[Funland] Mẹ tôi là một cô dâu Việt Nam được mua với giá 2800 tệ

A_hi_hi

Xe buýt
Biển số
OF-452060
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
760
Động cơ
211,590 Mã lực
Tuổi
47
Con bé đối tác mình khi mẹ nó mang thai nó thì bị bắt cóc bán sang đó
Ông mua mẹ nó lại vô sinh, làm công nhân thôi
Khi sinh nó ra thì ông ấy thương yêu nó và sống tốt với mẹ nó lắm, sau này ông ấy phất lên mở cả nhà máy sx , nó giờ điều hành mảng kinh doanh luôn ấy
 

lion2007

Xe tải
Biển số
OF-45004
Ngày cấp bằng
30/8/09
Số km
250
Động cơ
464,793 Mã lực
TSB mấy lão sứ quán, chỉ lo giữ gáo éo lo tình đồng bào
 

Tuấn_132

Xe tải
Biển số
OF-581625
Ngày cấp bằng
26/7/18
Số km
430
Động cơ
276,493 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Lâm Đồng
Nói chung ở đâu cũng vậy thôi, phải có chí tiến thủ, linh động mới khá được. Người mẹ trong bài viết chăm chỉ, chịu khó nhưng không có đủ tầm để làm giàu. Hi vọng cô con gái sau này thành người để bù đắp cho cuộc đời của bà quá vất vả.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,540
Động cơ
216,808 Mã lực
e ko đọc hết, dài quá....những năm 199x, thì nạn phụ nữ bị lừa bán sang tàu nhiều, giờ có thông tin, mạng xã hội nhiều lên chắc cũng đỡ, nhiều người lưu lạc hơn 20 năm mới quay lại dc VN, nhiều gia đình tìm con giờ vẫn chưa thấy.
 

sieunhan_me

Xe tải
Biển số
OF-695388
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
367
Động cơ
102,254 Mã lực
Tuổi
44
Dài quá k coa thời gian đọc hết được.
 

kazumi

Xe tải
Biển số
OF-135659
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
389
Động cơ
621,299 Mã lực
Nơi ở
HN
em đọc hết truyện rồi ạ
cũng ko dám bình luận gì chỉ thấy thương các mẹ
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,699
Động cơ
395,056 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Dài quá em đọc không hết hóng cccm kế tiếp.
 

Hải Hoà

Xe tăng
Biển số
OF-421517
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
1,249
Động cơ
205,309 Mã lực
Tuổi
61
Nơi ở
thanh hoa
5.
Mùa hè năm ấy, mẹ làm việc xa nhà, đi cùng với mẹ lúc đó có một chú người Trùng Khánh ở trên thị trấn. Hai bên thường gặp nhau, tôi và anh trai cũng biết người đó.

Có lẽ do chưa từng trải qua cảm giác được người khác theo đuổi, một thời ngắn sau đó, lúc nghe điện thoại mẹ không kiềm chế được kể cho tôi nghe, chú đối xử với mẹ tốt đến thế nào. Tuy mẹ không nói rõ ràng, nhưng tôi đều hiểu. Vì thế mùa đông năm ấy khi thấy hai người họ tay nắm tay xuất hiện trước mặt tôi. Tôi vẫn bình tĩnh không hề tức giận.

Mẹ bảo, bố của chú vừa mất, bà muốn về chịu tang cùng chú, trước khi đi muốn ghé thăm tôi. Bố người chúng tôi ăn vội bữa cơm, suốt buổi lòng tôi luôn nặng nề cảm giác áy náy bởi tôi không biết khi trở về nhà, tôi nên mở lời với bố thế nào.

Mẹ luôn bảo, mẹ rời xa bố là để dành dụm lo học phí cho tôi. Vì tôi từng bảo mẹ rằng, tôi muốn thi đỗ vào trường cấp 3 tốt nhất thành phố, rồi lại đỗ một trường đại học danh tiếng. Lúc ấy, anh trai tôi không đủ vững lòng nên quyết định bỏ học đi làm thuê. Mẹ không muốn tôi lại vì chuyện tiền bạc mà bỏ học. Học phí cấp 3 của tôi mỗi năm là 1960 tệ, phí sinh hoạt mỗi tháng là 500 tệ. Tuy không nhiều, nhưng nhà tôi lúc ấy thật sự kiếm không ra nổi số tiền ấy.
Đương nhiên, nguyên nhân chính là bởi vì bố tôi. Sau khi bỏ nhà đi, mẹ thi thoảng lại kể những chuyện mà trước đây tôi không hề hay biết mà bà đã từng cố gắng để không hoài niệm.

Sau khi sinh tôi ra, bố đưa mẹ đi thắt ống dẫn trứng nhưng chỉ đưa mẹ đến cửa bệnh viện rồi trở về, mặc mẹ một thân một mình tại đó mặc cho bác sĩ chăm lo. Mổ xong, vẫn chẳng thấy bố đâu, mẹ đau đến đi không nổi, chệnh choạng suýt ngã mấy lần, lảo đảo đi một lúc thì thấy bố đang đứng nói chuyện hăng say cùng bạn ngay trên phố.

Mẹ hỏi: "Ông để tôi một mình ở bệnh viện, nhỡ may tôi chết, bị người ta vứt xác vào thùng rác thì sao đây?"
Bố đáp: "Thì cứ thế thôi."
Năm 2011, hàng xóm định xây lại căn nhà ngói cũ, nhưng vì hai nhà liền kề nhau, hàng xóm đập vỡ một bên, đồng nghĩa với việc nhà tôi sẽ mất bức tường bên phải. Thế nên sau khi bàn bạc, hai bên đều quyết định đập vỡ phòng xây lại hết, mất gần 20 vạn tệ.

Nhà nghèo túng, mẹ tự học cách xây nhà làm thợ, tiết kiệm tiền thuê người. Bố cứ đứng một bên nhìn, lúc không hài lòng lại chỉ tay năm ngón.

Mẹ tôi quạu quọ: "Vừa lòng ông chưa? Kiếp sau còn muốn tôi làm nhà cho ông nữa hay gì?"
Bố đáp: "Kiếp này đủ ớn rồi, ai cần kiếp sau."
Cuối cùng thì cả căn nhà hai tầng đều do mẹ tự đắp gạch xây nên.

Mẹ bảo, mẹ vốn hy vọng bố con có thể vì hai đứa mà trở thành trụ cột gia đình. Nhưng ông ấy không chỉ lười nhác kiếm tiền (chi tiêu mọi sự từ lớn đến bé trong nhà hầu như đều do mẹ gánh lấy) mà sâu trong nhận thức lại cắm rễ thêm mớ tư tưởng của chế độ phụ quyền khiến ông chưa bao giờ đặt mẹ ở vị trí ngang hàng mà đối xử bình đẳng.

Dĩ nhiên, họ hàng cũng chẳng mấy ai thật lòng tôn trọng mẹ. Ngoài miệng khen mẹ tôi tháo vát cừ khôi, nhưng vẫn nói xấu sau lưng, bảo mẹ tôi là kiểu phụ nữ lận đận vất vả dễ bị người ta chơi đùa. Dượng từng bảo, nếu mẹ tôi về Việt Nam, bố tôi cũng “chẳng việc gì phải đuổi theo”, “coi như tốn vài ngàn tệ mua hai đứa con về nuôi vậy”.

Nghe mấy lời sỉ nhục mẹ như thế, bố tôi chưa bao giờ mở miệng bênh vực. Cuối cùng, vì câu nói "Việc gì tôi phải nuôi cô? Nuôi heo còn đỡ hơn phải nuôi cô!" mà thành giọt nước tràn li khiến mẹ quyết định ra đi. Đến tận bây giờ, những lời ấy vẫn khiến mẹ tổn thương và để tâm rất nhiều, cũng khiến bà tuyệt vọng biết bao nhiêu. Bởi bỏ công bỏ sức nhiều năm như vậy, cuối cùng bà vấn không có được sự công nhận của bố tôi, cũng không thể đổi lại được cảm giác tôn trọng và yêu thương bình đẳng từ ông.
Trong xóm có nhiều người đàn ông hay đánh vợ, bố tôi lại chưa từng đụng đến một đầu ngón tay của mẹ. Vậy nên khi mẹ ra đi, ai ai cũng thấy ngạc nhiên vô cùng.

Nhưng tôi biết, các dì Việt Nam ở trong xóm vốn đã muốn "bỏ" chồng từ lâu. Mẹ và các dì ấy lúc nói chuyện đều dùng tiếng Việt Nam, từ nhỏ đến lớn tôi tiếp xúc với tiếng Việt khá nhiều nên dĩ nhiên có thể nghe hiểu.Trong những cuộc đối thoại khe khẽ của họ, ai ai cũng có một "người đó" cho riêng mình.
Ví dụ như thím tôi, chú tôi năm nào cũng làm việc xa nhà, thím bình thường cô đơn quạnh quẽ, rồi có quan hệ nhập nhằng với "người đó", bị chú tôi phát hiện ra đánh cho một trận vô cùng tàn nhẫn. Sau đợt đó, thím yên lặng được một thời gian rồi lại đổi sang một "người đó" khác. Năm nào thím cũng về Việt Nam mấy lần, nhưng nhiều năm như thế, thím chỉ về cùng chú đúng 1 lần. Còn lại, hoặc là thím về một mình, hoặc là về cùng "người đó". Trước khi mẹ bỏ đi, so với mấy dì Việt Nam bị bêu rếu là "làm chuyện xằng bậy" không ai chịu thấu đấy, mẹ tôi lại được cả xóm xem là tấm gương kiểu mẫu về việc làm vợ, chăm sóc gia đình. Nhưng mẹ rồi cũng tiếp bước theo các dì ấy, người ta đồn đoán sau lưng mẹ thế nào, tôi cũng không muốn biết nữa.
Sau khi mẹ ra đi, tôi suy nghĩ rất nhiều, phải chăng việc rời đi này là một kiểu bồi thường về mặt tâm lí. Quyền được lựa chọn bạn đời và nhận được sự trân trọng từ đối phương, họ đã tìm được điều ấy từ "người đó" chăng?

6.
Sau khi ra đi, mẹ chỉ duy trì liên lạc với mỗi mình tôi. Thế nên tôi là người duy nhất trong nhà biết việc mẹ đã có gia đình mới. Thực ra bố tôi đã đoán được chuyện này, nhưng ông vẫn nhất quyết đợi chờ một đáp án thật rõ ràng.

Mùng 3 tết năm đầu tiên mẹ vắng nhà, ầm ĩ với bố tôi một trận qua điện thoại. Chuyện là do họ hàng nhà tôi cứ tạo áp lực, liên tục trách mắng mẹ sao lại không về nhà đón năm mới, không đếm xỉa gì đến gia đình, con cái. Mẹ cho rằng, bố đi đồn bậy bạ với họ hàng. Hai người cãi càng lúc càng hăng, cuối cùng bố tôi không kiềm chế nổi, úp mặt vào gối khóc rấm rức như con nít. Tôi nhìn ông ấy, tay cứ thế mà run lẩy bẩy.

Từ dạo đó, cứ hai bố con ở gần nhau là ông lại túm lấy tôi hỏi han, mẹ ở đâu, với ai, đã cùng người ta nên đôi rồi phải không, người đó giàu lắm đúng không?

Mỗi lần hỏi mấy chuyện này xong, ông lại bảo: "Giờ biết bao nhiêu người cười nhạo bố, bố không ngóc đầu lên nổi mất."

Hồi trước, quần áo, đồ lót, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, chuyện ăn mặc ngủ nghỉ của bố đều một tay mẹ tôi đảm đương. Sau khi mẹ đi, đã 2 năm rồi ông không mua quần áo mới. Tôi đau lòng khôn nguôi, cũng chẳng nỡ đả kích bố thêm, mỗi lần ông hỏi về mẹ, tôi lại kiếm cớ chuồn đi chỗ khác.

Sau khi chia tay bố tôi, mẹ và chú đi đến Trùng Khánh.

Vợ đầu của chú vì khó sanh mà chết năm 2000. Sau đợt ấy, lòng chú nguội lạnh, chả thiết tha gì chuyện gia đình. Cả xóm đều nghĩ rằng, chú ấy cứ thế mà sống đến hết đời.

Mẹ tôi đến, cả xóm vốn yên lặng đã lâu chợt trở nên xốn xang tràn đầy sức sống. Mẹ gặp ai cũng chào hỏi nhiệt tình, cáng đáng việc của mấy cụ ông cụ bà trong xóm. Các cụ thương mẹ, biếu các loại nông sản mới gặt cho mẹ; mấy đứa nhóc cũng thích mẹ, hay giúp mẹ lau dọn nhà cửa. Người nhà của chú cũng tôn trọng mẹ, luôn bảo vệ thương yêu mẹ. Thi thoảng mẹ sẽ cãi nhau với chú, rồi ấm ức gọi điện thoại than thở với tôi. Lúc nào cũng bảo chú hay ghen quá, chả tin mẹ gì hết, không cho mẹ tiếp xúc với người đàn ông khác.

Lần đầu tiên tôi đến Trùng Khánh tìm mẹ, mẹ lái xe máy chở tôi vào trong xóm, hỏi tôi chỗ này có giống như nhà mình trước khi dọn lên thị trấn không, "đều ở trên núi".

Tôi nhìn bốn bề hoang vu, gật gật đầu.

Bà đi một quãng đường hơn 1600km, tựa như quay trở lại điểm xuất phát, nhưng người bắt đầu cuộc sống mới với mẹ lần này, là người mà mẹ chọn lựa.

Sau khi ở với chú, điều khiến mẹ lo lắng nhất là không biết ăn nói thế nào với họ hàng bè bạn nhà tôi. Trước giờ vì e ngại lời đàm tiếu, mẹ vẫn bảo người ta là "đi làm xa, việc nhiều, không có thời gian về". Tôi cũng chẳng rõ vì sao mẹ lại không dũng cảm thừa nhận việc mình rời xa bố tôi, tìm đến người khác. Có lẽ là vì, bà muốn bảo vệ một chút danh dự cuối cùng?

Mẹ và dì nhỏ (một trong những cô em họ mà mẹ dạo trước mẹ đón sang đây) vẫn giữ liên lạc với nhau. Mỗi khi dì nhỏ kể lại những lời bàn tán xôn xao của người khác, mẹ đều ấm ức kể lại cho tôi nghe rồi bảo: "Rốt cục mẹ sai chỗ nào chứ?". Còn người thím cũng đến từ Việt Nam như mẹ, ấy thế mà lại đi đồn đãi với họ hàng rằng mẹ theo trai, còn bảo mẹ chết rồi. Lâu dần, mẹ và thím đoạn tuyệt quan hệ.

Điều khiến mẹ tôi băn khoăn nhất là anh trai.
Từ khi còn bé, anh tôi đã sao nhãng chuyện học, lên cấp 1 thường xuyên đánh nhau với bạn cùng lớp, cô giáo phải dặn mẹ mỗi ngày nên đưa đón anh đi học. Sau anh tôi quyết định nghỉ học, đi làm bữa đực bữa cái. Đến giờ 24 tuổi cũng chẳng tích cóp được đồng bạc nào, mỗi lần gặp mẹ là lại hỏi: "Mẹ, có tiền không?". Có năm nọ, anh bảo sinh nhật muốn đãi bạn bè nhưng hết tiền rồi, thế là chú lập tức cho anh 1000 tệ.
Hồi ấy nhờ sinh anh trai tôi, hoàn thành được nhiệm vụ nối dõi tông đường nên mẹ mới không bị bán đi. Thế nên anh trai như một niềm hy vọng mới với mẹ, bởi thế bà luôn yêu thương anh vô điều kiện. Lại thêm truyền thống trọng nam khinh nữ ở trong xóm, ngay từ nhỏ bố mẹ đã cưng chiều anh tôi hết mực.

Mẹ vẫn luôn cho rằng, việc bà rời đi đã khiến anh tôi sa sút tinh thần. Anh tôi lại lợi dụng tâm lí áy náy này của mẹ, khiến mẹ luôn mềm lòng, bấm bụng để anh vòi vĩnh tiền bạc. Cũng bởi thế nên cả bố lẫn anh tôi đều tưởng rằng, mẹ ở nơi ấy sống rất đầy đủ sung túc.

Nhưng thực ra, mẹ chẳng hề.

Những năm gần đây mẹ luôn theo chú bôn bố từ Quảng Đông qua Phúc Kiến rồi lại đến Chiết Giang, làm đủ thứ việc mà trong mắt tôi, chỉ có hai chữ bán mạng để mà hình dung.

Mẹ và 8 người nữa nhận việc lên một đỉnh núi tại Phúc Kiến chặt trúc. Trên núi không có điện, có mỗi ngọn nến to bằng cánh tay le lói ánh sáng, di động hết pin nên mấy ngày liền không liên lạc được với mẹ. Tôi cứ lo ngay ngáy sợ mẹ gặp nguy hiểm.

Mẹ kể, có lần công nhận trên núi làm vỡ một tảng đá lớn, suýt nữa đã rơi vào đầu mẹ. Lại một lần khác mẹ bị trúc đâm vào cẳng chân, ứ máu đau đến độ không đi được. Tôi hỏi mẹ, vì sao không đến bệnh viện. Mẹ bảo, từ núi xuống thị trấn đi bộ hơn 2 tiếng rưỡi đường đèo. Bình thường đồ ăn thức uống đều do tài xế xe chở trúc tiện thể mang theo cho, chứ bọn họ rất ít khi xuống núi. Lần duy nhất xuống núi là vì mưa to đất sạt lở, tài xế không vào được, gạo đã ăn hết sạch, bọn họ buộc phải xuống núi lên thị trấn mua đồ ăn.

Tôi thương mẹ khổ cực, mẹ lại bảo: "Cuối cùng khi xong việc, ra ngoài chờ kết sổ tính lương, nhìn mấy ngọn đèn đường trên thị trấn mà lòng mẹ cũng sáng rực theo”.

7.
Thực ra việc mẹ tôi ra đi, vốn không được tính là li hôn với bố tôi.

Bởi nhiều năm như thế, mẹ ở Trung Quốc vẫn là một người 3 không - không quốc tịch, không hộ khẩu, không thân phận. Mẹ và bố không có giấy đăng kí kết hôn, hộ khẩu nhà tôi cũng chưa bao giờ có tên mẹ.

Trừ dì Nguyễn ra, các dì Việt Nam trong xóm và mẹ đều là người "ở lậu". Vậy nên lúc các dì quay trở lại Việt Nam thăm gia đình, đều vượt biên trái phép từ Quảng Tây để về. Vượt biên trái phép khá rắc rối, thời gian cũng không linh hoạt như giao thông công cộng, chỉ khi tình hình ổn định mới có thể tập hợp thành nhóm mà đi.
Trước tiên các dì phải liên hệ với tài xế "lậu", trả một khoản tiền to thật to cho họ. Lúc đi trên đường còn phải liên tục xuống xe để tránh bị kiểm tra. Vượt qua được đến biên giới nhưng nếu như xui rủi bị bọn đầu gấu dọa dẫm bắt chẹt, tiền nong mang theo sẽ bị lột sạch sẽ.
Ngược lại nếu mọi sự thuận lợi, các dì lại thu xếp cùng nhau đi trên một con thuyền nhỏ vượt sông Ka Long, đến Móng Cái đổi tiền, mệt bở hơi tai lại phải tiếp tục tìm cách đối phó với nhân viên kiểm tra tại Việt Nam.

Tới giờ, mẹ tôi đã về Việt Nam 5 lần, lần cuối cùng mang theo cả tôi và anh trai nữa.

Đó là lần duy nhất tôi được nhìn thấy bà ngoại.Bà nhai trầu, đứng ở trong sân phơi quần áo. Lúc nhìn thấy tôi và anh trai, bà hơi sững người rồi cười tít mắt hỏi han chúng tôi. Tôi và anh trai cuối cùng cũng gặp được người thân của mẹ. Lần đầu tiên mẹ trở về nhà, anh chị em không ai tin là mẹ còn sống, kéo tay áo đòi kiểm tra vết sẹo trên khuỷu tay mẹ để xác nhận. Cuối cùng cứ thế ôm lấy nhau mà khóc.

Hôm tôi và mẹ về lại Trung Quốc, mấy cậu nhét cho tôi một đống tiền, tôi cũng không biết đổi thành nhân dân tệ là bao nhiêu. Nhưng tôi hiểu rõ, tiền đấy là các cậu đỡ đần phụ giúp cho mẹ, nhưng lại sợ mẹ không chịu nhận nên gửi qua tôi.

Lúc ông ngoại tiễn bọn tôi ra sân đã nghẹn ngào nói không nên lời. Cuối cùng chỉ có bà ngoại đứng trước của nhà nhìn mẹ và chúng tôi rời đi. Năm thứ hai sau khi trở về, bà ngoại qua đời vì tai nạn giao thông, mẹ cũng chẳng kịp nhìn mặt bà lần cuối. Mẹ lúc ấy không gào cũng chẳng khóc, nét mặt bình thản, nhưng lâu thật lâu sau đó mẹ từng nghẹn ngào bảo, bà qua đời mà mẹ không thề về gặp là cảm giác khiến mẹ day dứt cả đời này.

Bà ngoại mất khoảng 10 năm, mẹ cũng chẳng trở về Việt Nam nữa. Lúc này ông ngoại tuổi đã cao, tôi sợ mẹ lại ôm lòng nuối tiếc, vẫn hay nhắc mẹ nên trở về thăm ông. Nhưng mỗi lần như thế mẹ đều từ chối, phần vì bây giờ đi sẽ tốn rất nhiều tiền, chưa kể những năm gần đây bên hải quan làm rất căng, nhỡ mà mẹ bị bắt thì lấy ai chăm sóc cho tôi.

Trở về Việt Nam đã khó, thân phận hiện tại của mẹ cũng khiến cho việc tìm việc trở nên khó hơn. Không có chứng minh, mẹ không thể mua được thẻ sim, cũng không thể mở tài khoản ngân hàng, ra phố cũng không thuận tiện cứ thấp tha thấp thỏm. Mấy năm trước đi làm mẹ còn có thể qua mặt bên kiểm soát nhờ chứng minh của tôi, sau này lại phải nhờ cậy vào chứng minh giả.

Mấy năm trở lại đây, tình trạng mua bán làm giả danh tính phát triển rộng rãi, loại kinh doanh lợi dụng kẽ hở pháp luật này vô cùng nguy hiểm. Bởi thế mỗi lần thuận lợi qua mặt kiểm tra an ninh, mẹ đều gọi điện cho tôi đầu tiên kể xem ban nãy mẹ thoát khỏi bên kiểm tra như thế nào, làm tôi hú hồn hú vía.

Mẹ cũng rất nỗ lực để danh tính được xác minh.
Hộ chiếu của dì Nguyễn được dì làm khi lén nhập cư về Việt Nam. Dì đến chỗ quản lí hộ tịch làm tất tần tật kể cả giấy khai sinh. Cuối cùng sau một năm, vừa tốn công sức móc nối quan hệ lại vừa tốn cả đống tiền, dì mới lấy được hộ chiếu về. Cách này cũng không đảm bảo trăm phần trăm, lỡ như bên trung gian làm sai sót điều gì, lập tức tiền mất tật mang. Mà mẹ tôi thì nào có nhiều tiền đến như vậy.

Cũng có mấy dì Việt Nam mua chứng minh của những người đã mất tích thông qua người quen biết để dùng tạm. Mẹ cũng định thử, nhưng chợt phát hiện ra muốn mua những giấy tờ đó cũng mất cả mấy vạn tệ, lại phải chờ rất lâu mới được nhận. Khả năng xui rủi rất cao, nên mẹ bảo tiền đấy thà để dành đóng học phí cho tôi còn hơn.
Lúc vợ cũ của chú Trùng Khánh qua đời cũng không bị gạch tên khỏi hộ khẩu. Mẹ tôi định ra công an mạo danh thân phận cô ấy để làm chứng minh. Lấy cớ là vợ chồng mâu thuẫn, đi làm xa hơn 10 năm, giờ mới trở về. Công an địa phương đòi giấy chứng nhận, tôi lập tức bỏ 50 tệ lên mạng tìm mua con dấu của trường cấp 1 tôi theo học. Đóng dấu rồi kí tên các loại để làm một tờ giấy xác nhận giả mạo.

Nhưng cuối cùng, bên công an vẫn tìm ra lí do để từ chối thực hiện.

Tôi từng đến lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu để được tư vấn. Họ yêu cầu mẹ phải đến đấy xác nhận thông tin. Tôi đưa mẹ lúc ấy đang hi vọng tràn trề vào bên trong. Đứng trước cửa, mẹ vuốt vuốt phần tóc mai lưa thưa của mình, dáng vẻ như sắp tiến vào một nơi vô cùng trang nghiêm trịnh trọng.

Kết quả, lần ấy bên đại sứ quán lại không chịu gặp mặt 2 mẹ con tôi. Tôi nhìn vẻ mặt ngỡ ngàng của mẹ mà đau lòng khôn nguôi.
Lần thử lại gần đây nhất, mẹ tôi đến đồn công an hỏi han về chuyện hộ khẩu, hỏi rằng nếu bên ủy ban huyện chứng nhận thì bà có thể được nhập hộ khẩu không. Bên công an trả lời chắc nịch là không. Vì cả thị trấn có trên dưới cả trăm người phụ nữ Việt Nam như thế, không thể du di cho mỗi mình mẹ, "Chỉ có thể đợi nhà nước ra chính sách mới thôi."
Mẹ đã sống tại Trung Quốc 26 năm, vậy mà vẫn phải chờ. Nhưng nào ai biết được, ông ngoại có kịp chờ đợi mẹ hay không?

8.
Tôi nghĩ, bố cũng thương mẹ, nhưng chính ông lại không biết điều đó nên hoàn toàn không thể hiện ra được. Ban đầu tôi chỉ đoán lờ mờ, đến khi ông bị tai biến phải nằm viện vào năm nay, liệt nửa bên người. Mẹ sợ tôi lỡ mất kì thi nên quay trở về chăm sóc bố trong khoảng thời gian ấy. Tôi mới tin là mình đoán đúng.

Từ khi mẹ tôi đến chăm, bố luôn tìm cách bắt chuyện với mẹ, lúc nào cũng nhìn mẹ đăm đăm. Mỗi ngày mẹ đẩy xe lăn giúp bố tôi đi làm vật lí trị liệu, bố lại cười ngốc nghếch như một đứa trẻ, còn bảo "Ngồi xe lăn thoải mái quá!". Mỗi lần khi tắm rửa, mẹ bế bố xuống giường kiểu công chúa, bố lại vui vẻ ra mặt.

Họ hàng đến thăm bố, thấy mẹ ai cũng giật cả mình. Hai người cô họ thấy mẹ lập tức khóc ầm cả lên bảo, "A Dũng (tên của thím) bảo là chị hết thương bọn nhỏ rồi."

Ngày bố tôi xuất viện, mẹ nhìn hóa đơn viện phí, xúc động bảo, may mà có bảo hiểm y tế gánh 75% cho mình đỡ cực. Cảm thán một hồi, mẹ lại bỗng dưng im lặng, một lúc sau mẹ quay sang tôi thì thầm mà rằng: "Về sau mẹ lỡ có bệnh nặng, con đừng có phí tiền chữa cho mẹ nhé!"
Không phải mẹ vô duyên vô cớ nói điều này. Mấy năm trở lại đây, sức khỏe mẹ tôi đi xuống nhiều so với ngày xưa. Tháng 11 năm trước còn nhập viện vì xuất huyết tử cung. Trước đó tôi bận chuyện thi cử, mẹ sợ tôi phân tâm nên đợi đến lúc tôi thi xong mới cho hay. Tôi không thể nào tưởng tượng ra nổi, mẹ chán ghét bệnh viện là thế nhưng vẫn phải mượn chứng minh để nhập viện, khổ biết bao nhiêu. Mẹ bảo, lúc nằm viện thấy dì ở cùng phòng có con gái đến thăm nom, mẹ nhớ tới tôi. Nhưng lúc mẹ cần tôi như thế, tôi chẳng thể ở bên bà, mãi sau này mới hiểu vì sao lúc ấy mẹ bỗng dưng lại ít gọi điện liên lạc hay nhắn tin cho tôi.

Tháng 2, Trùng Khánh tuyết rơi nhẹ, tôi và mẹ bước đi trên con đường phủ đầy tuyết lấy hàng chuyển phát nhanh. Đến tối trở về, mẹ cảm cúm lạnh run cả người, ngủ rất sớm. Tôi lo lắng, lấy chiếc túi chườm nóng sạc đầy pin của mình lén nhét vào trong chăn của mẹ. Mẹ ngủ không sâu nên tỉnh giấc ngay, sợ tôi lạnh nên bảo tôi lại giường nằm.

Tôi tựa vào đầu giường, một tay nhét vào túi áo ngủ, tay còn lại cầm máy tính bảng đọc sách. Mẹ biết tay tôi mùa đông dễ bị lạnh nên thò tay vào trong áo ngủ nắm lấy bàn tay tôi, từ từ yên giấc.

Khoảnh khắc ấy, lòng tôi như trào dâng hàng trăm nghìn nỗi niềm: Mấy năm nay bôn bố ngược xuôi, mẹ chắc cũng đã mệt muốn chết đi được.

Tôi từng hỏi mẹ: "Lúc sinh con ra, mẹ cảm thấy thế nào?"

Mẹ bình thản đáp: "Giống như được đầu thai lại lần nữa vậy."

Tôi lại nhớ đến lần nhận được giấy thông báo đỗ đại học vào 2 năm trước, mẹ cùng tôi trở lại chốn quen thuộc - là nhà của bố, bận rộn tới lui mua rượu chúc mừng tôi đỗ Đại học.

Tiễn khách đến chung vui xong, hai mẹ con lúc ấy cũng như bây giờ, cùng nằm trên giường thủ thỉ cho tới khuya.

Cuối cùng, mẹ nửa tỉnh nửa mê thì thầm bảo: "Mẹ cứ thấy như đang nằm mơ con ạ, cảm giác nửa thật nửa không. Mẹ có nhiều bạn đồng hương Việt Nam lắm. Con cái của mấy dì ấy 17-18 tuổi đã kết hôn sinh con rồi. Vậy mà con gái của mẹ lại lên tới đại học rồi. Con biết không? Có được con, là chuyện khiến mẹ tự hào nhất khi ở Trung Quốc đấy".

Lời cuối:

Năm 2017, mượn cơ hội đi thực tế ở trường, tôi đến làm một cuộc khảo sát chi tiết với các cô dì Việt Nam ở trong xóm. Đúc kết từ những chuyện họ trải qua, tôi thấy được khá nhiều điểm chung: các dì ấy đều phải đợi ở nông trại ấy rất lâu, đều từng nảy sinh ý định bỏ trốn; sau khi sinh con mới chính thức chấp nhận đời sống gia đình cùng người chồng; trở về Việt Nam đều phải vượt biên trái phép; con cái của các dì ấy hầu hết đều kết hôn sớm; họ dường như không ý thức được việc mình "3 không" như bây giờ sẽ là mối nguy hại ngầm gây rắc rối về sau này.
Các dì luôn miệng bảo: "Sống được ngày nào hay ngày đó".

Tôi vẫn luôn ngẫm nghĩ: 26 năm trước, nếu mẹ không bị lừa bán đi, nếu mẹ chạy trốn khỏi nông trại ấy, nếu mẹ gả cho một người đàn ông tốt hơn, nếu mẹ khờ khạo một chút, yếu đuối một chút... Phải chẳng cuộc đời mẹ đã tốt hơn bây giờ? Còn tôi,liệu có thể bù đắp lại những năm tháng gian khổ đấy cho mẹ không?
Tôi cũng chẳng rõ.

26 năm qua, mẹ mất đi quyền lựa chọn, chấp nhận việc mình bị bán đi, gồng lưng chống đỡ cả gia đình. Cuối cùng niềm hi vọng cũng chẳng giữ nổi, đành lựa chọn rời đi khỏi căn nhà vốn không thuộc về mình, lại tiếp tục một cuộc sống mới khó khăn chẳng kém.

Mẹ là người phụ nữ dũng cảm, quyết đoán khi quyết định bắt đầu lại mọi thứ; nhưng mẹ cũng là một người phụ nữ yếu mềm, chẳng dám thừa nhận việc mình đã tái hôn. Mẹ là một người vợ trọng tình trọng nghĩa, chồng trước đau ốm bệnh tật, mẹ chăm sóc tận tình cho đến khi ông khỏe mạnh xuất viện. Người mẹ kiên cường ấy, là bến bờ ấm áp cho con cái dựa vào.

Mẹ là chính bản thân mình, là ví dụ điển hình cho "cô dâu Việt Nam".
(Hết)
Câu chuyện ngôi thứ nhật của cụ là điển hình cho xã hội Trung quốc về quyền con người của xã hội TQ và thân phận các cô dâu Việt nó là phiên bản của phụ nữ Việt làm dâu bắt buộc ở TQ tương tự như" Đèn lồng đỏ treo cao" của Trương Nghệ Mưu, vì cái thứ văn hóa hủ lậu ấy mà dân tộc Trung hoa còn lâu mới được thế giới coi trọng, kể cả người Việt nam nữa, đọc xong câu chuyện của cụ chủ, chúng tôi người Việt thấy càng khinh bỉ cái văn hóa hủ lậu ấy của người TQ.
 

Binhan.4ever

Xe buýt
Biển số
OF-576942
Ngày cấp bằng
2/7/18
Số km
694
Động cơ
148,828 Mã lực
Tuổi
44
Mẹ thì luôn vĩ đại, ít nhất là với những đứa con.

Người Mẹ trong câu chuyện trên thực ra là nạn nhân, sau đó lại quay sang làm chính kẻ buôn người. Bà đã biết hoàn cảnh, môi trường như vậy vì đã trải qua vậy mà vẫn tiếp tục "môi giới" thêm 5,6 nạn nhân nữa. Các cụ đọc báo sẽ thấy, rất nhiều trường hợp trước đây nạn nhân nhưng sau đó quay về Việt Nam! Tiếp tục lừa người quen biết, bọn đấy phải tù lâu vào. Đừng nói là môi giới hay giới thiệu vì bản chất nó là lừa. Vẽ lên cuộc sống hào nhoáng ở tq trong khi bản thán biết rõ con đường đấy khổ nhục như nào.
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,349 Mã lực
Câu chuyện ngôi thứ nhật của cụ là điển hình cho xã hội Trung quốc về quyền con người của xã hội TQ và thân phận các cô dâu Việt nó là phiên bản của phụ nữ Việt làm dâu bắt buộc ở TQ tương tự như" Đèn lồng đỏ treo cao" của Trương Nghệ Mưu, vì cái thứ văn hóa hủ lậu ấy mà dân tộc Trung hoa còn lâu mới được thế giới coi trọng, kể cả người Việt nam nữa, đọc xong câu chuyện của cụ chủ, chúng tôi người Việt thấy càng khinh bỉ cái văn hóa hủ lậu ấy của người TQ.
Cái này bắt nguồn tại Khổng giáo, hay là người Hán phù hợp và tạo ra Khổng giáo thì ko rõ
Nhưng chắc chắn là bi kịch cho dân tộc họ, và lây sang các láng giềng.
Nạn buôn người trên thế giới người ta nói đến việc bắt cóc và ép buộc bán dâm hoặc phạm tội.
Còn riêng TQ thì buôn người chủ yếu phục vụ mục đích cưỡng bức thoả mãn td và duy trì nòi giống cho bọn thiểu năng, thật man rợ cho một dân tộc mà hiện tại hào khí tự sướng đang lên cao ngất.
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,971
Động cơ
140,621 Mã lực
Tuổi
38
Cái này bắt nguồn tại Khổng giáo, hay là người Hán phù hợp và tạo ra Khổng giáo thì ko rõ
Nhưng chắc chắn là bi kịch cho dân tộc họ, và lây sang các láng giềng.
Nạn buôn người trên thế giới người ta nói đến việc bắt cóc và ép buộc bán dâm hoặc phạm tội.
Còn riêng TQ thì buôn người chủ yếu phục vụ mục đích cưỡng bức thoả mãn td và duy trì nòi giống cho bọn thiểu năng, thật man rợ cho một dân tộc mà hiện tại hào khí tự sướng đang lên cao ngất.
Còn mấy cái đám cưới ma nữa may mà mình không học chúng nó
 

tank_fun

Xe tăng
Biển số
OF-180420
Ngày cấp bằng
12/2/13
Số km
1,555
Động cơ
333,395 Mã lực
Ôi cái nạn buôn người bao giờ chấm dứt ?
 

CD125

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-57242
Ngày cấp bằng
20/2/10
Số km
611
Động cơ
451,591 Mã lực
Nơi ở
BX nước ngầm
Website
grab.com.vn
Câu chuyện hay quá :(
Nổi bật nhất vẫn là tình người với người!
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,754
Động cơ
643,652 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
Đọc truyện này xong buồn thế, cũng một kiếp người :(
 

ngoctu2109

Xe điện
Biển số
OF-345129
Ngày cấp bằng
2/12/14
Số km
2,400
Động cơ
312,274 Mã lực
Nếu trốn về bằng mọi cách thì chắc vẫn được, nhưng nếu đã có con rồi sẽ k ai từ bỏ mà đi được nữa .....:-/:-/
 

cuong1903

Xe điện
Biển số
OF-384589
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
2,304
Động cơ
257,694 Mã lực
Tuổi
40
Bên TQ không cho định cư chỉ có giấy phép cư trú ngắn hạn thì phải. Nhưng lên cơ quan công quyền làm việc cũng không khó khăn lắm. Em hóng từ cậu em được như vậy.
Kết hôn "xịn" cũng chỉ là visa 5 năm, sau đó mới...tính tiếp, cho thường trú. Còn quốc tịch thì e thấy chả mấy ai "máu" quốc tịch China. Thường trú sinh sống là ổn rồi.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
5,889
Động cơ
443,693 Mã lực
Em không phải tiêu cực về vấn đề văn hóa TQ, nhưng em xin chia sẻ 1 câu chuyện khác so với bài cụ thớt đăng là ở góc môi giới và mại dâm của TQ. Có rất nhiều chị em Việt tham gia vào những đường dây tinh vi của họ, nhưng để nói chủ động dừng không tham gia thì rất ít, tỷ lệ chị em gắn bó hơn lại cực kỳ nhiều. Thực tế chục năm trở lại đây, số lượng "cao cấp" theo các nhóm ngầm này của TQ tăng lên rất nhiều, cung cấp cho thị trường Trung Đông và các điểm sòng bạc nổi tiếng trong khu vực khá nhiều. Đánh giá họ thì cũng phải nhìn lại từ mình. Em gặp 1 số trường hợp trước đây, thực sự cũng rất ngạc nhiên và phải nhìn nhận lại câu chuyện.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
18,847
Động cơ
1,134,889 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Kết hôn "xịn" cũng chỉ là visa 5 năm, sau đó mới...tính tiếp, cho thường trú. Còn quốc tịch thì e thấy chả mấy ai "máu" quốc tịch China. Thường trú sinh sống là ổn rồi.
Cậu em vợ con Trung Quốc từ lâu rồi mà chỉ được vi sa 2 năm một cụ ạ.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
12,676
Động cơ
1,380,609 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Một cô bạn của em cũng bị lừa bán khi đang học đại học năm thứ nhất. Bảy năm sau cô ấy trốn về khi đã có một đứa con với người chồng TQ. Về rồi mọi thứ lỡ làng, học hành dang dở, ở nhà với bố mẹ một thời gian rồi đi lấy chồng, sinh 1 bé gái và lúc nó được 3 tuổi thì ly hôn. Năm ngoái cô ấy lại đi bước nữa và có thêm 1 bé trai. Cuộc đời thấy trôi nổi, bồng bềnh và vất vả. Nếu cô ấy không bị lừa bán đi thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác.
Ui, đang học đh mà vẫn bị lừa bán ạ. Trước giờ em cứ tưởng chỉ những người phụ nữ lao động ở quê mới bị lừa bán sang.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top