Ơ, thế thông tin là nguồn mà cụ lấy số liệu là không đáng tin cậy và không chính xác không "mang lại thông tin" gì hả cụ
Nhưng thôi, tạm bỏ qua chuyện đó để đến các ý hiện giờ của cụ trong bài này. Nếu em không hiểu nhầm thì ý cụ là những người trên 80 tuổi, nhất là trên 80 tuổi và có một số bệnh nền mà qua đời thì không đáng kể? Nếu cụ thật sự nghĩ như vậy thì em xin phép không đồng ý với cụ. Một sinh mạng cũng là một sinh mạng. Một người nếu bình thường có thể sống đến 100, 90, hay thậm chí chỉ 82 tuổi mà phải qua đời tại tuổi 80 vì covid thì cũng là một sinh mạng mất đi. Em không biết cụ ra sao, nhưng em sẽ không thể phủi tay "là do tuổi già thôi". Chết tự nhiên là một chuyện, và chết vì bệnh lại là chuyện khác chứ.
Hơn nữa, mời cụ xem biểu đồ tại
đây. Cụ có thể thấy tính đến hôm qua 11/4, mặc dù đa phần người tử vong là người >80 tuổi thật, nhưng cũng có 2,000 người 60-69 tuổi (10%), và 692 người từ 50-59 tuổi (3.6%), và 169 người 40-49 tuổi (0.9%), dưới 49 tuổi chỉ có dưới 50 người nên em không tính đến. Những con số hàng trăm, hàng nghìn người này hoàn toàn không phải không đáng kể (tỉ lệ nhập viện của cúm mùa chỉ có 1.3% thôi nhé, để cụ so sánh, tử vong là 0.1). Đó là chưa tính đến số người phải nhập viện - 20% trong số ca nhiễm bệnh cần can thiệp y tế, như vậy trong 152,271 người (số người nhiễm bệnh đến 12/4 tại Ý) thì 30,454 người cần nhập viện, trong đó 7,613 người cần vào ICU. Tất cả số họ sẽ cần mỗi người một giường trong thời gian từ khoảng 2-4 tuần, và các trường hợp nguy cấp sẽ cần giường ICU trong ~10-14 ngày cộng thêm với thời gian nằm giường thường sau đó (nếu không nghẻo). Thêm những ca phải nằm viện không vì covid mà vì các bệnh khác, cụ nghĩ như vậy y tế có quá tải không? VD như vùng Lombardy tính đến hôm qua có 57,592 ca bệnh, khoảng 2,879 người cần giường ICU, và khi dịch nổ ra chỉ có 500 giường ICU công + 150 tư (tổng cộng 650 cho tất cả các ca cần ICU chứ không chỉ giới hạn với covid) - cụ nghĩ xem như vậy bệnh viện cầm cự ra sao?
Cụ nói rất nhiều người chết vì cúm mùa và rất nhiều người chết vì H1N1 là sai nhé. Em lấy số liệu của CDC Mỹ cho cụ tham khảo: trong 1 năm 2009 - 2010, có trung bình khoảng 12,469 người chết tại Mỹ do H1N1. Trong mùa địch 2019-2020, có khoảng 24,000 người chết vì cúm mùa. Để so sánh, chỉ trong hai tháng từ khi bùng phát dịch tại Mỹ đến giờ, covid đã khiến giết chết ít nhất 20,223 người (con số này CDC đã công nhận rằng không đầy đủ). Theo ước tính, trong trường hợp tốt đẹp nếu Mỹ tiếp tục duy trì giãn cách xã hội, sẽ "chỉ có" khoảng 60,000 người chết. Cụ thấy sao ạ? Chỉ trong 2-3 tháng, covid đã giết chết nhiều người hơn H1N1 và ngang ngửa cúm mùa, và nếu trong trường hợp tốt nhất thì cuối cùng cũng sẽ giết chết nhiều hơn cúm mùa vài lần tại cuối dịch.
Thêm nữa, em không biết cụ tư duy kiểu gì mà tự nhiên ra 80% "số người nhiễm covid không có triệu chứng". Đây có thể do thiếu hiểu biết. Theo thống kê thế giới hiện giờ, 80% số người nhiễm covid là có triệu chứng nhẹ (ho, sốt, khó thở) cụ nhé, chỉ có 5-15% là không có triệu chứng thôi. Và tỉ lệ tử vong là 3% cụ nhé, so sánh với cúm mùa tỉ lệ tử vong là 0.1%, tức là gấp 30 lần. Với đất nước có nhóm người già, có bệnh nền nhiều (như Ý chẳng hạn) thì tỉ lệ này còn cao nữa - vd tỉ lệ của Ý đang là 12.8%. Mà nhân tiện, tỉ lệ tử vong của cúm mùa chỉ có 0.1% thôi nhé, và tỉ lệ này bao gồm cả người khỏe mạnh lẫn người mắc bệnh nền đấy. Em không biết khả năng toán của cụ ra sao, nhưng lần gần nhất em kiểm tra thì 0.16% > 0.1% (mà thực ra 0.16 là cụ tự tính, chứ em chưa thấy tổ chức nào trên thế giới nêu con số này cả)
Xếp số liệu sang một bên, cụ hỏi tại sao các năm trước không bảo là toang? Em giải thích rồi mà. "Toang" không phải chỉ dựa trên số người nhập viện hay số người tử vong. "Toang" dựa trên tình hình đất nước chống chịu dịch. Khi nào bệnh viện quá tải thì là toang. Khi bệnh nhân phải nằm la liệt chờ được nhập viện thì toang. Khi các bác sĩ phải lựa chọn sinh tử cho người khác nhiều lần thì toang. Tóm lại, khi nền y tế bắt đầu không thể gánh được nữa, đến mức người thường cũng thấy được, thì gọi là toang. Mỗi nước sẽ có điểm toang khác nhau do cơ sở hạ tầng khác nhau, có nước có thể chịu được 100,000 người bệnh, nhưng có nước sẽ chỉ chịu được 1,000 - 2,000 mà thôi. Cụ nhớ lại xem, các năm trước có bao giờ tình cảnh rơi đến mức này tại Ý chưa? taị Mỹ thì sao?
Cuối cùng, có vẻ cụ rất thiếu thông tin, hoặc cụ không đọc nhiều nguồn. Chẳng có TQ nào "nhảy múa ăn chơi" ở đây cả, và Áo, Séc, Đan Mạch, Nauy cũng không "quay về cuộc sống bình thường" luôn. Những gì Áo, Séc, Đan Mạch, Nauy sắp làm là nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. VD như Áo chỉ cho phép cửa hàng nhỏ mở cửa trở lại, còn nhà hàng (VN mình thì chưa bao giờ bắt các hàng ăn đóng cửa 100%) và những nơi con người tiếp xúc gần nhau (vd phòng tập gym, tiệm cắt tóc, v..v...) thì có thể phải đợi đến giữa tháng 5 hoặc đầu T6. Các sự kiện tập thể sẽ không được quay lại cho đến tháng 7, và trường học là giữa tháng 5 (mặc dù cuối tháng 4 họ sẽ xem xét lại tình hình). Đan Mạch cũng tương tự, nhưng mở cửa trường học sớm hơn (15/4). Chỉ có Séc là "mạnh tay nhất" - cho phép các hoạt động thể dục thể thao theo nhóm nhỏ nơi công cộng được trở lại, và mở cửa các đường bay, nhưng ai nhập cảnh vẫn phải trải qua 14 ngày cách ly. Đấy, các bạn ấy nới lỏng, nhưng chưa ai cho về cuộc sống bình thường cả cụ ạ. Chưa kể các nhà chuyên gia Anh, Mỹ và EU còn đang nói rằng việc này chỉ mang tính chất thí nghiệm cho các nước nói trên, và như mọi thí nghiệm, luôn có yếu tố rủi ro đi kèm. Không ai nói chắc được quyết định đó là đúng hay sai. Chẳng nước nào, kể cả Đan Mạch hay Séc, "chỉ coi nó như cúm thôi" cả. Nếu cụ nghĩ thế thì em nghĩ cụ hơi... ngây thơ (nói một cách lịch sự), chắc cụ cũng thuộc nhóm tin tưởng Trump phỏng? (mà vậy cũng không phải, vì Trump cũng cóng từ lâu rồi...)
Không ai nói rằng phải quá đề cao bệnh cả, nhưng cần hiểu bệnh nguy hiểm đến đâu. Covid đáng sợ hơn cúm mùa của cụ nhiều lắm