[Funland] Mì chính có tốt không các cụ ơi

Trạng thái
Thớt đang đóng

fantasy0178

Xe tăng
Biển số
OF-10145
Ngày cấp bằng
25/9/07
Số km
1,836
Động cơ
652,283 Mã lực
Cũng có món mì chính làm hỏng, đấy là món hầm đặc cô. Cho mì chính vào là hỏng, phải đổ đi. Cũng may sau đó một số món khác lại ngon do mì chính, nên nay mì chính trở nên thống lĩnh các loại gia vị.
Món đặc cô đấy có khi sắp tới hot trở lại cũng nên, tuỳ thuộc vào ý chí cố đấm ăn xôi của đội bếp núc.
 

coconvn

Xe buýt
Biển số
OF-198981
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
567
Động cơ
330,691 Mã lực
Em cũng thấy lạ luôn. Nhưng bạn e du học nhật và giờ làm trung tâm tư vấn du học, xkld sang nhật nên chắc nó cũng có lý của nó.

Bạn cụ hoặc là nói bậy, hoặc là không biết gì.
Nhật là 1 trong những nước dùng mì chính nhiều nhất thế giới tính trên đầu người. Nhật cũng là quốc gia phát minh ra mì chính.
Người Nhật trung bình dùng 5-6g mì chính/người/ngày, gấp đôi Việt Nam.

Nhật cũng là quốc gia phổ biến lò vi sóng chả kém châu Âu. Doanh thu bán lò vi sóng ở Nhật mỗi năm lên tới trên 400 triệu đô, tức là 10.000 tỷ đồng tiền Việt mua lò vi sóng.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,002
Động cơ
403,828 Mã lực
Ngày xưa còn bé toàn quấy bột cho cả thìa mì chính vào cho trẻ con nó ăn. Cả thế hệ đó ăn mà có đần độn đâu. Các cụ cứ nói thế nào ấy chứ.
 

duongctt

Xe tăng
Biển số
OF-121533
Ngày cấp bằng
22/11/11
Số km
1,287
Động cơ
377,056 Mã lực
Buồn cười là một số ông kêu bị ngộ độc mì chính nhưng cho uống cả vốc thì chăng ông nào biết cả :D

 

lum_dong_tien

Xe tăng
Biển số
OF-113295
Ngày cấp bằng
18/9/11
Số km
1,069
Động cơ
395,704 Mã lực
Cũng có món mì chính làm hỏng, đấy là món hầm đặc cô. Cho mì chính vào là hỏng, phải đổ đi. Cũng may sau đó một số món khác lại ngon do mì chính, nên nay mì chính trở nên thống lĩnh các loại gia vị.
90% hàng phở mà các cụ ăn thấy nước dùng ngọt thanh vừa miệng đều có mì chính và đường hoá học. Ninh bảo nhiêu xương cũng ko thể có vị hài hoà thế được.
 

Blue_Sky_2691

Xe tăng
Biển số
OF-366056
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
1,059
Động cơ
415,093 Mã lực
Với em thì cả bột nêm và mỳ chính đều có hại. Ăn ngoài quán mà cho nhiều mỳ chính là em cứ đơ đơ cả ngày
 

VnUeT

Xe tăng
Biển số
OF-606931
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
1,243
Động cơ
134,856 Mã lực
Ăn thì ngọt nhưng không bổ béo gì.
 

X.Gáo

Xe máy
Biển số
OF-491727
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
92
Động cơ
190,430 Mã lực
Tuổi
42
Em tưởng phải là mỳ Chính cánh chứ?
 

CuChuoi12g

Xe điện
Biển số
OF-42078
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
2,010
Động cơ
486,103 Mã lực
Nhà em chuẩn bị sắm tết các cụ ạ. Khi lên danh sách để đi siêu thị thì vợ em ko đinhj mua mì chính mà mua hạt nêm, mẹ em thì bảo mua Mi Chính mới ngọt. Cuối cùng bố em chọn mì chính nên vợ em đành nghe, nhưng em thấy bảo mì chính ko tốt cho sức khoẻ, em thấy cũng có vẻ đúng. Không biết nhà các cụ thế nào ạ, em thì mì chính cũng đc, mà hạt nêm cũng đc, miễn sao có món ăn ngon miệng. Ý các cụ sao ạ
trong bột gia vị nó đã có mỳ chính rồi,thế là quá đủ.
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,294
Động cơ
247,940 Mã lực
Tuổi
34
Mì chính thì xếp vào nhóm gia vị, không phải là nhóm dưỡng chất.

Nhóm này thường thì chỉ tạo nên hương vị để dễ ăn hơn mà thôi. Nhìn chung là cũng có lợi ích nhất định nên có thể gọi là nhóm lợi ích được, hay là lợi ích theo nhóm cũng thế. :D

Đa phần mọi người không thích mì chính do tuyên truyền, nhưng em thấy có một ưu điểm rõ ràng là giảm đau đầu & làm khẩu vị của mọi người gần giống nhau hơn, tất nhiên là cần thời gian kiểm chứng nhưng hy vọng là đúng. :))

Các cụ cứ dùng xem, nếu nó không cho dưỡng chất thì làm sao kích thích mình ăn nhiều lên một tý để bù lại cũng được, chứ ăn uống không khoa học dư hiện nay thì người Việt đến suy dinh dưỡng mất. :))

Mà nhiều người lại béo phì. =))
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Hương vị của cuộc sống thật muôn màu
 

heco

Xe tải
Biển số
OF-315505
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
220
Động cơ
297,775 Mã lực
Đến chịu cụ chủ :D
 

lạc lối

Xe điện
Biển số
OF-204320
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
2,790
Động cơ
333,505 Mã lực
Nơi ở
HoChiMinh
thế giới đã bay ra ngoài Ngân Hà còn ở đâu đó thuộc 1 quốc gia dấu tên vẫn loay hoay nghiên cứu công dụng của bánh xe bò
 
Biển số
OF-734165
Ngày cấp bằng
27/6/20
Số km
164
Động cơ
69,390 Mã lực
Nhà em chuẩn bị sắm tết các cụ ạ. Khi lên danh sách để đi siêu thị thì vợ em ko đinhj mua mì chính mà mua hạt nêm, mẹ em thì bảo mua Mi Chính mới ngọt. Cuối cùng bố em chọn mì chính nên vợ em đành nghe, nhưng em thấy bảo mì chính ko tốt cho sức khoẻ, em thấy cũng có vẻ đúng. Không biết nhà các cụ thế nào ạ, em thì mì chính cũng đc, mà hạt nêm cũng đc, miễn sao có món ăn ngon miệng. Ý các cụ sao ạ
Mì chính tốt k k dám nói nhưng k hại.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
90% hàng phở mà các cụ ăn thấy nước dùng ngọt thanh vừa miệng đều có mì chính và đường hoá học. Ninh bảo nhiêu xương cũng ko thể có vị hài hoà thế được.
Giờ là thời đại của mì chính mà, xương xẩu, bột ngọt vứt đi hết.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,283
Động cơ
173,034 Mã lực
Mỳ chính bị ảnh hướng khá lớn do sản phẩm bột nêm làm truyền thông cụ nhé
Cái này dự là chã bị hội định hướng tiêu dùng ảnh hưởng :)) Tổ sư của bột nêm chính là bọn làm mì chính, mà đầu têu là Ajinomoto. Bột nêm là một cách tuyệt vời để (a) lái sự chú ý của người tiêu dùng khỏi mỳ chính, và (b) tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Về cơ bản là người tiêu dùng được mua một hỗn hợp của mì chính, muối, một tí chất cô đặc từ xương và thịt nạc nhạc ninh hầm, và chất tạo kết dính, chất chống oxy hoá....nhưng phải trả giá cao hơn.
Khoảng năm 2010, một nhà phân phối của Ajinomoto đã cố gắng tiếp thị cho ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam một loại muối chứa khoảng 17% đạm với giá cao hơn những nguyên liệu cung đạm chủ yếu, và chỉ thấp hơn bột cá một xíu. Đạm trong đó chỉ là những axit amin phụ phẩm của quá trình sản xuất mì chính. Bán được sản phẩm này thì Ajinomoto sẽ bán được muối với giá cao kỷ lục, mà lại giải quyết được một phần rác thải của quá trình sản xuất mì chính-MSG, và tối đa hoá lợi nhuận của quá trình này.

Ajinomoto có đâu khoảng 5000 nhà khoa học, nhân viên làm công tác nghiên cứu. Khả năng tìm hiểu, phân tích mổ xẻ thị trường, đối tác, sản phẩm của họ cũng rất sâu và toàn diện, tỉ mỉ như tính cách của người Nhật.

Hai năm trước họ đã nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm có chứa 2 loại hợp chất axit amin khác - cái này em không thể nói rõ. Tuy nhiên các ý định lúc đó cũng chỉ là cho thức ăn chăn nuôi. Họ giữ bí mật, vì lo sợ người Trung Quốc sẽ túm lấy và đưa ra sản phẩm nhanh và rẻ hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần lộ ra tên hợp chất là TQ sẽ làm được. Mối nguy có lẽ sẽ tới từ Tq vì người TQ sẵn sàng cho các hợp chất này vào trong thực phẩm và gia vị cho người mà không cần thử nghiệm. Nhưng biết đâu đấy, những hợp chất này đã có thể có trong các gói hạt nêm nếu người Nhật tìm được cách vượt qua các qui định về khai báo thành phần trong sản phẩm.

Ý chính mà em muốn nói là họ, các công ty sản xuất MSG sẽ tìm cách tạo ra các sản phẩm mới có gốc MSG và tung tiền để quảng cáo, định hướng dư luận... Khi mi chính đột nhiên trở thành nạn nhân của bột nêm thì đấy là câu chuyện được dàn dựng.

Hầu hết các thứ có sự sống đều chứa glutamate, và kì diệu thay, dù các mẹ có tránh dùng MSG giỏi đến mức nào nữa, thì một ngày các mẹ vẫn nuốt ít nhất 13gr glutamate một cách ngon lành, trong đó MSG chỉ đóng góp khoảng 0,5gr thôi. KÌ DIỆU CHƯA????
Kết quả thí nghiệm của ông Olney không sai, vấn đề là: Ổng tiêm trực tiếp vào dưới da của chuột thí nghiệm, trong khi đó 100% lượng MSG được con người sử dụng là qua đường mồm. Mà 100% MSG sẽ bị hóa vàng trong quá trình biết đồ thơm thành đồ thúi trong ruột của con người nên phương pháp thí nghiệm của Olney là chưa chính xác.
Cái này trước đây khoảng nửa năm có một thớt bàn về MSG và các lập luận tương tự cũng được đưa ra. Em nhận xét lại mấy điểm này:
- Lượng glutamic trong thực phẩm mỗi người ăn vào hàng ngày rất nhiều. Cái này đúng khi đặt ở riêng nó. Khi đem so với lượng MSG thì chưa đủ và rất lập lờ. Glutamic trong thịt không tồn tại ở dạng phân tử tự do để có thể hấp thu được luôn mà cần phải trải qua quá trình tiêu hoá kéo dài hàng tiếng đồng hồ trước khi được hấp thu. MSG là phân tử ở dạng tự do và có thể được hấp thu ngay. MSG sẽ theo các chất lỏng trong bữa ăn đi xuống ruột non nhanh hơn các phần rắn của bữa ăn và được hấp thu ngay. Nếu so sánh giữa một người ăn bữa ăn có sử dụng MSG và người ăn bữa ăn không có MSG thì ăn MSG sẽ khiến hàm lượng glutamic máu tăng vọt lên rất nhanh ngay sau khi ăn, trong khi đó người không ăn MSG thì hàm lượng này cần nhiều thời gian hơn để bắt đầu tăng và tăng lên từ từ. Lập luận thực phẩm chứa nhiều glutamic do đó không phù hợp khi sử dụng để phản bác các vấn đề mà một số người mẫn cảm với MSG gặp phải.
- Hàm lương glutamic máu tăng vọt do MSG gây mất cân bằng axit amin tạm thời trong máu và các mô và cùng lúc đó là dư thừa glutamic tạm thời ở các mô, kèm theo đó là thừa Natri. Cơ thể người không dự trữ glutamic nên sẽ phải xử lý lượng dư thừa này. Gluctamic là nguồn cung năng lượng ưa thích của các tế bào thần kinh, sau glucose. Em nghĩ là một số người mẫn cảm thì các tế bào thần kinh sẽ thu nạp và sử dụng MSG nhanh, gây hiện tượng dư thừa năng lượng trong một số cơ quan của hệ thần kinh và kèm theo đó là dư thừa Na trong các tế bào thần kinh, và điều này dẫn tới các phản ứng quá mẫn. Nhưng người khác thì cơ thể bài thải MSG qua thận hoặc hệ thần kinh có khả năng dung nạp tốt hơn.
- MSG tiêm dưới da trong thử nghiệm nên không có giá trị vì bình thường MSG ăn vào qua miệng: cái này vớ vẩn và ngớ ngẩn vì chẳng hiểu gì. MSG đi qua miệng và được hấp thu vào máu, đi vào máu ở dạng MSG. Tiêm trực tiếp MSG vào không khác gì cả. Mà thử nghiệm là tiêm MSG vào bắp, chứ không ai tiêm dưới da cả. Lập luận ở đây cho thấy cái ông nào viết chẳng hiểu gì sất.
- 100% MSG bị hoá vàng trong ruột: cái này tào lao và ngu ngốc. Nếu MSG không được hấp thu mà bị hoá vàng trong ruột thì chẳng có gì mà ruột hấp thu được hết.
- MSG chỉ đóng góp khoảng 0,5gr: đây chắc số liệu ở tây. Ở VN một bát phở đã chứa gấp 4-5 lần lượng này.

Em cũng bị dị ứng với MSG nên quan tâm tới đề tài này. Tình cờ là một trong những khảo luận khoa học đầu tiên của em lại là về MSG. Thời đầu 199x thì mạng mẽo chưa có như bây giờ, tài liệu chủ yếu là các báo, sách in, nhưng khi nó đã lọt được vào thư viện của các trường đại học và trung tâm nghiên cứu thì có độ tin cậy cao. Đầu những năm 2000, thời Yahoo thịnh hành thì các tài liệu về ảnh hưởng của MSG cũng nhiều và dễ tìm. Chỉ 10 năm sau, khi Google thịnh hành thì việc tìm tài liệu về vấn đề này đã khó hơn nhiều. Bây giờ thì việc dìm các thông tin này càng dễ. Các tập đoàn mì chính của Nhật và Đài thừa tiền để nghiên cứu các cách dìm thông tin phản đối, trong khi bọn tây lông có thừa năng lực nghiên cứu thì deck quan tâm vì cơ bản là chúng nó không phải nuốt nhiều.

Mia, dài vãi. Các cụ chịu khó đọc văn.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,421
Động cơ
128,052 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3


Cái này dự là chã bị hội định hướng tiêu dùng ảnh hưởng :)) Tổ sư của bột nêm chính là bọn làm mì chính, mà đầu têu là Ajinomoto. Bột nêm là một cách tuyệt vời để (a) lái sự chú ý của người tiêu dùng khỏi mỳ chính, và (b) tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Về cơ bản là người tiêu dùng được mua một hỗn hợp của mì chính, muối, một tí chất cô đặc từ xương và thịt nạc nhạc ninh hầm, và chất tạo kết dính, chất chống oxy hoá....nhưng phải trả giá cao hơn.
Khoảng năm 2010, một nhà phân phối của Ajinomoto đã cố gắng tiếp thị cho ngành thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam một loại muối chứa khoảng 17% đạm với giá cao hơn những nguyên liệu cung đạm chủ yếu, và chỉ thấp hơn bột cá một xíu. Đạm trong đó chỉ là những axit amin phụ phẩm của quá trình sản xuất mì chính. Bán được sản phẩm này thì Ajinomoto sẽ bán được muối với giá cao kỷ lục, mà lại giải quyết được một phần rác thải của quá trình sản xuất mì chính-MSG, và tối đa hoá lợi nhuận của quá trình này.

Ajinomoto có đâu khoảng 5000 nhà khoa học, nhân viên làm công tác nghiên cứu. Khả năng tìm hiểu, phân tích mổ xẻ thị trường, đối tác, sản phẩm của họ cũng rất sâu và toàn diện, tỉ mỉ như tính cách của người Nhật.

Hai năm trước họ đã nghiên cứu để đưa ra thị trường các sản phẩm có chứa 2 loại hợp chất axit amin khác - cái này em không thể nói rõ. Tuy nhiên các ý định lúc đó cũng chỉ là cho thức ăn chăn nuôi. Họ giữ bí mật, vì lo sợ người Trung Quốc sẽ túm lấy và đưa ra sản phẩm nhanh và rẻ hơn gấp nhiều lần. Chỉ cần lộ ra tên hợp chất là TQ sẽ làm được. Mối nguy có lẽ sẽ tới từ Tq vì người TQ sẵn sàng cho các hợp chất này vào trong thực phẩm và gia vị cho người mà không cần thử nghiệm. Nhưng biết đâu đấy, những hợp chất này đã có thể có trong các gói hạt nêm nếu người Nhật tìm được cách vượt qua các qui định về khai báo thành phần trong sản phẩm.

Ý chính mà em muốn nói là họ, các công ty sản xuất MSG sẽ tìm cách tạo ra các sản phẩm mới có gốc MSG và tung tiền để quảng cáo, định hướng dư luận... Khi mi chính đột nhiên trở thành nạn nhân của bột nêm thì đấy là câu chuyện được dàn dựng.



Cái này trước đây khoảng nửa năm có một thớt bàn về MSG và các lập luận tương tự cũng được đưa ra. Em nhận xét lại mấy điểm này:
- Lượng glutamic trong thực phẩm mỗi người ăn vào hàng ngày rất nhiều. Cái này đúng khi đặt ở riêng nó. Khi đem so với lượng MSG thì chưa đủ và rất lập lờ. Glutamaic trong thịt không tồn tại ở dạng phân tử tự do để có thể hấp thu được luôn mà cần phải trải qua quá trình tiêu hoá kéo dài hàng tiếng đồng hồ trước khi được hấp thu. MSG là phân tử ở dạng tự do và có thể được hấp thu ngay. MSG sẽ theo các chất lỏng trong bữa ăn đi xuống ruột non nhanh hơn các phần rắn của bữa ăn và được hấp thu ngay. Nếu so sánh giữa một người ăn bữa ăn có sử dụng MSG và người không ăn bữa ăn có MSG thì ăn MSG sẽ khiến hàm lượng glutamic máu tăng vọt lên rất nhanh ngay sau khi ăn, trong khi đó người không ăn MSG thì hàm lượng này cần nhiều thời gian hơn để bắt đầu tăng và tăng lên từ từ. Lập luận thực phẩm chứa nhiều glutamic do đó không sử dụng để phản bác các vấn đề mà một số người mẫn cảm với MSG gặp phải.
- Hàm lương glutamic máu tăng vọt do MSG gây mất cân bằng axit amin tạm thời trong máu và các mô và cùng lúc đó là dư thừa glutamic tạm thời ở các mô, kèm theo đó là thừa Natri. Cơ thể người không dự trữ glutamic nên sẽ phải xử lý lượng dư thừa này. Gluctamic là nguồn cung năng lượng ưa thích của các tế bào thần kinh, sau glucose. Em nghĩ là một số người mẫn cảm thì các tế bào thần kinh sẽ thu nạp và sử dụng MSG nhanh, gây hiện tượng dư thừa năng lượng trong một số cơ quan của hệ thần kinh và kèm theo đó là dư thừa Na trong các tế bào thần kinh, và điều này dẫn tới các phản ứng quá mẫn. Nhưng người khác thì cơ thể bài thải MSG qua thận hoặc hệ thần kinh có khả năng dung nạp tốt hơn.
- MSG tiêm dưới da trong thử nghiệm nên không có giá trị vì bình thương MSG ăn vào qua miệng: cái này vớ vẩn và ngớ ngẩn vì chẳng hiểu gì. MSG đi qua miệng và được hấp thu vào máu, đi vào máu ở dạng MSG. Tiêm trực tiếp MSG vào không khác gì cả. Mà thử nghiệm là tiêm MSG vào bắp, chứ không ai tiêm dưới da cả. Lập luận ở đây cho thấy cái ông nào viết chẳng hiểu gì sất.
- 100% MSG bị hoá vàng trong ruột: cái nàu tào lao và ngu ngốc. Nếu MSG không được hấp thu mà bị hoá vàng trong ruột thì chẳng có gì mà ruột hấp thu được hết.
- MSG chỉ đóng góp khoảng 0,5%: đây chắc số liệu ở tây. Ở VN một bát phở đã chứa gấp 4-5 lần lượng này.

Em cũng bị dị ứng với MSG nên quan tâm tới đề tài này. Tình cờ là một trong những khảo luận khoa học đầu tiên của em lại là về MSG. Thời đầu 199x thì mạng mẽo chưa có như bây giờ, tài liệu chủ yếu là các báo, sách in. Đầu những năm 2000, thời Yahoo thịnh hành thì các tài liệu về ảnh hưởng của MSG cũng nhiều và dễ tìm. Chỉ 10 năm sau khi Google thịnh hành thì việc tìm tài liệu về vấn đề này đã khó hơn nhiều. Bây giờ thì việc dìm các thông tin này càng dễ. Các tập đoàn mì chính của Nhật và Đài thừa tiền để nghiên cứu các cách dìm thông tin phản đối, trong khi bọn tây lông có thừa năng lực nghiên cứu thì deck quan tâm vì cơ bản là chúng nó không phải nuốt nhiều.

Mia, dài vãi. Các cụ chịu khó đọc văn.
Ồ... quá nể! Đúng là OF là nơi Ngọa hổ tàng long. Họ sẽ lộ diện khi cần và đúng chuyên môn!
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
3,917
Động cơ
454,579 Mã lực
Em cứ ăn mì chính là bị đầy bụng, rất khó chịu. Nên em toàn ăn nhà vợ nấu cho lành.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top