và khoảng 1/4 mắc 1 hoặc 2 bệnh nền.

Trong đó, hơn 75% bệnh nhân đã tử vong bị huyết áp cao, 35% mắc bệnh tiểu đường và 1/3 trong số đó bị bệnh tim.

Độ tuổi trung bình của những người tử vong do nhiễm SARS-CoV-2 ở Italy là 79,5
Cụ đang hơi lập lờ - hoặc là cụ không hiểu, hoặc cụ cố tình strawman vấn đề. Em không nói, và không ai nói rằng những ca tử vong tại Ý không có ai mắc các bệnh khác cả. Em nói rằng - và điều này chính các bạn Ý đã công nhận, không chỉ Ý mà nhiều nước khác - những người tử vong tại Ý vì các bệnh khác trong khi nhiễm covid thì không được họ tính là tử vong vì covid. Có bệnh nền và tử vong vì bệnh nền là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, cụ ạ. Trong bài viết em ghi ngay ở câu thứ 4, nhưng đề phòng cụ đọc nhanh quá bỏ lỡ thì em xin phép trích lại và in đậm cho dễ thấy nhé: "Chỉ những người có thể sống nếu không nhiễm covid, nhưng lại chết sau khi nhiễm covid, mới tính là chết vì covid thôi".
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,286
Động cơ
74,257 Mã lực
Cụ đang hơi lập lờ - hoặc là cụ không hiểu, hoặc cụ cố tình strawman vấn đề. Em không nói, và không ai nói rằng những ca tử vong tại Ý không có ai mắc các bệnh khác cả. Em nói rằng - và điều này chính các bạn Ý đã công nhận, không chỉ Ý mà nhiều nước khác - những người tử vong tại Ý vì các bệnh khác trong khi nhiễm covid thì không được họ tính là tử vong vì covid. Có bệnh nền và tử vong vì bệnh nền là hai chuyện hoàn toàn khác nhau, cụ ạ. Trong bài viết em ghi ngay ở câu thứ 4, nhưng đề phòng cụ đọc nhanh quá bỏ lỡ thì em xin phép trích lại và in đậm cho dễ thấy nhé: "Chỉ những người có thể sống nếu không nhiễm covid, nhưng lại chết sau khi nhiễm covid, mới tính là chết vì covid thôi".
Có lẽ khả năng đọc hiểu của cụ có vấn đề.

“Cơ quan y tế có trụ sở tại Rome đã kiểm tra hồ sơ y tế của khoảng 18% ca tử vong do Covid-19 tại Italy và phát hiện ra rằng chỉ có 3 bệnh nhân hoặc 0,8% trong tổng số những tử vong không có tiền sử bệnh lý.”

Còn tôi nhắc lại là tôi không có nhã hứng tranh luận những giả thuyết, những con số tự nghĩ ra.
Cụ đưa ra quan điểm gì thì hãy chứng minh bằng số liệu khách quan.
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Có lẽ khả năng đọc hiểu của cụ có vấn đề.

“Cơ quan y tế có trụ sở tại Rome đã kiểm tra hồ sơ y tế của khoảng 18% ca tử vong do Covid-19 tại Italy và phát hiện ra rằng chỉ có 3 bệnh nhân hoặc 0,8% trong tổng số những tử vong không có tiền sử bệnh lý.”

Còn tôi nhắc lại là tôi không có nhã hứng tranh luận những giả thuyết, những con số tự nghĩ ra.
Cụ đưa ra quan điểm gì thì hãy chứng minh bằng số liệu khách quan.
Cụ đang giả vờ không hiểu hay là không hiểu thật vậy ạ? Đoạn trích và in đậm của cụ chỉ nói rằng trong nghiên cứu hồ sơ y tế của 18% các ca tử vong tại Ý thì chỉ có 3 bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý. Điều này không có nghĩa những người ấy chết vì bệnh nền nhưng vẫn bị tính vào covid. Điều ấy chỉ nói lên rằng những người tử vong vì covid đa phần có bệnh nền mà thôi. Nên nhớ có bệnh nền và chết vì covid, và tử vong vì bệnh nền trong khi nhiễm covid là hai việc khác nhau hoàn toàn. Em hơi lạ một chút, các bạn bộ y tế Ý (Ministero della Salute) đã từng công nhận rằng họ không tính những người chết vì comorbidity là chết vì covid rồi nên em cũng không hiểu cụ cố gắng cãi điều gì?

Thêm nữa, cụ nói cụ không có nhã hứng tranh luận về những con số tự nghĩ ra phải không? Em xin lỗi em cười một tí, vì em mới đi nghiên cứu xem thông tin của cụ nguồn từ đâu. Vòng đi vòng lại thì thông tin của cụ bắt nguồn từ bạn Stefano Scoglio. Số liệu của bạn này lấy từ đâu? Từ hai trang, istat.it và italiaora.org. Tuy nhiên, thứ nhất, trang italiaora không phải là trang chính thức, chính các bạn ấy cũng công nhận như vậy (trích từ chính italiaora: ItaliaOra.org takes the utmost care in inserting and updating the data and information on the site, however the information and data may be affected by errors or inaccuracies. ItaliaOra.org will not be responsible for errors, inaccuracies, incompleteness, omissions, reliability, availability of information, products, services, or graphic elements present on this site or distributed through our network). Thứ 2, bạn Stefano cãi rằng bạn ấy không tìm được số thống kê trên trang ISTAT, vì vậy bạn đã tự cộng bằng tay các chỉ số riêng trên ISTAT và được con số 185.967 nói trên, nhưng ngay lập tức đã có người chỉ ra rằng có file excel trên ISTAT (xem reply của bạn Andrea Pomiato), và cộng dữ liệu từ đó cho thấy 3 tháng đầu năm 2020 thực ra có nhiều hơn 6,000 người tử vong so với cùng thời điểm năm ngoái, và cụ Stefano xin link rồi im re ngay lập tức. Cụ có thể vào link dl file xls từ ISTAT tại đây để tự cộng. Vì vậy nên tóm lại, con số cụ đang dùng làm cơ sở cho lập luận của chính mình còn không chính xác từ đầu nữa (đây cũng là lỗi của em, lúc đầu em tưởng cụ lấy từ nguồn tin cậy nên không kiểm chứng, giờ đi nghiên cứu mới phát hiện ra nguồn của cụ cũng không đáng tin cậy, nhưng thực ra điều này không thay đổi lập luận của em nhiều - xem ý dưới).

Xong điểm thứ hai ở trên thì em nghĩ chúng ta đi đến kết luận được rồi, nhưng em xin chốt ý cuối. Lập luận dựa trên số liệu là đúng (mặc dù số liệu của cụ có vấn đề), nhưng cần hiểu số liệu nói lên và mang ý nghĩa gì. Đừng nên hiểu nhầm ý nghĩa của số liệu, hoặc tệ hơn (em hi vọng cụ không phải trường hợp này), cố tình bóp méo ý nghĩa số liệu để mislead người khác. Em đã giải thích về khái niệm toang rồi, và điều ấy thể hiện ngay trong hiện thực những gì đang xảy ra tại Ý. Nếu cụ muốn phản biện, cụ có thể thoải mái đưa ra bằng chứng cho em rằng các bạn tủ lạnh Ý hiểu nhầm tình huống nên tự bôi tro vào mặt, rằng không bệnh viện nào quá tải, rằng chẳng có bác sĩ nào phải làm thêm giờ nhiều hơn bình thường rất nhiều. Em rất cám ơn :)

Sửa: mà nhân tiện nói về bóp méo số liệu, bạn Stefano mà cụ lấy dữ liệu từ đó, sau khi bị chỉnh vụ dữ liệu từ ISTAT, giờ đã chuyển sang lập luận mới: bạn ấy lập luận rằng Ý có 403,454 bác sĩ, với tỉ lệ 6.7 bác sĩ / 1000 người. Ý mỗi năm có khoảng 650,000 người chết (tất cả số liệu của bạn ấy em chưa kiểm chứng, không biết đúng sai thế nào nhé), theo tỉ lệ kia tức là có khoảng 3900 bác sĩ Ý chết hàng năm, 325 người mỗi tháng. Bạn ấy phản đối rằng vậy tại sao mới "có" khoảng 94 hay cùng lắm là 150 bác sĩ chết vì covid mà đã phải lu loa lên? Khi nào con số này lên 1,500 mới là lạ. Suy nghĩ một chút, cụ có thấy tại sao lập luận với rất nhiều số liệu này khập khiễng không?
 
Chỉnh sửa cuối:

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,286
Động cơ
74,257 Mã lực
Cụ đang giả vờ không hiểu hay là không hiểu thật vậy ạ? Đoạn trích và in đậm của cụ chỉ nói rằng trong nghiên cứu hồ sơ y tế của 18% các ca tử vong tại Ý thì chỉ có 3 bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý. Điều này không có nghĩa những người ấy chết vì bệnh nền nhưng vẫn bị tính vào covid. Điều ấy chỉ nói lên rằng những người tử vong vì covid đa phần có bệnh nền mà thôi. Nên nhớ có bệnh nền và chết vì covid, và tử vong vì bệnh nền trong khi nhiễm covid là hai việc khác nhau hoàn toàn. Em hơi lạ một chút, các bạn bộ y tế Ý (Ministero della Salute) đã từng công nhận rằng họ không tính những người chết vì comorbidity là chết vì covid rồi nên em cũng không hiểu cụ cố gắng cãi điều gì?

Thêm nữa, cụ nói cụ không có nhã hứng tranh luận về những con số tự nghĩ ra phải không? Em xin lỗi em cười một tí, vì em mới đi nghiên cứu xem thông tin của cụ nguồn từ đâu. Vòng đi vòng lại thì thông tin của cụ bắt nguồn từ bạn Stefano Scoglio. Số liệu của bạn này lấy từ đâu? Từ hai trang, istat.it và italiaora.org. Tuy nhiên, thứ nhất, trang italiaora không phải là trang chính thức, chính các bạn ấy cũng công nhận như vậy (trích từ chính italiaora: ItaliaOra.org takes the utmost care in inserting and updating the data and information on the site, however the information and data may be affected by errors or inaccuracies. ItaliaOra.org will not be responsible for errors, inaccuracies, incompleteness, omissions, reliability, availability of information, products, services, or graphic elements present on this site or distributed through our network). Thứ 2, bạn Stefano cãi rằng bạn ấy không tìm được số thống kê trên trang ISTAT, vì vậy bạn đã tự cộng bằng tay các chỉ số riêng trên ISTAT và được con số 185.967 nói trên, nhưng ngay lập tức đã có người chỉ ra rằng có file excel trên ISTAT (xem reply của bạn Andrea Pomiato), và cộng dữ liệu từ đó cho thấy 3 tháng đầu năm 2020 thực ra có nhiều hơn 6,000 người tử vong so với cùng thời điểm năm ngoái, và cụ Stefano xin link rồi im re ngay lập tức. Cụ có thể vào link dl file xls từ ISTAT tại đây để tự cộng. Vì vậy nên tóm lại, con số cụ đang dùng làm cơ sở cho lập luận của chính mình còn không chính xác từ đầu nữa (đây cũng là lỗi của em, lúc đầu em tưởng cụ lấy từ nguồn tin cậy nên không kiểm chứng, giờ đi nghiên cứu mới phát hiện ra nguồn của cụ cũng không đáng tin cậy, nhưng thực ra điều này không thay đổi lập luận của em nhiều - xem ý dưới).

Xong điểm thứ hai ở trên thì em nghĩ chúng ta đi đến kết luận được rồi, nhưng em xin chốt ý cuối. Lập luận dựa trên số liệu là đúng (mặc dù số liệu của cụ có vấn đề), nhưng cần hiểu số liệu nói lên và mang ý nghĩa gì. Đừng nên hiểu nhầm ý nghĩa của số liệu, hoặc tệ hơn (em hi vọng cụ không phải trường hợp này), cố tình bóp méo ý nghĩa số liệu để mislead người khác. Em đã giải thích về khái niệm toang rồi, và điều ấy thể hiện ngay trong hiện thực những gì đang xảy ra tại Ý. Nếu cụ muốn phản biện, cụ có thể thoải mái đưa ra bằng chứng cho em rằng các bạn tủ lạnh Ý hiểu nhầm tình huống nên tự bôi tro vào mặt, rằng không bệnh viện nào quá tải, rằng chẳng có bác sĩ nào phải làm thêm giờ nhiều hơn bình thường rất nhiều. Em rất cám ơn :)
Thôi chốt lại cho cụ phát cuối, vì cụ gõ rõ dài nhưng chẳng mang lại thông tin gì cả.
Độ tuổi tử vong do covid-19 ở Ý trung bình là 80 tuổi, ok? Trung bình có nghĩa là nếu có 1 ông 60 tuổi die thì có 2 ông 90 tuổi đi cùng trong thống kê, ok? Độ tuổi này ở VN thì làm mừng thọ mấy lần, cụ có đi thì người ta cũng bảo là do tuổi già thôi.
Những người die vì covid có ít nhất trong người các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ok? Có ông còn mắc 1 lúc vài bệnh.
Bây giờ 1 ông 80 tuổi, vừa cao huyết áp vừa tiểu đường... thì người ta gọi là như “ngọn đèn trước gió” rồi, chẳng cần covid thì chỉ cần 1 trận cúm mùa, 1 trận cảm nắng cũng đủ die.
Năm ngoái cũng rất nhiều cụ die vì cúm mùa, năm 2009 cũng rất nhiều cụ die vì H1N1... thậm chí die còn nhiều hơn covid (số liệu thực tế đã có) thì con covid này nó cũng như cúm mùa mà thôi, các năm trước sao del bảo là toang?
Còn covid này nó có nguy hiểm hay không? 80% số người nhiễm covid không có triệu chứng, chỉ có 20% cần can thiệp y tế. Và nếu 1 người không có bệnh nền sẵn thì khả năng die là 0,8% trong số 20% này. Túm lại khả năng tử vong của 1 người - không có bệnh nền là 0,8% x 0,2 % = 0,16 %. Tức là còn kém cả tỷ lệ tử vong do cúm mùa. Những năm trước có ai bảo cúm mùa là toang?
Xét trên tỷ lệ này thì có hàng triệu, vài chục triệu người đã nhiễm và đã khỏi có khi còn del biết. Vậy con covid này nó có giống như con ngáo ộp ăn thịt người mà media đang mô tả không? Cái đó tự tư duy.
Điều nguy hiểm của con covid này khi mới xuất hiện là người ta chưa hiểu về nó và cơ chế lây lan âm thầm. Nhưng bây giờ biết rồi thì nó sẽ được coi như cúm thôi. Thằng TQ nó chẳng ăn chơi nhảy múa rồi, 1 lũ châu Âu: Séc, Áo, Đan Mạch, Na uy cũng đang chuẩn bị quay về cuộc sống bình thường.
 
Chỉnh sửa cuối:

taplai2012

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
30,284
Động cơ
517,553 Mã lực
Về lâu dài miễn dịch cộng đồng như tây Âu làm lúc đầu là tốt. Con người cũng thích nghi, virus cũng tiến hóa để không làm chết vật chủ. Dần dần con người sẽ thành vật chủ tương tự loài dơi hay tê tê gì đó.
Tuy nhiên cái giá quá đắt về an sinh xã hội gây ra khủng hoảng nhân đạo.
Em nghĩ như VN hiện nay khá hợp lý. Thứ nhất không làm quá tải hệ thống y tế, tránh khủng hoảng xã hội, nhân dân yên tâm. Con virus này nếu có đủ thời gian thì việc tạo ra vaccin không phải điều quá khó khăn.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Mới đọc báo Đức và chia sẻ với các bác các bạn:

Theo thống kê: 4,7% người có triệu chứng dưới 60 tuổi mới phải vào viện, trong đó số ít bị nặng. Phần còn lại tự khỏi. Chỉ có 1,2% người dưới 30 tuổi có triệu chứng mới phải vào viện. Phần lớn người trẻ hoặc khoẻ bị lây nhiễm mà không biết thì không tính vào số ca bị nhiễm.
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
37
Thôi chốt lại cho cụ phát cuối, vì cụ gõ rõ dài nhưng chẳng mang lại thông tin gì cả.
Độ tuổi tử vong do covid-19 ở Ý trung bình là 80 tuổi, ok? Trung bình có nghĩa là nếu có 1 ông 60 tuổi die thì có 2 ông 90 tuổi đi cùng trong thống kê, ok? Độ tuổi này ở VN thì làm mừng thọ mấy lần, cụ có đi thì người ta cũng bảo là do tuổi già thôi.
Những người die vì covid có ít nhất trong người các bệnh: cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ok? Có ông còn mắc 1 lúc vài bệnh.
Bây giờ 1 ông 80 tuổi, vừa cao huyết áp vừa tiểu đường... thì người ta gọi là như “ngọn đèn trước gió” rồi, chẳng cần covid thì chỉ cần 1 trận cúm mùa, 1 trận cảm nắng cũng đủ die.
Năm ngoái cũng rất nhiều cụ die vì cúm mùa, năm 2009 cũng rất nhiều cụ die vì H1N1... thậm chí die còn nhiều hơn covid (số liệu thực tế đã có) thì con covid này nó cũng như cúm mùa mà thôi, các năm trước sao del bảo là toang?
Còn covid này nó có nguy hiểm hay không? 80% số người nhiễm covid không có triệu chứng, chỉ có 20% cần can thiệp y tế. Và nếu 1 người khoẻ mạnh, không có bệnh thì khả năng die là 0,8% trong số 20% này. Túm lại khả năng tử vong của 1 người - không có bệnh nền là 0,8% x 0,2 % = 0,16 %. Tức là còn kém cả tỷ lệ tử vong do cúm mùa. Những năm trước có ai bảo cúm mùa là toang?
Xét trên tỷ lệ này thì có hàng triệu, vài chục triệu người đã nhiễm và đã khỏi có khi còn del biết. Vậy con covid này nó có giống như con ngáo ộp ăn thịt người mà media đang mô tả không? Cái đó tự tư duy.
Điều nguy hiểm của con covid này khi mới xuất hiện là người ta chưa hiểu về nó và cơ chế lây lan âm thầm. Nhưng bây giờ biết rồi thì nó sẽ được coi như cúm thôi. Thằng TQ nó chẳng ăn chơi nhảy múa rồi, 1 lũ châu Âu: Séc, Áo, Đan Mạch, Na uy cũng đang chuẩn bị quay về cuộc sống bình thường.
Ơ, thế thông tin là nguồn mà cụ lấy số liệu là không đáng tin cậy và không chính xác không "mang lại thông tin" gì hả cụ :(

Nhưng thôi, tạm bỏ qua chuyện đó để đến các ý hiện giờ của cụ trong bài này. Nếu em không hiểu nhầm thì ý cụ là những người trên 80 tuổi, nhất là trên 80 tuổi và có một số bệnh nền mà qua đời thì không đáng kể? Nếu cụ thật sự nghĩ như vậy thì em xin phép không đồng ý với cụ. Một sinh mạng cũng là một sinh mạng. Một người nếu bình thường có thể sống đến 100, 90, hay thậm chí chỉ 82 tuổi mà phải qua đời tại tuổi 80 vì covid thì cũng là một sinh mạng mất đi. Em không biết cụ ra sao, nhưng em sẽ không thể phủi tay "là do tuổi già thôi". Chết tự nhiên là một chuyện, và chết vì bệnh lại là chuyện khác chứ.

Hơn nữa, mời cụ xem biểu đồ tại đây. Cụ có thể thấy tính đến hôm qua 11/4, mặc dù đa phần người tử vong là người >80 tuổi thật, nhưng cũng có 2,000 người 60-69 tuổi (10%), và 692 người từ 50-59 tuổi (3.6%), và 169 người 40-49 tuổi (0.9%), dưới 49 tuổi chỉ có dưới 50 người nên em không tính đến. Những con số hàng trăm, hàng nghìn người này hoàn toàn không phải không đáng kể (tỉ lệ nhập viện của cúm mùa chỉ có 1.3% thôi nhé, để cụ so sánh, tử vong là 0.1). Đó là chưa tính đến số người phải nhập viện - 20% trong số ca nhiễm bệnh cần can thiệp y tế, như vậy trong 152,271 người (số người nhiễm bệnh đến 12/4 tại Ý) thì 30,454 người cần nhập viện, trong đó 7,613 người cần vào ICU. Tất cả số họ sẽ cần mỗi người một giường trong thời gian từ khoảng 2-4 tuần, và các trường hợp nguy cấp sẽ cần giường ICU trong ~10-14 ngày cộng thêm với thời gian nằm giường thường sau đó (nếu không nghẻo). Thêm những ca phải nằm viện không vì covid mà vì các bệnh khác, cụ nghĩ như vậy y tế có quá tải không? VD như vùng Lombardy tính đến hôm qua có 57,592 ca bệnh, khoảng 2,879 người cần giường ICU, và khi dịch nổ ra chỉ có 500 giường ICU công + 150 tư (tổng cộng 650 cho tất cả các ca cần ICU chứ không chỉ giới hạn với covid) - cụ nghĩ xem như vậy bệnh viện cầm cự ra sao?

Cụ nói rất nhiều người chết vì cúm mùa và rất nhiều người chết vì H1N1 là sai nhé. Em lấy số liệu của CDC Mỹ cho cụ tham khảo: trong 1 năm 2009 - 2010, có trung bình khoảng 12,469 người chết tại Mỹ do H1N1. Trong mùa địch 2019-2020, có khoảng 24,000 người chết vì cúm mùa. Để so sánh, chỉ trong hai tháng từ khi bùng phát dịch tại Mỹ đến giờ, covid đã khiến giết chết ít nhất 20,223 người (con số này CDC đã công nhận rằng không đầy đủ). Theo ước tính, trong trường hợp tốt đẹp nếu Mỹ tiếp tục duy trì giãn cách xã hội, sẽ "chỉ có" khoảng 60,000 người chết. Cụ thấy sao ạ? Chỉ trong 2-3 tháng, covid đã giết chết nhiều người hơn H1N1 và ngang ngửa cúm mùa, và nếu trong trường hợp tốt nhất thì cuối cùng cũng sẽ giết chết nhiều hơn cúm mùa vài lần tại cuối dịch.

Thêm nữa, em không biết cụ tư duy kiểu gì mà tự nhiên ra 80% "số người nhiễm covid không có triệu chứng". Đây có thể do thiếu hiểu biết. Theo thống kê thế giới hiện giờ, 80% số người nhiễm covid là có triệu chứng nhẹ (ho, sốt, khó thở) cụ nhé, chỉ có 5-15% là không có triệu chứng thôi. Và tỉ lệ tử vong là 3% cụ nhé, so sánh với cúm mùa tỉ lệ tử vong là 0.1%, tức là gấp 30 lần. Với đất nước có nhóm người già, có bệnh nền nhiều (như Ý chẳng hạn) thì tỉ lệ này còn cao nữa - vd tỉ lệ của Ý đang là 12.8%. Mà nhân tiện, tỉ lệ tử vong của cúm mùa chỉ có 0.1% thôi nhé, và tỉ lệ này bao gồm cả người khỏe mạnh lẫn người mắc bệnh nền đấy. Em không biết khả năng toán của cụ ra sao, nhưng lần gần nhất em kiểm tra thì 0.16% > 0.1% (mà thực ra 0.16 là cụ tự tính, chứ em chưa thấy tổ chức nào trên thế giới nêu con số này cả)

Xếp số liệu sang một bên, cụ hỏi tại sao các năm trước không bảo là toang? Em giải thích rồi mà. "Toang" không phải chỉ dựa trên số người nhập viện hay số người tử vong. "Toang" dựa trên tình hình đất nước chống chịu dịch. Khi nào bệnh viện quá tải thì là toang. Khi bệnh nhân phải nằm la liệt chờ được nhập viện thì toang. Khi các bác sĩ phải lựa chọn sinh tử cho người khác nhiều lần thì toang. Tóm lại, khi nền y tế bắt đầu không thể gánh được nữa, đến mức người thường cũng thấy được, thì gọi là toang. Mỗi nước sẽ có điểm toang khác nhau do cơ sở hạ tầng khác nhau, có nước có thể chịu được 100,000 người bệnh, nhưng có nước sẽ chỉ chịu được 1,000 - 2,000 mà thôi. Cụ nhớ lại xem, các năm trước có bao giờ tình cảnh rơi đến mức này tại Ý chưa? taị Mỹ thì sao?

Cuối cùng, có vẻ cụ rất thiếu thông tin, hoặc cụ không đọc nhiều nguồn. Chẳng có TQ nào "nhảy múa ăn chơi" ở đây cả, và Áo, Séc, Đan Mạch, Nauy cũng không "quay về cuộc sống bình thường" luôn. Những gì Áo, Séc, Đan Mạch, Nauy sắp làm là nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. VD như Áo chỉ cho phép cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn nhà hàng (VN mình thì chưa bao giờ bắt các hàng ăn đóng cửa 100%) và những nơi con người tiếp xúc gần nhau (vd phòng tập gym, tiệm cắt tóc, v..v...) thì có thể phải đợi đến giữa tháng 5 hoặc đầu T6. Các sự kiện tập thể sẽ không được quay lại cho đến tháng 7, và trường học là giữa tháng 5 (mặc dù cuối tháng 4 họ sẽ xem xét lại tình hình). Đan Mạch cũng tương tự, nhưng mở cửa trường học sớm hơn (15/4). Chỉ có Séc là "mạnh tay nhất" - cho phép các hoạt động thể dục thể thao theo nhóm nhỏ nơi công cộng được trở lại, và mở cửa các đường bay, nhưng ai nhập cảnh vẫn phải trải qua 14 ngày cách ly. Đấy, các bạn ấy nới lỏng, nhưng chưa ai cho về cuộc sống bình thường cả cụ ạ. Chưa kể các nhà chuyên gia Anh, Mỹ và EU còn đang nói rằng việc này chỉ mang tính chất thí nghiệm cho các nước nói trên, và như mọi thí nghiệm, luôn có yếu tố rủi ro đi kèm. Không ai nói chắc được quyết định đó là đúng hay sai. Chẳng nước nào, kể cả Đan Mạch hay Séc, "chỉ coi nó như cúm thôi" cả. Nếu cụ nghĩ thế thì em nghĩ cụ hơi... ngây thơ (nói một cách lịch sự), chắc cụ cũng thuộc nhóm tin tưởng Trump phỏng? (mà vậy cũng không phải, vì Trump cũng cóng từ lâu rồi...)

Không ai nói rằng phải quá đề cao bệnh cả, nhưng cần hiểu bệnh nguy hiểm đến đâu. Covid đáng sợ hơn cúm mùa của cụ nhiều lắm :)
 
Chỉnh sửa cuối:

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,806
Động cơ
382,340 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Ơ, thế thông tin là nguồn mà cụ lấy số liệu là không đáng tin cậy và không chính xác không "mang lại thông tin" gì hả cụ :(

Nhưng thôi, tạm bỏ qua chuyện đó để đến các ý hiện giờ của cụ trong bài này. Nếu em không hiểu nhầm thì ý cụ là những người trên 80 tuổi, nhất là trên 80 tuổi và có một số bệnh nền mà qua đời thì không đáng kể? Nếu cụ thật sự nghĩ như vậy thì em xin phép không đồng ý với cụ. Một sinh mạng cũng là một sinh mạng. Một người nếu bình thường có thể sống đến 100, 90, hay thậm chí chỉ 82 tuổi mà phải qua đời tại tuổi 80 vì covid thì cũng là một sinh mạng mất đi. Em không biết cụ ra sao, nhưng em sẽ không thể phủi tay "là do tuổi già thôi". Chết tự nhiên là một chuyện, và chết vì bệnh lại là chuyện khác chứ.

Hơn nữa, mời cụ xem biểu đồ tại đây. Cụ có thể thấy tính đến hôm qua 11/4, mặc dù đa phần người tử vong là người >80 tuổi thật, nhưng cũng có 2,000 người 60-69 tuổi (10%), và 692 người từ 50-59 tuổi (3.6%), và 169 người 40-49 tuổi (0.9%), dưới 49 tuổi chỉ có dưới 50 người nên em không tính đến. Những con số hàng trăm, hàng nghìn người này hoàn toàn không phải không đáng kể (tỉ lệ nhập viện của cúm mùa chỉ có 1.3% thôi nhé, để cụ so sánh, tử vong là 0.1). Đó là chưa tính đến số người phải nhập viện - 20% trong số ca nhiễm bệnh cần can thiệp y tế, như vậy trong 152,271 người (số người nhiễm bệnh đến 12/4 tại Ý) thì 30,454 người cần nhập viện, trong đó 7,613 người cần vào ICU. Tất cả số họ sẽ cần mỗi người một giường trong thời gian từ khoảng 2-4 tuần, và các trường hợp nguy cấp sẽ cần giường ICU trong ~10-14 ngày cộng thêm với thời gian nằm giường thường sau đó (nếu không nghẻo). Thêm những ca phải nằm viện không vì covid mà vì các bệnh khác, cụ nghĩ như vậy y tế có quá tải không? VD như vùng Lombardy tính đến hôm qua có 57,592 ca bệnh, khoảng 2,879 người cần giường ICU, và khi dịch nổ ra chỉ có 500 giường ICU công + 150 tư (tổng cộng 650 cho tất cả các ca cần ICU chứ không chỉ giới hạn với covid) - cụ nghĩ xem như vậy bệnh viện cầm cự ra sao?

Cụ nói rất nhiều người chết vì cúm mùa và rất nhiều người chết vì H1N1 là sai nhé. Em lấy số liệu của CDC Mỹ cho cụ tham khảo: trong 1 năm 2009 - 2010, có trung bình khoảng 12,469 người chết tại Mỹ do H1N1. Trong mùa địch 2019-2020, có khoảng 24,000 người chết vì cúm mùa. Để so sánh, chỉ trong hai tháng từ khi bùng phát dịch tại Mỹ đến giờ, covid đã khiến giết chết ít nhất 20,223 người (con số này CDC đã công nhận rằng không đầy đủ). Theo ước tính, trong trường hợp tốt đẹp nếu Mỹ tiếp tục duy trì giãn cách xã hội, sẽ "chỉ có" khoảng 60,000 người chết. Cụ thấy sao ạ? Chỉ trong 2-3 tháng, covid đã giết chết nhiều người hơn H1N1 và ngang ngửa cúm mùa, và nếu trong trường hợp tốt nhất thì cuối cùng cũng sẽ giết chết nhiều hơn cúm mùa vài lần tại cuối dịch.

Thêm nữa, em không biết cụ tư duy kiểu gì mà tự nhiên ra 80% "số người nhiễm covid không có triệu chứng". Đây có thể do thiếu hiểu biết. Theo thống kê thế giới hiện giờ, 80% số người nhiễm covid là có triệu chứng nhẹ (ho, sốt, khó thở) cụ nhé, chỉ có 5-15% là không có triệu chứng thôi. Và tỉ lệ tử vong là 3% cụ nhé, so sánh với cúm mùa tỉ lệ tử vong là 0.1%, tức là gấp 30 lần. Với đất nước có nhóm người già, có bệnh nền nhiều (như Ý chẳng hạn) thì tỉ lệ này còn cao nữa - vd tỉ lệ của Ý đang là 12.8%. Mà nhân tiện, tỉ lệ tử vong của cúm mùa chỉ có 0.1% thôi nhé, và tỉ lệ này bao gồm cả người khỏe mạnh lẫn người mắc bệnh nền đấy. Em không biết khả năng toán của cụ ra sao, nhưng lần gần nhất em kiểm tra thì 0.16% > 0.1% (mà thực ra 0.16 là cụ tự tính, chứ em chưa thấy tổ chức nào trên thế giới nêu con số này cả)

Xếp số liệu sang một bên, cụ hỏi tại sao các năm trước không bảo là toang? Em giải thích rồi mà. "Toang" không phải chỉ dựa trên số người nhập viện hay số người tử vong. "Toang" dựa trên tình hình đất nước chống chịu dịch. Khi nào bệnh viện quá tải thì là toang. Khi bệnh nhân phải nằm la liệt chờ được nhập viện thì toang. Khi các bác sĩ phải lựa chọn sinh tử cho người khác nhiều lần thì toang. Tóm lại, khi nền y tế bắt đầu không thể gánh được nữa, đến mức người thường cũng thấy được, thì gọi là toang. Mỗi nước sẽ có điểm toang khác nhau do cơ sở hạ tầng khác nhau, có nước có thể chịu được 100,000 người bệnh, nhưng có nước sẽ chỉ chịu được 1,000 - 2,000 mà thôi. Cụ nhớ lại xem, các năm trước có bao giờ tình cảnh rơi đến mức này tại Ý chưa? taị Mỹ thì sao?

Cuối cùng, có vẻ cụ rất thiếu thông tin, hoặc cụ không đọc nhiều nguồn. Chẳng có TQ nào "nhảy múa ăn chơi" ở đây cả, và Áo, Séc, Đan Mạch, Nauy cũng không "quay về cuộc sống bình thường" luôn. Những gì Áo, Séc, Đan Mạch, Nauy sắp làm là nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. VD như Áo chỉ cho phép cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn nhà hàng (VN mình thì chưa bao giờ bắt các hàng ăn đóng cửa 100%) và những nơi con người tiếp xúc gần nhau (vd phòng tập gym, tiệm cắt tóc, v..v...) thì có thể phải đợi đến giữa tháng 5 hoặc đầu T6. Các sự kiện tập thể sẽ không được quay lại cho đến tháng 7, và trường học là giữa tháng 5 (mặc dù cuối tháng 4 họ sẽ xem xét lại tình hình). Đan Mạch cũng tương tự, nhưng mở cửa trường học sớm hơn (15/4). Chỉ có Séc là "mạnh tay nhất" - cho phép các hoạt động thể dục thể thao theo nhóm nhỏ nơi công cộng được trở lại, và mở cửa các đường bay, nhưng ai nhập cảnh vẫn phải trải qua 14 ngày cách ly. Đấy, các bạn ấy nới lỏng, nhưng chưa ai cho về cuộc sống bình thường cả cụ ạ. Chưa kể các nhà chuyên gia Anh, Mỹ và EU còn đang nói rằng việc này chỉ mang tính chất thí nghiệm cho các nước nói trên, và như mọi thí nghiệm, luôn có yếu tố rủi ro đi kèm. Không ai nói chắc được quyết định đó là đúng hay sai. Chẳng nước nào, kể cả Đan Mạch hay Séc, "chỉ coi nó như cúm thôi" cả. Nếu cụ nghĩ thế thì em nghĩ cụ hơi... ngây thơ (nói một cách lịch sự), chắc cụ cũng thuộc nhóm tin tưởng Trump phỏng? (mà vậy cũng không phải, vì Trump cũng cóng từ lâu rồi...)

Không ai nói rằng phải quá đề cao bệnh cả, nhưng cần hiểu bệnh nguy hiểm đến đâu. Covid đáng sợ hơn cúm mùa của cụ nhiều lắm :)
Cảm ơn về các bài viết của cụ. Rất tâm huyết.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Còn covid này nó có nguy hiểm hay không? 80% số người nhiễm covid không có triệu chứng, chỉ có 20% cần can thiệp y tế. Và nếu 1 người không có bệnh nền sẵn thì khả năng die là 0,8% trong số 20% này. Túm lại khả năng tử vong của 1 người - không có bệnh nền là 0,8% x 0,2 % = 0,16 %. Tức là còn kém cả tỷ lệ tử vong do cúm mùa. Những năm trước có ai bảo cúm mùa là toang?
Chính bác nói 20% cần can thiệp y tế. Với 140k ca trong tháng vừa rồi, Ý cần 28k giường bệnh viện. Lúc đỉnh thì Ý đã cần 4068 giường ICU, tập trung trong vùng Lombardi, và trung bình mỗi người nằm đó 15 ngày. Trước dịch thì Ý có 12500 giường ICU.

Điều đặc biệt là tỉ lệ cần ICU ở người già và người trẻ là như nhau, nên khi để mdcd thoải mái thì số người cần ICU sẽ tăng cấp số nhân theo số ca, tới khi nào đầy hết thì làm sao? Người ta nói toang là toang bệnh viện đó bác, chứ không chỉ toang nhà xác.
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,025
Động cơ
288,294 Mã lực
Ý toang? Chắc là lời của mấy ông đang cho tay vào quần và mồm hô khẩu hiệu.

Thống kê số người chết theo quý của Italia.
Quý 1/2019 ~ 186 nghìn ca chết (không bao gồm coronavirus).
Quý 1/2020 ~ 165 nghìn ca chết (bao gồm cả do coronavirus). Giảm 20 nghìn.

A566C702-A6A1-4D5E-B29B-D9910A01F850.jpeg
Tui có thống kê khác đây:


Riêng vùng Lombardi, giai đoạn 1-21/3 số người chết tăng hơn gấp 2.5 lần so cùng kỳ năm ngoái.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,658
Động cơ
257,985 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Nếu biết mình bị hiv mà còn cố tình lừa người khác qhtd để lây, thì giống ví dụ trên e đã nêu cụ nhé. Theo e, nếu cụ để mình bị lây hiv, cụ nên tự trách mình thì tốt hơn.

Cụ ơi nếu em ko bị ncov, thì về mặt pháp luật, anh C giỏi lắm xử lý e hành chính 200k :))
Việc biết mình bị hiv nhưng cố tìm cách lây cho người khác/biết mình bị ncov, cố tình lây cho người khác, nó khác hoàn toàn với việc không biết mình bị hiv nên qhtd/ không biết mình bị ncov, nên cứ vô tư sinh hoạt cộng đồng.
Cháu không nói đến việc chủ động để mình bị nhiễm bệnh. Cụ lại đảo trật tự đối tượng trong câu chuyện rồi :D
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Ý toang? Chắc là lời của mấy ông đang cho tay vào quần và mồm hô khẩu hiệu.

Thống kê số người chết theo quý của Italia.
Quý 1/2019 ~ 186 nghìn ca chết (không bao gồm coronavirus).
Quý 1/2020 ~ 165 nghìn ca chết (bao gồm cả do coronavirus). Giảm 20 nghìn.

A566C702-A6A1-4D5E-B29B-D9910A01F850.jpeg
Dân số Italy năm 2019: 60.360.000
Số người chết tháng 1/ 2019: 185.976
Tỷ lệ chết/ dân số : 0,31%

Tỷ lệ chết bởi Corona / số người nhiễm
19.468/152.271= 12,78%
Link: https://www.worldometers.info/coronavirus/country/italy/
Nếu toàn bộ dân Italy nhiễm bệnh
Thì con số người chết sẽ là
60.360.000×10% = 6.300.000 người, nếu chia đều cho 12 tháng thì số người chết là 503.000, cao gấp 2,5 lần so với số người chết thường niên.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Tui có thống kê khác đây:


Riêng vùng Lombardi, giai đoạn 1-21/3 số người chết tăng hơn gấp 2.5 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Vậy là khớp số
Dân số Italy năm 2019: 60.360.000
Số người chết tháng 1/ 2019: 185.976
Tỷ lệ chết/ dân số : 0,31%

Tỷ lệ chết bởi Corona / số người nhiễm
19.468/152.271= 12,78%
Link: https://www.worldometers.info/coronavirus/country/italy/
Nếu toàn bộ dân Italy nhiễm bệnh
Thì con số người chết sẽ là
60.360.000×10% = 6.300.000 người, nếu chia đều cho 12 tháng thì số người chết là 503.000, cao gấp 2,5 lần so với số người chết thường niên.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,286
Động cơ
74,257 Mã lực
Dân số Italy năm 2019: 60.360.000
Số người chết tháng 1/ 2019: 185.976
Tỷ lệ chết/ dân số : 0,31%

Tỷ lệ chết bởi Corona / số người nhiễm
19.468/152.271= 12,78%
Link: https://www.worldometers.info/coronavirus/country/italy/
Nếu toàn bộ dân Italy nhiễm bệnh
Thì con số người chết sẽ là
60.360.000×10% = 6.300.000 người, nếu chia đều cho 12 tháng thì số người chết là 503.000, cao gấp 2,5 lần so với số người chết thường niên.
Có rất nhiều người nhiễm covid mà không có triệu chứng, nhiễm và khỏi 1 cách tự nhiên nên không ghi nhận vào tổng số ca nhiễm.
Có thể đã có hàng chục triệu ca nhiễm.
 

KatKik

Xe điện
Biển số
OF-565689
Ngày cấp bằng
23/4/18
Số km
3,843
Động cơ
186,326 Mã lực
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top