[Funland] Mì chính có tốt không các cụ ơi

Trạng thái
Thớt đang đóng

Hạnh Lux

Xe buýt
Biển số
OF-395910
Ngày cấp bằng
8/12/15
Số km
766
Động cơ
240,638 Mã lực
Mi Chính nghe nói làm từ mía đường. Ở TH có nhà máy mía đường to lắm. Chắc ở đó cung cấp nguyên liệu
 

hong.viwaco

Xe container
Biển số
OF-201457
Ngày cấp bằng
10/7/13
Số km
8,813
Động cơ
4,388,484 Mã lực
Em thấy có hàng phở KMC: phở không mì chính. Các cụ có tin được không ;))
 

nvk155

Xe điện
Biển số
OF-149104
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
3,172
Động cơ
385,808 Mã lực
Nơi ở
HẠ LONG
Liên tiếp trong 3 ngày có 2 bài trên vietnamnet nói về cùng chủ đề, về tác dụng của mì chính đối với hải sản. Thô hơn cả otofun
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,723
Động cơ
440,182 Mã lực
Cái này dự là chã bị hội định hướng tiêu dùng ảnh hưởng :)) Tổ sư của bột nêm chính là bọn làm mì chính, mà đầu têu là Ajinomoto. Bột nêm là một cách tuyệt vời để (a) lái sự chú ý của người tiêu dùng khỏi mỳ chính, và (b) tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Về cơ bản là người tiêu dùng được mua một hỗn hợp của mì chính, muối, một tí chất cô đặc từ xương và thịt nạc nhạc ninh hầm, và chất tạo kết dính, chất chống oxy hoá....nhưng phải trả giá cao hơn.
Khoảng năm 2010, một nhà phân phối của Ajinomoto đã cố gắng tiếp thị cho ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam một loại muối chứa khoảng 17% đạm với giá cao hơn những nguyên liệu cung đạm chủ yếu, và chỉ thấp hơn bột cá một xíu. Đạm trong đó chỉ là những axit amin phụ phẩm của quá trình sản xuất mì chính. Bán được sản phẩm này thì Ajinomoto sẽ bán được muối với giá cao kỷ lục, mà lại giải quyết được một phần rác thải của quá trình sản xuất mì chính-MSG, và tối đa hoá lợi nhuận của quá trình này.

Ajinomoto có đâu khoảng 5000 nhà khoa học, nhân viên làm công tác nghiên cứu. Khả năng tìm hiểu, phân tích mổ xẻ thị trường, đối tác, sản phẩm của họ cũng rất sâu và toàn diện, tỉ mỉ như tính cách của người Nhật.

Hai năm trước họ đã nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm có chứa 2 loại hợp chất axit amin khác - cái này em không thể nói rõ. Tuy nhiên các ý định lúc đó cũng chỉ là cho thức ăn chăn nuôi. Họ giữ bí mật, vì lo sợ người Trung Quốc sẽ túm lấy và đưa ra sản phẩm nhanh và rẻ hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần lộ ra tên hợp chất là TQ sẽ làm được. Mối nguy có lẽ sẽ tới từ Tq vì người TQ sẵn sàng cho các hợp chất này vào trong thực phẩm và gia vị cho người mà không cần thử nghiệm. Nhưng biết đâu đấy, những hợp chất này đã có thể có trong các gói hạt nêm nếu người Nhật tìm được cách vượt qua các qui định về khai báo thành phần trong sản phẩm.

Ý chính mà em muốn nói là họ, các công ty sản xuất MSG sẽ tìm cách tạo ra các sản phẩm mới có gốc MSG và tung tiền để quảng cáo, định hướng dư luận... Khi mi chính đột nhiên trở thành nạn nhân của bột nêm thì đấy là câu chuyện được dàn dựng.



Cái này trước đây khoảng nửa năm có một thớt bàn về MSG và các lập luận tương tự cũng được đưa ra. Em nhận xét lại mấy điểm này:
- Lượng glutamic trong thực phẩm mỗi người ăn vào hàng ngày rất nhiều. Cái này đúng khi đặt ở riêng nó. Khi đem so với lượng MSG thì chưa đủ và rất lập lờ. Glutamic trong thịt không tồn tại ở dạng phân tử tự do để có thể hấp thu được luôn mà cần phải trải qua quá trình tiêu hoá kéo dài hàng tiếng đồng hồ trước khi được hấp thu. MSG là phân tử ở dạng tự do và có thể được hấp thu ngay. MSG sẽ theo các chất lỏng trong bữa ăn đi xuống ruột non nhanh hơn các phần rắn của bữa ăn và được hấp thu ngay. Nếu so sánh giữa một người ăn bữa ăn có sử dụng MSG và người ăn bữa ăn không có MSG thì ăn MSG sẽ khiến hàm lượng glutamic máu tăng vọt lên rất nhanh ngay sau khi ăn, trong khi đó người không ăn MSG thì hàm lượng này cần nhiều thời gian hơn để bắt đầu tăng và tăng lên từ từ. Lập luận thực phẩm chứa nhiều glutamic do đó không phù hợp khi sử dụng để phản bác các vấn đề mà một số người mẫn cảm với MSG gặp phải.
- Hàm lương glutamic máu tăng vọt do MSG gây mất cân bằng axit amin tạm thời trong máu và các mô và cùng lúc đó là dư thừa glutamic tạm thời ở các mô, kèm theo đó là thừa Natri. Cơ thể người không dự trữ glutamic nên sẽ phải xử lý lượng dư thừa này. Gluctamic là nguồn cung năng lượng ưa thích của các tế bào thần kinh, sau glucose. Em nghĩ là một số người mẫn cảm thì các tế bào thần kinh sẽ thu nạp và sử dụng MSG nhanh, gây hiện tượng dư thừa năng lượng trong một số cơ quan của hệ thần kinh và kèm theo đó là dư thừa Na trong các tế bào thần kinh, và điều này dẫn tới các phản ứng quá mẫn. Nhưng người khác thì cơ thể bài thải MSG qua thận hoặc hệ thần kinh có khả năng dung nạp tốt hơn.
- MSG tiêm dưới da trong thử nghiệm nên không có giá trị vì bình thường MSG ăn vào qua miệng: cái này vớ vẩn và ngớ ngẩn vì chẳng hiểu gì. MSG đi qua miệng và được hấp thu vào máu, đi vào máu ở dạng MSG. Tiêm trực tiếp MSG vào không khác gì cả. Mà thử nghiệm là tiêm MSG vào bắp, chứ không ai tiêm dưới da cả. Lập luận ở đây cho thấy cái ông nào viết chẳng hiểu gì sất.
- 100% MSG bị hoá vàng trong ruột: cái này tào lao và ngu ngốc. Nếu MSG không được hấp thu mà bị hoá vàng trong ruột thì chẳng có gì mà ruột hấp thu được hết.
- MSG chỉ đóng góp khoảng 0,5gr: đây chắc số liệu ở tây. Ở VN một bát phở đã chứa gấp 4-5 lần lượng này.

Em cũng bị dị ứng với MSG nên quan tâm tới đề tài này. Tình cờ là một trong những khảo luận khoa học đầu tiên của em lại là về MSG. Thời đầu 199x thì mạng mẽo chưa có như bây giờ, tài liệu chủ yếu là các báo, sách in, nhưng khi nó đã lọt được vào thư viện của các trường đại học và trung tâm nghiên cứu thì có độ tin cậy cao. Đầu những năm 2000, thời Yahoo thịnh hành thì các tài liệu về ảnh hưởng của MSG cũng nhiều và dễ tìm. Chỉ 10 năm sau, khi Google thịnh hành thì việc tìm tài liệu về vấn đề này đã khó hơn nhiều. Bây giờ thì việc dìm các thông tin này càng dễ. Các tập đoàn mì chính của Nhật và Đài thừa tiền để nghiên cứu các cách dìm thông tin phản đối, trong khi bọn tây lông có thừa năng lực nghiên cứu thì deck quan tâm vì cơ bản là chúng nó không phải nuốt nhiều.

Mia, dài vãi. Các cụ chịu khó đọc văn.
Em nghĩ mợ chủ phân tích rất đúng, chắc mợ ko chỉ làm khoa học mà còn kinh doanh nữa 😁
 

hanoikhongvoi

Xe tải
Biển số
OF-755255
Ngày cấp bằng
31/12/20
Số km
236
Động cơ
51,470 Mã lực
Tuổi
24
Nhà em chuẩn bị sắm tết các cụ ạ. Khi lên danh sách để đi siêu thị thì vợ em ko đinhj mua mì chính mà mua hạt nêm, mẹ em thì bảo mua Mi Chính mới ngọt. Cuối cùng bố em chọn mì chính nên vợ em đành nghe, nhưng em thấy bảo mì chính ko tốt cho sức khoẻ, em thấy cũng có vẻ đúng. Không biết nhà các cụ thế nào ạ, em thì mì chính cũng đc, mà hạt nêm cũng đc, miễn sao có món ăn ngon miệng. Ý các cụ sao ạ
Mi Chính xuất hiện lâu rùi, nhưng mà e ko thích, những hạt ly ty nhìn đểu đểu; Mì chính lên ngôi thì Hạt nêm mất vị trí, cơ mà mì chính vẫn là thành phần của Hạt nêm. E đc chọn thì ko dùng Mi Chính nhưng ko chon đc vì bà bán phở nhanh tay cho vào luôn, ở nhà thì e ko dùng mấy.
 
Biển số
OF-550030
Ngày cấp bằng
11/1/18
Số km
393
Động cơ
162,197 Mã lực
Nơi ở
trên giời dưới biển
Website
talata.uk
Mỳ chính không có hại. Cụ đừng nghe tụi định hướng tiêu dùng. Tất nhiên,cái gì dùng quá cũng đều có hại cả.
Thành phần của bột nêm cũng chủ yếu là mì chính. Tất nhiên chả cái gì là tốt nếu cụ lạm dụng nó.
.
trong bột nêm có 40% bột ngọt, còn lại là siêu bột ngọt Disodium guanylate và Disodium inosinate . Nó cũng có hại nhưng ít hơn và vị đậm đặc hơn 13-14 lần ... nói chung nên xài bột nêm vì ít hại chứ cái nào cũng hại.
hình như cái tin mì ăn liền chiên rất lâu tiêu hóa cũng là bịp bợm để bán mì không chiên.
Bột nêm còn có siêu mì chính, không đỡ độc hơn mì chính nhé :D
Về cơ bản cái gì quá cũng độc, dùng vừa đủ là được \m/
Đừng lạm dụng thì ok, cái gì cũng thế nhiều quá k tốt. Dùng cái này em còn yên tâm hơn hạt nêm :)
- Chưa có báo cáo khoa học nào đủ sức thuyết phục chứng minh dùng mỳ chính ở mức thông thường là có hại cho sức khỏe.
- Trong đời sống ,mỳ chính có gây dị ứng cho 1 số trường hợp nhưng cũng chẳng có nghiên cứu khoa học nào công bố chính thức về việc này.
- Việc nên dùng mỳ chính hay không thường dựa trên các cơ sở mang tính cảm tính quyết định như ; khẩu vị, thói quen, sở thích....
Trước em cũng tin mì chính có hại cho sức khỏe. Nhưng sau nhiều vụ như nước mắm chứa asen, nước tương chứa 3-MCPD thì phải xem xét lại.
Nhà em vẫn dùng, ít ra là trong vòng 5 năm tới vẫn sẽ dùng ạ
Nhà

Nhà em ko ăn mì chính, cũng chẳng hạt nêm. Ăn muối bột canh Hải Châu thôi ạ!
Mì chính không có hại bác ợ, bác để ý xem bạn bè xung quanh thằng nào ăn mì chính nhiều trí nhớ nó rất tốt. Dĩ nhiên ăn đủ thôi, cái gì nhiều quá nhu cầu đều không tốt.
nhiều người ăn một vài món đặc biệt là Phở mà không có mỳ chính là ăn không ngon đâu😂
Thời thởi còn bao cấp đói khổ chả đứa nào dám nhếch mép chê mì chính, không ăn được thì nhịn chứ chê là thối mồm ngay. Cứ tưởng tượng độ bốn chục cọng rau muống nấu nồi canh suông cùng một nhúm muối với nửa quả cà chua có tí mì chính vào thì ngọt còn hơn nước phở. Chẳng qua về sau no xôi chán chè bày đặt ra chê. Không ăn mì chính thì các thực phẩm khác cũng độc hại đầy ra.
Em chả biết tốt hay xấu nhưng thời bao cấp có lọ mỳ chính thì quý hơn vàng (vì không có vàng :D).
Thời đó, toàn dân ăn mỳ chính có sao đâu nhể?
Định hướng tiêu dùng là cái hội làm mì chính, vì cái hội đấy nó có rất rất rất nhiều tiền sử dụng cho việc này. Dĩ nhiên là các nhà pha học bàn phím tung tin ngu ngơ mì chính hại thế này hại thế kia cũng không thiếu.
Cụ nói e thấy sao sao ý:
Em nhớ cách đây lâu rồi, hồi mới ra bột nêm knor hay gì đó. Trong khi VTC9 cảnh báo là trong bột nêm có hóa chất gì đó ngọt gấp 200 lần mì chính và cái này gây ung thư. Nhưng VTV3 vẫn quảng cáo đều... Em có mở lại chương trình này cho bà bô nhà em xem để bảo rằng bà nên ăn mì chính, nhưng kg nên ăn nhiều. Thế thôi ạ! TC của Nhật về an toàn thực phẩm chắc cao hơn VN ta mà họ vẫn dùng mì chính thì ta cứ xời thôi!
Nhà E vẫn dùng hàng ngày, chả biết có tốt hay không :D
Lúc chưa có hạt nêm, thì mọi người vẫn ăn mì chính đấy cụ. Đi ăn phở mà ko có mì chính là mất ngon đấy cụ ah
Mì Chính nếu biết dùng phụ gia chuẩn thì sẽ ngon ngọt thơm an toàn, còn dùng phụ gia là hoá chất, chất độc thì nhanh đi viện.
Nó mà độc hại thì nhà SX bị kiện sạt nghiệp rồi ... cũng như Bò húc gây đột quỵ, Coca tiểu đường, Mì gói ung thư, thế mà quy mô cty ngày càng lớn chả có thằng ma nào kiện cả ! Phấn thoa trẻ em, thuốc lá thì có, mất mấy chục triệu USD ngay vì bị kiện bục mặt.
Em thì dùng bột ngọt :D
Ăn phở hay bất cứ thứ gì như bún miến mà không có thìa mù chính thì kém ngon
Trước đây mì chính có lần đã bị tẩy chay, không dùng. Bà con phải dùng vitamin D, vitamin P, rồi bột ngọt, hạt nêm lọ kia thay thế. Giờ thế thời đã khác, mì chính lại lên ngôi, đứng đầu trong tất cả các loại gia vị. Sau này, món ăn có ngon hay không là do mì chính.
Bạn cụ hoặc là nói bậy, hoặc là không biết gì.
Nhật là 1 trong những nước dùng mì chính nhiều nhất thế giới tính trên đầu người. Nhật cũng là quốc gia phát minh ra mì chính.
Người Nhật trung bình dùng 5-6g mì chính/người/ngày, gấp đôi Việt Nam.

Nhật cũng là quốc gia phổ biến lò vi sóng chả kém châu Âu. Doanh thu bán lò vi sóng ở Nhật mỗi năm lên tới trên 400 triệu đô, tức là 10.000 tỷ đồng tiền Việt mua lò vi sóng.
Ngày xưa còn bé toàn quấy bột cho cả thìa mì chính vào cho trẻ con nó ăn. Cả thế hệ đó ăn mà có đần độn đâu. Các cụ cứ nói thế nào ấy chứ.
Mì chính thì xếp vào nhóm gia vị, không phải là nhóm dưỡng chất.

Nhóm này thường thì chỉ tạo nên hương vị để dễ ăn hơn mà thôi. Nhìn chung là cũng có lợi ích nhất định nên có thể gọi là nhóm lợi ích được, hay là lợi ích theo nhóm cũng thế. :D

Đa phần mọi người không thích mì chính do tuyên truyền, nhưng em thấy có một ưu điểm rõ ràng là giảm đau đầu & làm khẩu vị của mọi người gần giống nhau hơn, tất nhiên là cần thời gian kiểm chứng nhưng hy vọng là đúng. :))

Các cụ cứ dùng xem, nếu nó không cho dưỡng chất thì làm sao kích thích mình ăn nhiều lên một tý để bù lại cũng được, chứ ăn uống không khoa học dư hiện nay thì người Việt đến suy dinh dưỡng mất. :))

Mà nhiều người lại béo phì. =))
Giờ là thời đại của mì chính mà, xương xẩu, bột ngọt vứt đi hết.
Trước họ thuỷ phân tảo biển nó đắt mà ko độc hại, sau tổng hợp hoá chất nên độc mà rẻ, nay lên men thì hơi đắt mà ảnh hưởng môi trường, cccm cứ sợt bắt vài chục tấn mc lậu là toàn loại 10k, tổng hợp bằng hoá chất bán cho nhà hàng, ăn vào hỏng người.

Như cụ dưới:

Cái này dự là chã bị hội định hướng tiêu dùng ảnh hưởng :)) Tổ sư của bột nêm chính là bọn làm mì chính, mà đầu têu là Ajinomoto. Bột nêm là một cách tuyệt vời để (a) lái sự chú ý của người tiêu dùng khỏi mỳ chính, và (b) tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Về cơ bản là người tiêu dùng được mua một hỗn hợp của mì chính, muối, một tí chất cô đặc từ xương và thịt nạc nhạc ninh hầm, và chất tạo kết dính, chất chống oxy hoá....nhưng phải trả giá cao hơn.
Khoảng năm 2010, một nhà phân phối của Ajinomoto đã cố gắng tiếp thị cho ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam một loại muối chứa khoảng 17% đạm với giá cao hơn những nguyên liệu cung đạm chủ yếu, và chỉ thấp hơn bột cá một xíu. Đạm trong đó chỉ là những axit amin phụ phẩm của quá trình sản xuất mì chính. Bán được sản phẩm này thì Ajinomoto sẽ bán được muối với giá cao kỷ lục, mà lại giải quyết được một phần rác thải của quá trình sản xuất mì chính-MSG, và tối đa hoá lợi nhuận của quá trình này.

Ajinomoto có đâu khoảng 5000 nhà khoa học, nhân viên làm công tác nghiên cứu. Khả năng tìm hiểu, phân tích mổ xẻ thị trường, đối tác, sản phẩm của họ cũng rất sâu và toàn diện, tỉ mỉ như tính cách của người Nhật.

Hai năm trước họ đã nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm có chứa 2 loại hợp chất axit amin khác - cái này em không thể nói rõ. Tuy nhiên các ý định lúc đó cũng chỉ là cho thức ăn chăn nuôi. Họ giữ bí mật, vì lo sợ người Trung Quốc sẽ túm lấy và đưa ra sản phẩm nhanh và rẻ hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần lộ ra tên hợp chất là TQ sẽ làm được. Mối nguy có lẽ sẽ tới từ Tq vì người TQ sẵn sàng cho các hợp chất này vào trong thực phẩm và gia vị cho người mà không cần thử nghiệm. Nhưng biết đâu đấy, những hợp chất này đã có thể có trong các gói hạt nêm nếu người Nhật tìm được cách vượt qua các qui định về khai báo thành phần trong sản phẩm.

Ý chính mà em muốn nói là họ, các công ty sản xuất MSG sẽ tìm cách tạo ra các sản phẩm mới có gốc MSG và tung tiền để quảng cáo, định hướng dư luận... Khi mi chính đột nhiên trở thành nạn nhân của bột nêm thì đấy là câu chuyện được dàn dựng.



Cái này trước đây khoảng nửa năm có một thớt bàn về MSG và các lập luận tương tự cũng được đưa ra. Em nhận xét lại mấy điểm này:
- Lượng glutamic trong thực phẩm mỗi người ăn vào hàng ngày rất nhiều. Cái này đúng khi đặt ở riêng nó. Khi đem so với lượng MSG thì chưa đủ và rất lập lờ. Glutamic trong thịt không tồn tại ở dạng phân tử tự do để có thể hấp thu được luôn mà cần phải trải qua quá trình tiêu hoá kéo dài hàng tiếng đồng hồ trước khi được hấp thu. MSG là phân tử ở dạng tự do và có thể được hấp thu ngay. MSG sẽ theo các chất lỏng trong bữa ăn đi xuống ruột non nhanh hơn các phần rắn của bữa ăn và được hấp thu ngay. Nếu so sánh giữa một người ăn bữa ăn có sử dụng MSG và người ăn bữa ăn không có MSG thì ăn MSG sẽ khiến hàm lượng glutamic máu tăng vọt lên rất nhanh ngay sau khi ăn, trong khi đó người không ăn MSG thì hàm lượng này cần nhiều thời gian hơn để bắt đầu tăng và tăng lên từ từ. Lập luận thực phẩm chứa nhiều glutamic do đó không phù hợp khi sử dụng để phản bác các vấn đề mà một số người mẫn cảm với MSG gặp phải.
- Hàm lương glutamic máu tăng vọt do MSG gây mất cân bằng axit amin tạm thời trong máu và các mô và cùng lúc đó là dư thừa glutamic tạm thời ở các mô, kèm theo đó là thừa Natri. Cơ thể người không dự trữ glutamic nên sẽ phải xử lý lượng dư thừa này. Gluctamic là nguồn cung năng lượng ưa thích của các tế bào thần kinh, sau glucose. Em nghĩ là một số người mẫn cảm thì các tế bào thần kinh sẽ thu nạp và sử dụng MSG nhanh, gây hiện tượng dư thừa năng lượng trong một số cơ quan của hệ thần kinh và kèm theo đó là dư thừa Na trong các tế bào thần kinh, và điều này dẫn tới các phản ứng quá mẫn. Nhưng người khác thì cơ thể bài thải MSG qua thận hoặc hệ thần kinh có khả năng dung nạp tốt hơn.
- MSG tiêm dưới da trong thử nghiệm nên không có giá trị vì bình thường MSG ăn vào qua miệng: cái này vớ vẩn và ngớ ngẩn vì chẳng hiểu gì. MSG đi qua miệng và được hấp thu vào máu, đi vào máu ở dạng MSG. Tiêm trực tiếp MSG vào không khác gì cả. Mà thử nghiệm là tiêm MSG vào bắp, chứ không ai tiêm dưới da cả. Lập luận ở đây cho thấy cái ông nào viết chẳng hiểu gì sất.
- 100% MSG bị hoá vàng trong ruột: cái này tào lao và ngu ngốc. Nếu MSG không được hấp thu mà bị hoá vàng trong ruột thì chẳng có gì mà ruột hấp thu được hết.
- MSG chỉ đóng góp khoảng 0,5gr: đây chắc số liệu ở tây. Ở VN một bát phở đã chứa gấp 4-5 lần lượng này.

Em cũng bị dị ứng với MSG nên quan tâm tới đề tài này. Tình cờ là một trong những khảo luận khoa học đầu tiên của em lại là về MSG. Thời đầu 199x thì mạng mẽo chưa có như bây giờ, tài liệu chủ yếu là các báo, sách in, nhưng khi nó đã lọt được vào thư viện của các trường đại học và trung tâm nghiên cứu thì có độ tin cậy cao. Đầu những năm 2000, thời Yahoo thịnh hành thì các tài liệu về ảnh hưởng của MSG cũng nhiều và dễ tìm. Chỉ 10 năm sau, khi Google thịnh hành thì việc tìm tài liệu về vấn đề này đã khó hơn nhiều. Bây giờ thì việc dìm các thông tin này càng dễ. Các tập đoàn mì chính của Nhật và Đài thừa tiền để nghiên cứu các cách dìm thông tin phản đối, trong khi bọn tây lông có thừa năng lực nghiên cứu thì deck quan tâm vì cơ bản là chúng nó không phải nuốt nhiều.

Mia, dài vãi. Các cụ chịu khó đọc văn.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,600
Động cơ
904,581 Mã lực
Cụ lý luận rất ko hợp lý. Có biết tại sao khoa học khuyên 1 ngày ăn max 50gr đường nhưng với hoa quả thì ăn càng nhiều càng tốt ko? ;))
Khác nhau ở liều lượng!
Mỳ chính là acid glutamat - một loại acid amin có Natri. Natri ko có nhiều trong thịt, cho nên 1 muỗng mỳ chính cho vào nồi canh thì bằng cả lượng mỳ chính tự nhiên trong thịt ăn trong 1 tháng rồi.
.
Vấn đề chính để tranh cãi là ăn cái gì thì hấp thụ nhiều a xít glutamic hơn!
1 muổng mỳ chính nặng bao nhiêu?
và có người nào ăn hết được 1 muổng mỳ chính 1 bữa không (mà kể cả 1 gia đình cũng hiếm nhà cho cả muổng cà phê mỳ chính vào xoong canh)?
Còn bác tính lượng thịt trong 1 tháng là bao nhiêu, có bao nhiêu a xít glutamic trong đó (thịt, cá,... thì có tỷ lệ a xít glutamic khoảng 6,3-7%. Tỷ lệ này rất dễ tìm).
Tính 1 bữa thôi, đã gần đủ cho cả cái muổng cà phê mỳ chính chưa (1 gam mỳ chính khác với 1 gam a xít glutamic vì Na+ nặng hơn H+ rất nhiều)?
 
Chỉnh sửa cuối:

VnUeT

Xe tăng
Biển số
OF-606931
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
1,246
Động cơ
134,878 Mã lực
Em cũng không ưa mỳ chính, nhưng gọi phở, con mụ bán hàng nó hất cho một muỗng đành phải ăn, chả nhẽ chửi nó.
 

Ngocqlb

Xe tăng
Biển số
OF-582674
Ngày cấp bằng
1/8/18
Số km
1,783
Động cơ
156,025 Mã lực
Nơi ở
HA NOI
Nhà em chuẩn bị sắm tết các cụ ạ. Khi lên danh sách để đi siêu thị thì vợ em ko đinhj mua mì chính mà mua hạt nêm, mẹ em thì bảo mua Mi Chính mới ngọt. Cuối cùng bố em chọn mì chính nên vợ em đành nghe, nhưng em thấy bảo mì chính ko tốt cho sức khoẻ, em thấy cũng có vẻ đúng. Không biết nhà các cụ thế nào ạ, em thì mì chính cũng đc, mà hạt nêm cũng đc, miễn sao có món ăn ngon miệng. Ý các cụ sao ạ
Hạt nêm cùng họ với mì chính nhé
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em thì cũng nghe nhiều thông tin nhưng nhiều khi không muốn nói .em chỉ hỏi bên phương tây họ có ăn mì chính ko ? và bên Nhật là nước sx mì chính thì họ có dùng nhiều ko ? chắc nhiều cụ ở nước ngoài thì trả lời hộ
Tây thì e kbiet, nhưng JAV thì có cụ à. Sodium glutamat được dùng nhiều mà.
Tất cả mọi siêu thị của Tây nó đều bán gia vị nấu ăn có phụ gia mì chính.
Chắc hẳn các cụ ai cũng biết đến nước chấm (nấu) Maggi. Trẻ con rất thích chén nước tương này. Trong Maggi có phụ gia mì chính.
Ngoài ra rất nhiều loại muối gia vị cũng có mì chính.
Việc ai đó ăn mì chính bị dị ứng, thì cũng như người khác ăn thực phẩm khác bị dị ứng. Đó là do cơ địa của từng người. Hầu hết ai cũng bị dị ứng một thứ thực phẩm nào đó, nhưng mình không biết, vì chưa ăn thứ gây dị ứng. Người thì dị ứng hải sản, giáp xác, đỗ, lạc, ngũ cốc, bia, đường hóa học.....Đặc biệt tây lông hầu hết có vấn đề với dị ứng. Ai dị ứng gì thì tránh thứ đó thôi. Chứ họ không kết luận thực phẩm gây dị ứng cho họ là thực phẩm độc hại cho con người.
Siêu thị thực phẩm được phép bán, có nghĩa nó không phải là thức ăn độc hại:

IMG_1558.jpg

IMG_1559.jpg

IMG_1560.jpg

IMG_1561.jpg
IMG_1562.jpg
IMG_1566.jpg
.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,600
Động cơ
904,581 Mã lực
Tất cả mọi siêu thị của Tây nó đều bán gia vị nấu ăn có phụ gia mì chính.
Chắc hẳn các cụ ai cũng biết đến nước chấm (nấu) Maggi. Trẻ con rất thích chén nước tương này. Trong Maggi có phụ gia mì chính.
Ngoài ra rất nhiều loại muối gia vị cũng có mì chính.
Việc ai đó ăn mì chính bị dị ứng, thì cũng như người khác ăn thực phẩm khác bị dị ứng. Đó là do cơ địa của từng người. Hầu hết ai cũng bị dị ứng một thứ thực phẩm nào đó, nhưng mình không biết, vì chưa ăn thứ gây dị ứng. Người thì dị ứng hải sản, giáp xác, đỗ, lạc, ngũ cốc, bia, đường hóa học.....Đặc biệt tây lông hầu hết có vấn đề với dị ứng. Ai dị ứng gì thì tránh thứ đó thôi. Chứ họ không kết luận thực phẩm gây dị ứng cho họ là thực phẩm độc hại cho con người.
Siêu thị thực phẩm được phép bán, có nghĩa nó không phải là thức ăn độc hại:
...
Đến nay chưa có quốc gia nào đặt ngưỡng giới hạn cao nhất cho việc dùng mỳ chính làm phụ gia thực phẩm.
Khoa học cũng mới chỉ chứng minh nồng độ cao nhất qua đó vị giác người không còn thấy sự khác biệt.
Họ cũng xác định giới hạn gây chết ở chuột của mỳ chính cao gấp 5 lần muối ăn (LD50 của mỳ chính là 15g/kg thể trọng, trong khi muối ăn có 3g/kg; 15g gần bằng 3 thìa cà phê)!
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
6,377
Động cơ
523,069 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
Riêng nấu ăn mà không nêm mì chính là em không ăn nổi, nó cứ nhạt nhẽo chả ra cái gì, bên nước ngoài họ cũng ăn ầm ầm thôi.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,600
Động cơ
904,581 Mã lực
Mì chính thì xếp vào nhóm gia vị, không phải là nhóm dưỡng chất.
Nhóm này thường thì chỉ tạo nên hương vị để dễ ăn hơn mà thôi. Nhìn chung là cũng có lợi ích nhất định nên có thể gọi là nhóm lợi ích được, hay là lợi ích theo nhóm cũng thế. :D
Đa phần mọi người không thích mì chính do tuyên truyền, nhưng em thấy có một ưu điểm rõ ràng là giảm đau đầu & làm khẩu vị của mọi người gần giống nhau hơn, tất nhiên là cần thời gian kiểm chứng nhưng hy vọng là đúng. :))
Các cụ cứ dùng xem, nếu nó không cho dưỡng chất thì làm sao kích thích mình ăn nhiều lên một tý để bù lại cũng được, chứ ăn uống không khoa học dư hiện nay thì người Việt đến suy dinh dưỡng mất. :))
Mà nhiều người lại béo phì. =))
Mỳ chính là gia vị, điều này chẳng ai nghi ngờ.
Với lượng mỳ chính người ta ăn hàng ngày là quá nhỏ đế nó được coi là dưỡng chất, nhưng thành phần của nó lại là 1 dưỡng chất: a xit amin glutamic, a xít amin chiếm tỷ lệ cao nhất trong gần như mọi loại đạm động vật hay thực vật mà ta ăn hàng ngày.
Cơ thể sử dụng a xít glutamic gần như không tạo ra chất trung gian độc hại, vì tách nhóm amin và 2 gốc xít thì chuỗi còn lại giống như đường gluco (thành phần tạo lên các tinh bột).
Ở rất nhiều nước người ta bán a xit glutamic ở hiệu thuốc để chữa đau đầu. Nhưng đó là a xit glutamic, chứ không phải muối mono-sodium cho nên vị viên thuốc đó hơi chua. Tụi em không mua được mỳ chính nấu xúp nên mua những viên thuốc đó về trộn với bột sô đa (cũng bán ở hiệu thuốc cho người đau dạ dầy) thì hỗn hợp lại không chua, mà ngọt như mỳ chính!
 

steedman

Xe hơi
Biển số
OF-144862
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
112
Động cơ
363,008 Mã lực
Em hạn chế ăn mì chính từ mấy năm nay rồi.
 

Bocui

Xe tăng
Biển số
OF-362970
Ngày cấp bằng
14/4/15
Số km
1,330
Động cơ
251,324 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trước tới giờ có vụ gì lùm xùm từ gia vị mì chính ko các cụ ? em thấy ăn vào hay bị đau lưng, vợ mắng.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,437
Động cơ
422,264 Mã lực
Buồn cười nhất có gia đình tẩy chay không dùng mỳ chính nhưng lại dùng bột nêm knor hoặc aji ngon (Ngon từ thịt ngọt từ xương) ;))
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top